Đi hết ngóc ngách Sài Gòn, bạn có chắc mình chuẩn tín đồ nướng Nhật Bản chưa?
Bước vào nhà hàng Gyu Shige Ngưu Phồn, thực khách được tặng ngay một khay rau lớn từ nông trại của nhà hàng.
Thịt nướng cần rau – Rổ rau xanh sạch vẫn luôn là “vedette” trong lòng tín đồ thịt nướng, bởi hương vị, chất lượng, hình thức và quan trọng là được phục vụ với nước chấm rau củ riêng biệt không phải nơi nào cũng có.
Tin tôi đi, thử một lần thôi cũng đủ mê hoặc bởi khay rau tươi đủ cho bạn ăn kèm với thịt hoặc chỉ ngồi nhấm nháp mấy củ cà rốt baby hay cà chua cherry với “cái thứ nước chấm” lay động lòng người.
Nếu các hình thức đồ nướng khác được gọi là BBQ thì món nướng ở Nhật Bản được gọi bằng các tên khác biệt – Yakiniku. Nhà hàng Gyu Shige – Ngưu Phồn là một trong những nhà hàng mang đậm chất văn hoá Yakiniku của Nhật Bản – phong cách nhà hàng nướng ăn cùng nhau, quây quần bên bếp than hồng, thưởng rượu sake truyền thống, chia sẻ những món nướng ngon cùng nhau.
Ở Sài Gòn có một nơi để ăn thịt nướng uống rượu gạo chuẩn chỉnh kiểu Nhật
Chi nhánh mới nhất của Gyu Shige – Ngưu Phồn tại Lầu 5 Saigon Centre với thiết kế và diện mạo hoàn toàn mới là điểm hẹn lý tưởng của tín đồ Yakiniku. Không gian mới rộng hơn, với phòng riêng tích hợp ngay trong khu vực nhà hàng, sẵn sàng cho những bữa tiệc cùng gia đình bạn bè, họp mặt, tiếp khách… cùng không gian ấm cúng, thoải mái và riêng tư.
Chiêu đãi vị giác bằng bữa tiệc nướng tại Gyu Shige – Ngưu Phồn
Video đang HOT
“Tan chảy” tưởng như chỉ có thể cảm nhận trong những viên kem mát lạnh hay bánh ngọt béo thơm, nhưng cũng vừa xuất hiện khi thưởng thức Wagyu A5 tại Gyu Shige – Ngưu Phồn.
Kinusara tinh chế từ gạo của vùng Aichi, nguồn nước từ Shizuoka cùng công thức lên men đặc biệt đã làm nên vị ngọt thuần túy của loại rượu hảo hạng bậc nhất Nhật Bản. Rượu gạo ngon thích hợp để thưởng thức cùng món nướng chuẩn vị – một sự kết hợp ăn ý mang phong cách Nhật Bản nhất định phải thử.
Để thưởng thức cùng hương vị tinh tế của các món nướng Nhật Bản, Kinusara được tạo nên với vị ngọt thuần túy của gạo. Đó chính là loại rượu mà bạn có thể cảm nhận vị chua nhẹ bởi men Koji và hậu vị nồng ấm dịu êm.
Đặc quyền dành cho các bạn nữ tại nhà hàng thịt nướng Nhật Bản Gyu Shige – Ngưu Phồn trong tháng 3 này! Chỉ cần check in là được giảm ngay 30% rượu Kinusara từ 03/03 – 31/03/2022.
Kinusara có vị mượt mà như lụa – vị ngon thuần túy – tăng cường sức khỏe – đẹp từ bên trong là những cụm từ miêu tả chính xác nhất về loại rượu gạo Kinusara xuất xứ từ vùng Shizuoka – Nhật Bản. Đặc biệt có 43,5 tỷ lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ và nhan sắc của phụ nữ.
Hãy thưởng thức Kinusara theo cách của bạn
Bước 1: Lật ngược chai rượu & xoay nhẹ để rượu hòa quyện vào nhau.
Bước 2: Dùng trực tiếp khi còn lạnh hoặc pha loãng khi dùng với đá viên.
Bước 3: Nhấp môi ly rượu gạo thơm nồng và đừng quên kết hợp với các món nướng, nhắm Tsukidashi kiểu Nhật hay đậu nành Nhật sẽ rất tuyệt để nhâm nhi cùng rượu gạo nhé!
Quán phở ở Nhật của cô gái người Việt
Nguyễn Bảo Ngọc mở quán phở tại Nhật với tiêu chí sạch sẽ, thiết kế giản dị, món ăn chỉn chu, trình bày đẹp.
Nguyễn Bảo Ngọc, sinh năm 1984, hiện sống tại TP Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Năm 2018, Ngọc cùng gia đình theo chồng chuyển từ Đức sang Nhật để làm việc, tại đây cô và chồng cùng mở quán phở với mong muốn lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Ngọc cho biết cô là người Hà Nội và sang Đức ở năm 14 tuổi. Vào những ngày cuối tuần, gia đình cô rất thường hay nấu phở, món ăn thân thuộc và đi sâu vào tiềm thức của cô nên khi mở quán, cô nghĩ đến phở đầu tiên.
Cô cho biết người nước ngoài mở quán ăn tại Nhật cần có thị thực vĩnh trú, theo quy định người được cấp thị thực này phải có thời gian sống và làm việc tại Nhật Bản 10 năm trở lên. Một năm trước khi Ngọc sang Nhật, chồng cô là nhà khoa học ở Đức, được Chính phủ mời sang làm việc tại TP Tsukuba và anh được cấp thị thực này.
"Quán mình nho nhỏ, phục vụ tầm 40 khách, khi mở quán thì chính quyền sẽ đến kiểm tra từ thiết kế đến vệ sinh, quán có tủ lạnh, đủ bồn rửa tay, máy nước nóng, đường cống thoát nước hoạt động bình thường... khi mọi thứ ổn thỏa họ mới cho mình giấy phép kinh doanh, thời gian cũng rất nhanh, chỉ khoảng vài tuần", Ngọc kể.
Ngọc là người Hà Nội, chồng cô là người Sài Gòn, món phở tại quán cũng hòa quyện giữa miền Nam và Bắc. Trong ảnh là vợ chồng Ngọc tại quán phở ở TP Tsukuba. Ảnh: NVCC
Tsukuba là một thành phố khoa học, có nhiều cơ sở giáo dục và thương mại, các văn phòng, viện thử nghiệm, viện nghiên cứu. Nơi này không đông đúc hay đắt đỏ như ở Tokyo, nhưng để tìm thuê được một mặt bằng ưng ý là điều không dễ. Vợ chồng Ngọc mất khoảng 3 tuần để sửa sang quán và không có nhiều tiền để thuê người làm, đúng lúc diễn ra Tuần lễ Vàng tại Nhật, đồng nghiệp của chồng cũng là nhà khoa học người Việt đang công tác tại TP Tsukuba được nghỉ và đến giúp sức với gia đình cô. Để cảm ơn sự đóng góp của mọi người, chồng cô đặt tên quán là Doctor Phở.
Ngày khai trương, vợ chồng Ngọc thức từ 0h để nấu phở, nồi điện được cô nhập từ Việt Nam sang chứa gần 100 lít nước dùng với khoảng 20 kg xương bò và 15 kg thịt. Cô nói hai vợ chồng đã nấu phở rất nhiều lần trong đời nhưng đây là lần đầu tiên họ nấu cho nhiều người ăn nên khá hồi hộp và thấy mình thật liều lĩnh.
"Thời điểm mở quán là khoảng 2 tháng mình chuyển từ Đức sang Nhật sống nên không biết nhiều tiếng Nhật, chỉ kịp học chào, cảm ơn và tính tiền cho khách. Rất may hôm khai trương mọi việc diễn ra suôn sẻ, khách Nhật đến xếp hàng chờ mua phở làm mình rất vui", Ngọc nhớ lại.
Để nấu tô phở đúng điệu, Ngọc nhập gia vị từ Việt Nam sang Nhật, cô không dùng phụ gia tạo mùi mà vẫn nấu với nước mắm, gừng nướng, hành nướng, thảo quả, quế, hồi... cô thử nhiều loại phở khô khác nhau rồi chọn bánh phở có sợi mềm, dai mà nấu. Thịt bò ở Nhật có giá khá cao nên Ngọc thay thế bằng thịt bò Mỹ. Riêng với nước dùng, Ngọc thấy tâm đắc vì chọn được loại xương ngon để nấu. Theo cô, xương bò tại Nhật sạch, trắng và có mùi thơm, chỉ cần rửa sạch rồi nấu sôi thì nồi nước dùng đã ngon và có rất ít bọt.
"Hồi còn ở Đức, xương bò mình mua về thường có mùi hôi, xong phải ngâm, đun nhiều giờ rồi lọc lại rất mất thời gian, còn ở Nhật xương bò ngon như vậy nên chỉ cần đun 5-7 giờ là nồi phở đã ngọt nước, đậm đà và thơm", cô chia sẻ.
Tô phở bò tại quán có giá 650 JPY (khoảng 140.000 đồng). Ảnh: @ magenta_yoko/Instargam
Khi kinh doanh quán ăn tại Nhật, Ngọc thấy mình cần phải thay đổi trong khâu tiếp thị sản phẩm, những tô phở, món ăn của cô đều không trang trí ớt vì người Nhật không giỏi ăn cay: "Để một vài lát ớt đỏ lên trên thì tô phở sẽ đẹp hơn nhưng người Nhật sẽ nghĩ đây là món cay và họ có thể không ủng hộ, thế là tương ớt mình sẽ để riêng bên ngoài, ai muốn ăn họ sẽ thêm vào. Mình cũng có ớt tươi để phục vụ cho khách Việt". Cô cũng nói thêm, người Nhật coi trọng vệ sinh, quán ăn sạch, trang trí giản dị, món ăn chỉn chu, trình bày đẹp là điều quan trọng với họ.
Bên cạnh món phở bò truyền thống, Ngọc cũng bán thêm món phở gà trộn tương tự như món mì lạnh của Nhật nhưng nước sốt trộn lại rất Việt Nam, có tương đen, xì dầu pha tỏi, đường, một ít ớt và giấm. Sợi phở mềm chần qua nước lạnh thêm thịt đùi gà, rau thơm và dưa chuột thái sợi ăn rất mát.
Trước khi mở quán phở, Ngọc là nhân viên văn phòng tại Đức, cô thích nấu ăn và không có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Sau 2 năm bán phở tại Tsukuba, gia đình Ngọc đã mở thêm một quán mới ở Tokyo và có một chiếc xe bán hàng lưu động. Mong ước của vợ chồng cô là có thể mở được một chuỗi cửa hàng phở tại Nhật.
"Kinh doanh ở nước ngoài rất cần sự nỗ lực và đồng hành cùng nhau, mình và chồng rất mong sẽ có một khu chợ người Việt tại đây để không chỉ riêng chúng mình bán phở mà người khác cũng có thể kinh doanh mặt hàng khác, quảng bá nhiều hơn văn hóa và ẩm thực Việt Nam ra thế giới", Ngọc bày tỏ.
Món sushi lên men lưu truyền qua nhiều thế kỷ ở Nhật Narezushi, món ăn tuổi đời hàng nghìn năm, là loại sushi lên men có hương vị ngậy, chua, khó tìm thấy ở nước nào khác ngoài Nhật Bản. Tại Shiga (Nhật Bản), có tiệm sushi tồn tại hơn 400 năm, lưu giữ cách làm món sushi nguyên thủy truyền qua 18 thế hệ. Món ăn phục vụ tại đây không phải là loại...