Đi hát karaoke, người yêu cũng cấm
Sau một năm yêu Hưng, Thanh vô cùng hoảng hốt vì nhìn lại bên cạnh mình chẳng còn mấy người bạn. Tất cả vì Hưng quá độc chiếm, ích kỉ và hay ghen tuông.
Ngày nhận lời yêu Hưng, Thanh rất hạnh phúc vì anh là người biết quan tâm, chia sẻ. Anh chăm lo cho cô từng li, từng tí, mua cho cô từ cái khăn rửa mặt, đến áo quần, giày dép. Không phải Thanh đòi hỏi, mà Hưng là người rất kỹ tính, đến phòng trọ chơi, quan sát thấy đồ dùng của cô có gì cũ là anh liền đi mua mới. Người ta chỉ tặng quà cho người yêu nhân các dịp lễ, còn Hưng, cứ khi nào thấy cái gì hay, cái gì đẹp anh lại mua cho cô.
Không như những người con trai khác, thích đàn đúm, tụ tập với bạn bè, hễ có thời gian rảnh là Hưng lại chở Thanh đi chơi. Nếu bạn bè anh có tổ chức hội họp gì, anh cũng đưa cô đi kèm.
Bạn bè ai cũng bảo Thanh sướng, vì người yêu chu đáo, chăm lo cho mọi chuyện. Thế nhưng, yêu nhau được một thời gian, Thanh phát hiện, Hưng có tính gia trưởng và độc chiếm rất lớn.
Anh cấm Thanh không được mặc quần sóc, áo hai dây, không được đi xe máy chở ba, chở bốn, không được uống rượu, bia… Anh nói như vậy là không đứng đắn, trông như mấy đứa con gái dân chơi, lẳng lơ. Đi xe máy chở ba, chở bốn thì Thanh đồng ý, nhưng ở nhà mặc quần sóc, áo hai dây thì có sao. Bạn bè cô ai cũng vậy. Nhưng Hưng bảo: Em mặc khi đi ngủ anh không ý kiến, nhưng ở nhà và đi ra đường thì tuyệt đối cấm. Con gái con lứa, mặc quần sóc, áo hai dây, đùi với ngực cứ khoe lộ lộ ra, phòng trọ có bao nhiêu người đi qua đi lại nhìn vào. Em có phải là hotgirl đâu mà khoe hàng. Sau nhiều lần tranh cãi không được, vì không muốn hai đứa căng thẳng nhiều, Thanh đồng ý. Thế là bao nhiêu quần sóc, áo hai dây cô vẫn thích mặc giờ đành phải cho đứa bạn cùng phòng.
Vì Hưng, Thanh bắt đầu tìm cớ từ chối những lời mời của bạn bè. Nếu có cuộc vui nào bắt buộc phải đi, Thanh cũng gọi Hưng đi cùng. (ảnh minh họa)
Hưng cũng cấm cô nhuộm tóc. Anh bảo, người Việt thì phải tóc đen, sao cứ phải đua đòi tóc nâu, tóc vàng làm gì, chỉ tổ tốn tiền, hại sức khỏe.
Cũng từ ngày yêu Hưng, Thanh mất dần bạn bè, bởi vì anh không thích cô giao lưu rộng, đặc biệt là bạn bè khác giới. Cứ mỗi lần Thanh đi uống nước hoặc đi đâu đó với bạn khác giới là y như rằng, hôm đó chiến tranh giữa hai người sẽ bùng nổ. Anh nói: Em buồn thì bảo anh đưa đi chơi, cần gì phải đi với người khác. Hay một mình anh còn chưa đủ, em muốn đi với người ta để còn có sự lựa chọn.
Dù cho Thanh có giải thích thế nào rằng đó là những người bạn thân, là đồng hương của cô, chơi với nhau rất thân, lâu lâu mọi người mới tụ họp một lần thì Hưng vẫn không nghe lọt tai. Mỗi lần cãi nhau, Thanh luôn là người chịu thua trước, vì dù là con trai nhưng Hưng lại dễ rơi nước mắt. Cứ cãi nhau là anh lại khóc.
Video đang HOT
Vì Hưng, Thanh bắt đầu tìm cớ từ chối những lời mời của bạn bè. Nếu có cuộc vui nào bắt buộc phải đi, Thanh cũng gọi Hưng đi cùng. Nhưng đến nơi, thấy anh chẳng quen ai, ngồi buồn một chỗ nên cô cũng không còn hào hứng. Cứ thế, Thanh dần mất hết bạn bè. Không chỉ bạn trai, mà ngay cả bạn gái cũng thế. Thấy Thanh hay từ chối, mọi người cũng hạn chế rủ rê cô tụ tập.
Sau một năm yêu nhau, cuộc sống của Thanh chủ yếu chỉ xoay quanh Hưng. Bạn bè chẳng liên lạc với ai, trừ hai người bạn cùng phòng. Mọi người từ chỗ hâm mộ cô thì giờ lại tỏ ra thông cảm, vì cô bị người yêu quản chặt quá.
Biết Hưng yêu mình và cô cũng rất yêu anh, nhưng Thanh vẫn quyết định chia tay, bởi nếu cứ tiếp tục, có lẽ Thanh sẽ đánh mất chính bản thân mình. (ảnh minh họa)
Tuần vừa rồi, Hưng đi công tác một tuần Thanh mới hoảng hốt nhận ra, anh đi vắng anh cô chẳng biết phải làm gì, cứ đi làm, về nhà ăn rồi ngủ. Trước đây, cuộc sống của cô rất vui vẻ và phong phú, bạn bè, anh em hễ cứ có thời gian là tụ tập café, trà đá chém gió.
Ở nhà một mình buồn, nên khi hai người bạn cùng phòng rủ đi hát karaoke Thanh liền đồng ý. Thanh không ngờ rằng, chỉ vì vậy mà dù đang đi công tác ở miền Trung xa xôi, Hưng cũng bắt xe về ngay trong đêm hôm đó. Sáng ra, Hưng không cho cô đi làm, một mực bắt cô giải thích vì sao lại đi hát hò.
Thấy anh quá vô lý, Thanh không thèm giải thích. Cô bảo: Em đi hát với bạn bè, có cả hai người cùng phòng nữa, không có gì phải giải thích cả. Không lẽ, anh muốn em chỉ biết ngồi co ro trong nhà chờ anh. Cái Mai, cái Thủy cũng có người yêu, tại sao chúng nó vẫn được đi chơi, đi hát, còn em cứ phải ngồi ở nhà, đóng kín cổng, cao tường chờ anh như là hòn vọng phu vậy. Anh có biết, vì yêu anh, em gần như mất hết bạn bè không?
- Em đừng có mang hai người kia ra đây. Anh mới đi công tác mấy ngày, em đã thay đổi, theo bạn, theo bè đàn đúm, hát hò. Nếu sau này lấy nhau về, mỗi khi anh vắng nhà em cũng phải đi ra ngoài tìm niềm vui à…
Cãi nhau cả một buổi sáng không mang lại kết quả gì mà Hưng còn cấm Thanh từ nay không được đi hát karaoke nữa.
Từng nhường nhịn những yêu cầu cực kỳ vô lý của Hưng rất nhiều lần, nhưng khi đến cả việc đi hát karaoke với bạn bè mà anh cũng cấm thì Thanh không thể chịu đựng được nữa. Thanh không hiểu, sao một người con trai sống trong thời đại này mà còn cổ hủ, phong kiến thế.
Biết Hưng yêu mình và cô cũng rất yêu anh, nhưng Thanh vẫn quyết định chia tay, bởi nếu cứ tiếp tục, có lẽ Thanh sẽ đánh mất chính bản thân mình. Thanh nghĩ, có lẽ được yêu là hạnh phúc, nhưng nếu yêu quá, yêu đến mức muốn độc chiếm người đó cho riêng mình, thì đó lại là bất hạnh cho cả hai. Bởi người được yêu chỉ cảm thấy ngột ngạt, khó thở.
Theo VNE
"Này, mẹ anh phiền thật!"
Chị cằn nhằn, cau có mặt mũi và nói với anh một câu sỗ sàng: "Anh này, mẹ anh phiền thật".
Anh còn ngã ngửa vì không dám tưởng tượng có ngày chị lại thốt ra những lời như thế. Mấy năm sống với nhau, chị vẫn được tiếng là người nhã nhẵn, chu đáo và ý nhị.
Đó là câu chuyện của người vợ anh luôn cho là hiền thục và người mẹ lúc nào anh cũng kính trọng. Trước giờ, mọi thứ yên ấm, chỉ là từ khi, vợ anh về nhà sống chung, mọi việc đã đảo lộn. Tất cả cũng từ cái sự mẹ chồng nàng dâu không hợp ý nhau, không hợp quan điểm sống và không hợp cả về cách chăm con, chăm cháu.
Nhưng cái sự ấy cũng không đến nỗi nào nếu cả hai bên hiểu cho nhau, nhân nhượng và thông cảm. Đằng này, mẹ anh thì hiền lành, chân chất, còn vợ anh chắp nhặt từng tí, coi thường mẹ là người thế hệ cũ, người nhà quê, không hiểu chuyện của giới trẻ hiện đại. Mọi việc xấu đi từ đó. Chuyện là...
Chuyện kẻ về người mẹ chồng suốt ngày tranh phần chăm cháu, dùng cách dân gian để giúp cháu nhanh lớn, nhanh cao. Nhưng cô con dâu hiện đại thì lại chỉ tin vào sữa, vào thuốc, vào những cái gì gọi là... đã được khoa học công nhận và y tế kiểm chứng. Đó mới là an toàn tuyệt đối. Mẹ không 'gà mờ, quê mùa' đâu nhé, vì mẹ biết, sữa bây giờ cũng nhiễm khuẩn rất nhiều, còn cái gọi là khoa học chứng minh, có ngày họ cũng lại rút lại kết luận, và sai vẫn hoàn sai, độc vẫn hoàn độc, hại thì đã hại vào người rồi. Mẹ trung thành với cách chăm cháu dân gian. Thế nên, mẹ và con dâu không hợp nhau từ đó...
Con dâu khó chịu với mẹ chồng (ảnh minh họa)
Rồi chuyện về người mẹ chồng suốt ngày hỏi con dâu thích ăn gì, nhắc nhở con dâu phải ăn uống cẩn thận thì mới có sữa cho con. Nhưng tính con dâu lại không thích người khác quan tâm mình quá, nhất là mẹ chồng. Sau một vài chuyện đã vốn không hợp, việc mẹ chồng quan tâm con dâu là điều không tưởng, đối với cô là thế. Và vì vậy, con dâu luôn cho rằng, mẹ chồng thật sự chỉ muốn tốt cho cháu của bà mà không hề muốn tốt cho con. Và mẹ nói một đằng, con sẽ làm một nẻo. Món mẹ nấu muốn con dâu ăn, con dâu nhất định không động đũa vào, đó là một cách phản kháng mẹ chồng. Nhưng mẹ chồng mặc kệ, không nói gì, cặm cụi ăn.
Rồi lại là chuyện về người mẹ chồng suốt ngày sắp xếp đồ đạc trong phòng con cái, rồi để mọi thứ không đúng chỗ. Cô con dâu khó chịu, bức xúc vì những thứ muốn tìm lại khó tìm thấy, những thứ để nguyên hiện trạng thì giờ không thấy đâu. Mẹ chồng đã biết nên rút kinh nghiệm, lần sau chỉ dọn dẹp sơ sơ ngoài phòng, chăn màn chiếu gối. Nhưng con dâu vẫn không thích, vì đó là chốn riêng tư, mẹ chồng không được động vào. Cô con dâu khó chịu ra mặt, còn người mẹ ấy vẫn bình tâm, sự bình tĩnh cua một người lớn tuổi, từng trải và hiểu con cái của mình hơn bao giờ hết.
Chuyện về người mẹ chồng suốt ngày tha lôi các thứ ở quê lên trong khi nhà thừa tiền để mua, đầy thứ trong tủ lạnh... Con dâu không thích những đồ ăn ấy vì bảo mang đi mang lại nặng nhọc, bê tha. Rồi hàng xóm láng giềng lại nói con cái chỉ biết bòn rút của bố mẹ. Mẹ chồng thật chẳng nghĩ như vậy, vì chăm sóc con cái là niềm vui, hạnh phúc của bố mẹ. Có gì cũng muốn phần con, phần cháu. Ăn đồ ở quê tốt, ít độc hại vậy mà con dâu lại tỏ ra không cần đến, sang trọng là ở đồng tiền, xin xỏ chẳng mấy hay ho. Mẹ chồng mặc kệ, cứ làm, dâu không ăn thì con trai bà ăn...
Rồi một ngày, con dâu gọi điện cho mẹ khóc lóc, nói nhà không có ai chu toàn bằng mẹ. (Ảnh minh họa)
Nhưng lâu dần, cái sự khó chịu càng tăng. Con dâu không còn muốn thấy mẹ chồng nữa, vì lúc nào mẹ cũng không làm theo ý cô. Rồi mẹ chồng không ở cùng con dâu nữa...Bà dọn về quê sống cùng người chồng già của mình, an nhàn tuổi xế chiều. Có khi bà nhớ cháu da diết nhưng cũng chỉ biết gọi điện cho con trai hỏi thăm. Mọi việc đã quá căng thẳng, bà không muốn vì mình mà làm ảnh hưởng cuộc sống của gia đình con trai. Bà đành rút lui, chịu thua cuộc.
Thời gian trôi qua, một mình cô con dâu phải lo bao nhiêu thứ việc. Từ việc chăm con, nấu cơm, dọn nhà, dọn phòng. Cô con dâu mệt nhoài và đã có lúc nhớ tới ngày mẹ chồng ở đây, chăm con chăm cháu tận tình. Cô thuê người giúp việc, con ốm, khóc triền miên, đi làm về là nhức đầu vì con khóc đòi mẹ, đòi bú, đòi ăn, đòi đủ thứ... Dùng các loại thuốc không khỏi, con dâu nhớ tới cách trị dân gian của mẹ chồng và làm theo. Thật may, con đã khỏi bệnh, không còn quấy mẹ và khi đó, con dâu bỗng thấy nhớ mẹ chồng.
Rồi một ngày, con dâu gọi điện cho mẹ khóc lóc, nói nhà không có ai chu toàn bằng mẹ. Con mong mẹ hiểu và tha thứ cho sự nông nổi của con, mong bà lên trông cháu. Con không còn thấy mẹ phiền phức nữa, sự chăm sóc chu đáo, ân cần của mẹ chính là điều quý giá nhất nhưng khi đó, con dâu chưa nhận ra. Chỉ khi mẹ đã đi rồi, con dâu mới thấy quý trọng những điều mẹ đã làm vì con, vì cháu.
Đó là bài học quý cho những người không biết trân trọng tình cảm và sự yêu thương của người thân dành cho mình. Đôi khi thứ ở ngay bên cạnh thì không muốn cất giữ nhưng khi đã mất đi rồi lại thấy luyến tiếc và hối hận biết bao. Thật may, đó là điều có thể cứu vãn, giống như tình cảm của mẹ chồng dành cho con dâu và gia đình. Vì thế, khi ai đó bắt mình phải làm cái này, cái kia, hãy suy nghĩ thật kĩ xem vì sao người ta bắt mình làm như thế, và cần cân nhắc kĩ càng rằng, đó có thật sự là thứ tốt đẹp cho bản thân mình hay không để biết trân trọng và nâng niu. Đừng ích kỉ cá nhân, đừng vì bản thân mà phủ nhận tất cả.
Đây cũng là bài học tốt cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội vốn rất khó khăn để có một thứ tình cảm tốt đẹp giữa hai con người này.
Theo VNE
Chao ôi, vợ thằng bạn... Lúc ăn xong, thấy vợ thằng bạn ngồi vắt chân lên ghế xỉa răng. Chỉ có bà giúp việc dọn từ đầu tưới cuối mấy mâm cỗ, mồ hôi nhễ nhại, nghĩ mà tội. Đến nhà thằng bạn thân liên hoan sinh nhật con trai hắn tròn 1 tuổi, thấy vui lạ trong lòng. Vì lâu lắm rồi mới có dịp thăm nom...