Di hại của thực phẩm bẩn
Sau khi Báo ANTĐ đăng loạt bài: “Hàng rong bao vây trường học”, phản ánh về mối nguy hại từ những loại thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán tràn lan trước cổng nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô, phóng viên Báo ANTĐ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội xung quanh nội dung này.
Học sinh là đối tượng dễ bị tấn công nhất bởi các loại thực phẩm bẩn
- PV: Nhiều người cho rằng thực phẩm bẩn đang tấn công vào các trường học, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe học sinh, quan điểm của ông về vấn đề này?
- Ông Nguyễn Hiệp Thống: Phẩm mầu, kim loại nặng, hoá chất độc hại chống mốc, chống ôi thiu,… là những chất rất dễ tìm thấy trong những loại thức ăn bày bán tại cổng các trường học. Những loại hoá chất này sẽ ngấm dần vào cơ thể và có thể di hại cho cả thế hệ chứ không chỉ là việc hôm nay ăn, ngày mai vào bệnh viện cấp cứu, tẩy rửa là xong. Do vậy, việc cảnh báo cho các bậc phụ huynh, các em học sinh về tác hại của thức ăn “bẩn” là việc làm rất cần thiết.
Hiện Hà Nội là một trong những địa phương có số học sinh và số trường đông nhất trong cả nước với tổng số 2.500 trường học và 1,5 triệu học sinh, trong đó có 700 trường tiểu học với gần 600 nghìn học sinh và 600 trường THCS với 330 nghìn học sinh. Như vậy, gần 1 triệu học sinh tiểu học và THCS là đối tượng dễ bị tổn thương và dễ bị tấn công nhất bởi các loại thực phẩm “bẩn”. Nguyên nhân là do nhận thức của các em ở độ tuổi này còn hạn chế, chưa kể giờ học và sinh hoạt của mỗi học sinh đều có những đặc thù riêng, ngoài những em được bố mẹ đưa đón, nhiều em phải tự đến trường nên việc ăn uống của các em rất khó kiểm soát.
Video đang HOT
- PV: Thực trạng hàng ăn xung quanh trường học có rất nhiều điều đáng bàn, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hiệp Thống: Hiện nay các tầng lớp dân cư như những người về hưu, những người buôn bán nhỏ thường bán quà vặt cho các em. Có thể nói rằng phần lớn những loại thực phẩm được bán cho học sinh trước cổng trường học có nguồn gốc không rõ ràng. Đây là thực phẩm rẻ tiền, phù hợp với túi tiền của học sinh như bim bim, bỏng ngô, thịt bò khô,… được đựng trong những túi nilon với hình thức đẹp, bắt mắt, thơm mùi, ngon vị. Chỉ cần vài nghìn đồng là các em đã có thể mua được những gói thịt được tẩm ướp thơm phức, hay những xiên thịt nướng trông rất ngon mắt mà không biết người bán chế biến từ loại thực phẩm sạch hay bẩn.
- PV: Sở đã có những biện pháp cụ thể nào phối hợp với các trường học trên địa bàn để hạn chế tình trạng này?
- Ông Nguyễn Hiệp Thống: Hàng năm, nhiệm vụ trọng tâm của năm học mà Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo và phối hợp với các trường trên địa bàn Thủ đô chính là phòng chống dịch bệnh, vệ sinh ATTP, giải toả hàng quán ở các cổng trường học và vấn đề này luôn được nhắc lại trong mỗi học kỳ tại các trường. Sở cũng thường xuyên có kế hoạch phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng Y tế, UBND các quận, huyện để triển khai về vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP cho học sinh. Ngoài ra, Sở còn xây dựng kế hoạch 197 và 167 nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan như Công an thành phố, chính quyền các quận, huyện, ngành y tế, ngành văn hoá, Sở Thương mại,…kiểm tra đột xuất, giải toả các hàng quán xung quanh cổng trường nhằm lập lại trật tự, đảm bảo môi trường sư phạm, ngăn ngừa thực phẩm, thức ăn không rõ nguồn gốc. Đồng thời, tập huấn cho các cán bộ y tế tại các trường học về vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP trong và ngoài trường học. Trong đó, vấn đề vệ sinh ATTP trong căng tin của các trường cũng được Sở kiểm tra và xử lý nghiêm, tránh việc đưa thực phẩm bẩn, không đảm bảo vào trong trường học.
- PV: Vậy làm thế nào để tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tác hại từ việc bán thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến thể hệ trẻ, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hiệp Thống: Việc thực phẩm tấn công vào các trường học đang trở thành vấn đề “ nóng” cần được sự quan tâm và vào cuộc của các ban, ngành. Trước hết, nhà trường cần nâng cao tần suất, hình thức tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo nguy cơ thức ăn, thực phẩm bẩn trong giờ học chính khoá, ngoại khoá, chào cờ đầu tuần,… cho các em học sinh. Mặt khác, trong các buổi họp phụ huynh nhà trường cũng cần quán triệt và thông báo đến các bậc phụ huynh không nên đưa tiền cho con, chiều con bằng cách mua cho chúng những đồ ăn vặt trước cổng trường. Đối với các địa bàn phường tập trung nhiều các trường tiểu học và THCS, UBND các phường cần phối hợp với các trường tuyên truyền đến các hộ kinh doanh, cảnh báo cho người bán về tác hại của việc bày bán thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của các em học sinh. Đồng thời, đánh thức lương tâm của những người bán hàng khi chính con em họ ăn phải những thực phẩm độc hại này. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra những chế tài xử lý mạnh tay và kiên quyết hơn nữa đối với những đối tượng cung cấp, sản xuất và cố tình buôn bán các loại thực phẩm bẩn cho đối tượng học sinh- thế hệ tương lai của đất nước.
Theo ANTD
Có thể đánh giá "khả năng" của chàng qua hình dáng?
Đàn ông với cơ thể gầy, mỏng được coi là có khả năng tình dục mạnh mẽ bởi vì sức mạnh của cơ thể tự nhiên tập trung vào "chỗ ấy".
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Người ta nói rằng có thể đánh giá khả năng tình dục của đàn ông qua hình dáng cơ thể họ. Đàn ông với thân hình mỏng sẽ có khả năng tình dục mạnh mẽ hơn hẳn so với những người đàn ông có cơ thể to béo. Trong thực tế, đấy là một kết luận hay một cách đánh giá khá sai lầm, bởi khả năng chăn gối của đấng mày râu không thể suy đoán chỉ qua dáng vẻ bên ngoài.
Chúng ta vẫn thường đọc thấy những thông tin kiểu như, có rất nhiều bí mật "đánh giá khả năng tình dục của một người đàn ông qua ngoại hình của họ". Ví dụ như: những người đàn ông với ngón đeo nhẫn dài hơn thì sẽ mạnh hơn trong "chuyện ấy" - trái ngược so với phụ nữ. Không phải tất cả nhưng có một số bộ phận trên cơ thể có liên quan đến khả năng tình dục như: mũi lớn, tóc xoăn, lông ngực, râu .. và thậm chí cả chiều dài của xương ống chân được xem là tỷ lệ thuận với "phong độ" quý ông.
Đàn ông với cơ thể gầy, mỏng được coi là có khả năng tình dục mạnh mẽ bởi vì sức mạnh của cơ thể tự nhiên tập trung vào "chỗ ấy". Ngược lại, những người đàn ông với có vóc dáng to khỏe như một vận động viên thì "khoản ấy" sẽ yếu hơn.
Trong thực tế, nhìn vào kích thước một phần của cơ thể để đoán khả năng của những người khác không phải là hoàn toàn không hợp lý. Theo cơ chế di truyền, một gen có thể tạo ra nhiều hình thức, do vậy, đoán kích thước của một phần cơ thể từ một bộ phận khác với cùng một gen cũng là hợp lý.
Cũng đã có một số bằng chứng chứng minh mối quan hệ này. Ví dụ, một người có bàn chân, cánh tay hoặc có vòng tai dài thì có khả năng kéo dài chuyện "chăn gối". Hoặc ví dụ như: chiều cao, râu, tóc .. là các thông số trong tính toán khả năng tình dục của nam giới, nhưng kết quả không phải là luôn luôn đúng trong thực tế hoàn toàn sai lầm.
Lời giải thích cho vấn đề này không phải là khó khăn, kích thước của "cậu bé" không có nghĩa lý gì nếu như nó không thể "chào cờ" ở những thời điểm quyết định hoặc duy trì được sự "chào cờ" đó đủ lâu trong kkhi "giao ban".
Tương tự như vậy, sự cân bằng giữa ngón đeo nhẫn và ngón trỏ được coi là có liên quan đến nồng độ testosterone trong cơ thể. Tuy nhiên, testosterone cao không phải là một yếu tố quyết định vì quá trình "giao ban" đòi hỏi rất nhiều yếu tố và một chuyện ái ân hạnh phúc chỉ xảy ra khi tất cả mọi thứ đều thuận lợi.
Thông thường, sau khi nhiều đoán, một kết luận được đưa ra là chúng ta có thể đánh giá khả năng tình dục của nam giới bằng chính "cái nhìn với đôi mắt của chính mình", chứ không nên đánh giá khả năng tình dục của họ qua vẻ bề ngoài của họ.
Theo VNE
Làm gì khi "cậu nhỏ" nổi loạn? Năm nay em 26 tuổi, mới kết hôn. Công việc của em thường xuyên xa nhà nên thời gian hai vợ chồng gần gũi nhau không nhiều. Em thường xuyên phải ngủ chay. Không hiểu có phải vì thế không mà "thằng nhỏ" của em nổi loạn liên tục.Chẳng kể nó có nhớ vợ hay không mà thường "chào cờ" rất lâu. Mỗi...