Dì ghẻ, mẹ kế và mẹ… vẫn là một người ấy
Người ta thường nói ‘Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng’ nhưng với tôi, tôi đã có một người mẹ kế vô cùng tuyệt vời.
Bố mẹ tôi ly hôn năm tôi 13 tuổi. Ngày ấy tôi đã từng giận bố mẹ lắm, tôi thường trốn biệt tăm một nơi, thu mình lại và khóc rất nhiều. Hồi đó, tôi về ở với bố trong khi mẹ đi làm ăn xa, khi mẹ về tôi lại tạm biệt bố để sống cùng mẹ.
Ngày qua ngày tôi cứ ở hai nơi như vậy, lắm lúc tôi cũng thấy tủi thân vì không có mái ấm gia đình trọn vẹn. Rồi một ngày, không ai khác chính tôi là người viết cho bố dòng chữ “Bố hãy đi lấy vợ đi bố nhé” và đút vào túi áo của bố.
Hồi ấy, tôi ít nói, không giỏi thể hiện cảm xúc mà chỉ biết viết thư. Mỗi lần có gì muốn nói với bố mẹ, tôi lại viết ra giấy và lén để vào túi áo, túi quần của họ.
Dần dần, từ cô bé nhí nhảnh hồn nhiên tôi đã trở nên lầm lũi, cam chịu hơn khi phải sống trong cảnh bố mẹ không ở cạnh nhau.
3 năm sau, bố đón tôi từ miền Nam ra Bắc để đi học sau kỳ nghỉ hè tôi vào chơi với mẹ. Nhưng khoảng thời gian đó, bố và mẹ kế vẫn chưa cưới nhau. Ngày gặp mặt, bố có dặn tôi “Con đừng làm gì để bố buồn nhé”, chắc bố sợ tôi sẽ gây khó dễ với người bố sắp lấy làm vợ.
Bố đã lo quá xa, tôi không hề có ý định đó dù tôi gặp mặt cô ấy cũng chẳng thấy vui vẻ gì. Cũng dễ hiểu thôi vì làm gì có đứa con nào thích thú, mừng vui khi bố mẹ chúng có lựa chọn khác.
Ảnh minh họa
Sau đó nửa năm, cô ấy chính thức làm vợ bố tôi bằng một lễ cưới nhỏ. Tôi lại một lần nữa chạy trốn để không phải chứng kiến cảnh đám cưới của bố. Và bố lại tìm ra tôi đang khóc trong nhà tắm, bố an ủi, động viên và vỗ về tôi.
Bố lấy vợ khác, tôi sợ mẹ kế sinh cho bố con trai rồi bố sẽ không yêu thương tôi nữa, nên lại viết ra giấy và đút túi áo bố “Bố có em trai rồi bố có yêu con nữa không?”. Bố đọc và nhẹ nhàng nói với tôi: “Dù thế nào đi nữa con vẫn là đứa con gái bố yêu nhất đời”. Tôi tin điều đó.
Từ ngày cô ấy trở thành mẹ kế của tôi, tình cảm của tôi với cô ấy cũng chẳng có gì đáng nói. Cứ nghĩ mối quan hệ mệ kế con chồng chả ra sao nên tôi dù không gây sự thì đôi lúc vẫn có lườm nguýt và ăn nói trống không với cô ấy. Tôi gọi mẹ kế là “cô” và xưng “cháu” và không dành cho cô ấy chút tình cảm nào của tôi cả.
Video đang HOT
Thế nhưng, cuộc sống bình yên đó chỉ trôi đi được 1 năm cho tới khi bố tôi lâm bệnh nặng. Bác sĩ bảo bố bị ung thư phổi, quái ác thay bố đã vào giai đoạn cuối rồi. Hồi đó tôi đang học dở lớp 11, mẹ vẫn đi làm biệt trong tận Sài Gòn.
Với suy nghĩ “còn nước còn tát” mẹ kế đưa bố đi bệnh viện kiểm tra, theo dõi còn tôi ở nhà một mình. Mẹ kế là người đưa bố tôi hết bệnh viện K đến bệnh viện Phổi, bệnh viện Bạch Mai và ở bên chăm sóc bố từng chút. Khoảng thời gian đó, mẹ kế còn đang mang thai em trai tôi nữa nên chắc chắn có mệt mỏi nhưng cô ấy không bao giờ nói ra và không để người khác lo lắng về mình.
Một tháng sau, bố tôi mất. Tôi hồi đó vẫn học cấp 3 nên không giúp đỡ được gì mẹ kế nhiều dù cái thai trong bụng cô ấy đang lớn dần. Mẹ kế về nhà ngoại để sinh em bé, tôi là con một của bố mẹ vì thế tôi vui mừng vô cùng khi có thêm đứa em máu mủ, ruột rà.
Thế nhưng cuộc đời luôn có những sự bất công nhất định, nó khiến người như mẹ kế của tôi dù mạnh mẽ đến đâu cũng không thể nào dễ dàng vượt qua được. Em tôi sinh được 2 tháng gặp phải bệnh viêm phổi cấp nên cũng ra đi sau đó.
Tôi tự nhủ, cuộc đời mẹ kế của tôi sao khổ quá vậy? Mẹ kế đã mất cả chồng lẫn con chỉ trong thời gian ngắn, tôi xót xa và thương cô ấy vô cùng. Sau đó, tôi chuyển qua gọi mẹ chứ không còn gọi là cô nữa.
Mẹ xúc động vì được tôi gọi như vậy, mẹ bảo đó là niềm hạnh phúc vì tôi đã cho mẹ thiên chức cao quý mà trước đó mẹ không may mắn có được. Nhiều năm về sau, mẹ vẫn không đi bước nữa.
Mẹ thương người vô cùng, mẹ từng cưu mang một cô bé trót có bầu nhưng bị bạn trai bỏ rơi không được tổ chức đám cưới. Mẹ nhận cô bé đó khi còn bụng mang dạ chửa nuôi ăn, trả lương cho công việc rửa bát ở quán cơm bình dân của mẹ.
Vì không muốn ảnh hưởng đến chuyện tương lai và sợ gia đình biết chuyện, cô bé kia muốn cho mẹ tôi nuôi đứa bé. Khi cô bé kia sinh con, mẹ đưa vào viện chăm sóc, tranh thủ bán cơm, lo bỉm sữa cho em bé tới khi em bé cứng cáp và tiếp tục nhận nuôi. Các thủ tục giấy tờ xin con mẹ đều thực hiện hợp pháp và giờ em bé đã được 5 tuổi.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, mẹ cũng nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, mất con và có được niềm vui, niềm hy vọng từ đứa con nuôi mà mẹ hết mực chăm sóc. Tôi sinh con, ngày nào mẹ cũng về thăm và chơi với các con tôi, tôi thiếu tiền mẹ cũng cho tôi, thỉnh thoảng mẹ đón tôi và cháu lên chơi với mẹ.
Không chỉ dành tình cảm với tôi, mối quan hệ giữa mẹ đẻ và mẹ kế của tôi cũng rất vui vẻ, cư xử văn minh với nhau chứ không có chuyện thù hằn.
Năm ngoái, mẹ ốm lắm, mẹ giấu không cho tôi biết bệnh gì, người mẹ gầy hẳn đi, tôi giục mãi mẹ mới đi khám.
Mẹ đi khám dưới Hà Nội, tôi bận con nhỏ ở quê nên chỉ xuống chăm mẹ được ít bữa. Nhìn mẹ gầy gò, nằm một mình ở viện trong khi ai cũng có người chăm lo, tôi ôm chặt mẹ rồi khóc như một đứa trẻ.
Tôi xin lỗi mẹ vì lấy bố tôi mà mẹ khổ thế, nhưng mẹ bảo “Chưa bao giờ mẹ trách bố con, bố con là người tốt, bố con cũng có muốn mẹ thế này đâu”. Nghe những lời đó từ mẹ, tôi lại càng thương mẹ hơn.
May mắn thay, mẹ cũng khỏe lại và tôi tiếp tục có mẹ và mẹ đẻ bên đời. Dù không phải máu thịt nhưng tôi và mẹ kế vẫn thương yêu nhau rất nhiều.
Tôi nghĩ rằng, có những người mẹ mang nặng đẻ đau ra con của mình rồi nhẫn tâm vứt bỏ đứa bé khi còn đỏ hỏn thì cũng có những người luôn yêu thương thật lòng dù không máu mủ, ruột rà. Hãy cứ tin và đặt niềm tin vào điều tốt đẹp sẽ có được hạnh phúc trong cuộc đời!
5 kiểu người tuyệt đối đừng cho vay tiền
Cho những kiểu người này vay tiền, bạn chẳng những mất tiền, mất tình cảm mà còn có thể rước họa vào thân.
Người ta thường nói, hãy thử mượn tiền để biết được lòng người, trả tiền để thấu được nhân phẩm. Vấn đề mượn và trả tiền đôi khi cũng là một nghệ thuật sống, bởi tiền bạc chính là mồ hôi công sức của ta làm nên, cho người mượn rồi không trả sẽ rất sợ, nhưng không cho có khi lại mất lòng. Bởi thế ta nên biết nhìn người mà cho mượn, vì 6 kiểu người sau đây nếu cho mượn sẽ chỉ thêm thiệt thân.
1. Người thân có tính cách không đáng tin
Người ta thường nghĩ người thân dù gì cũng có chút máu mủ ruột thịt, sẽ không chơi xấu nhau. Nên vấn đề tiền bạc đôi khi lại dễ dãi với những người thân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mọi thứ không hoàn toàn là như vậy.
Hãy thử nghĩ, nếu cho người thân vay tiền nhưng sau đó họ lại không muốn trả, làm sao ta dám đòi, nhất là những người vốn dĩ có những thói hư tật xấu như lười biếng, tham lam, ỷ lại, lợi dụng... Những người bạn đã biết có tính cách như vậy thì càng không nên dính dáng chuyện bạc tiền, bởi nếu cho mượn thì đôi khi tiền mất mà tình cảm máu mủ ruột rà cũng sứt mẻ theo.
2. Kiểu người không có ý định trả nợ
Kiểu người này thì chắc chắn ai cũng muốn tránh xa ngàn dặm. Nhưng vấn đề là làm sao để ta biết một người đang định vay tiền ta có thuộc tuýp người này hay không.
Hãy thử dò hỏi họ vài vấn đề liên quan đến chuyện vay tiền của họ, quan điểm của người đó về tiền và vấn đề vay mượn. Hay để chính xác hơn ta nên tự đi điều tra, hỏi những người thân cận xem họ có từng có "sự tích" gì trong chuyện tiền nong không.
Vốn dĩ có những người vẫn sống với cái logic vớ vẩn là "tiền đã mượn được thì làm sao phải trả" hay "mượn mà không phải trả thì mới là oai". Những người này chính là những kẻ tham lam lợi dụng, thích "chơi bẩn" khi có cơ hội và cũng không biết trân trọng thành quả lao động của người khác.
Gặp những kiểu người này bạn nên tuyệt đối tránh xa, vì cho họ mượn tiền đôi khi lại mất luôn cả mối quan hệ, nặng hơn còn là kiện tụng, ẩu đả, ảnh hưởng cả danh dự của chính bạn.
3. Người xa lạ
Cho người ta quen biết vay tiền đã lo, cho người ngoài mà ta không quen không biết còn rủi ro hơn. Đôi khi họ sẽ hứa hẹn những khoảng lợi ích khổng lồ hay lãi suất cao, nhưng nên nhớ quy luật của đầu tư là lợi nhuận càng cao rủi ro cũng sẽ càng cao.
Nếu như người xa lạ đó lại là bạn bè hay người quen của bạn thân hay người thân của bạn, mà người thân bạn lại làm người bảo lãnh thì sao. Lời khuyên trong trường hợp này là cũng không nên cho vay. Bởi nếu như người lạ kia trở mặt, mối quan hệ của bạn và người thân cũng sẽ gặp vấn đề, lúc đó bạn không thể bắt người thân trả nợ thay người kia, mà cũng không thể lấy lại được số tiền.
4. Người bỗng dưng xuất hiện để vay tiền
Người này với bạn vốn không giữ liên lạc với nhau, nay bỗng dưng xuất hiện và muốn vay tiền, chắc chắn bạn nên đặt một dấu chấm hỏi to tướng: Tại sao họ lại chọn ta làm đối tượng mượn tiền? Bởi nếu đã một thời gian dài không liên lạc, chẳng ai lại đủ can đảm đi mượn tiền, trừ khi có gì đó ẩn đằng sau.
Dù trong trí nhớ của bạn người đó cách đây nhiều năm là người tốt thì cũng đừng chủ quan. Vì bạn không hề biết bấy nhiêu năm không gặp, cuộc sống của họ thế nào. Mọi thứ đều vô thường kể cả tâm tính con người, bạn không rõ được bản chất hiện tại của họ, càng không rõ hành tung của họ, vậy khả năng tiền đưa đi không thể quay về là rất cao.
5. Người đạo đức giả
Nếu biết được một người có tính đạo đức giả, bạn không những không nên cho mượn tiền mà còn cần hạn chế giao thiệp qua lại với họ. Họ bản chất là những kẻ biết tranh thủ thời cơ, tận dụng rồi trục lợi cho bản thân, không đáng để tin tưởng.
Khi bạn cho họ mượn tiền, họ dùng ăn tiêu hết, nhưng đến khi cần trả lại ca bài "đã dùng chỗ tiền đó làm bao nhiêu việc thiện, cho người này giúp người kia". Nghe thế, bạn làm sao không mềm lòng được, bởi ai lại nỡ đòi tiền từ một người đã làm việc thiện như vậy. Nhưng bạn đâu biết đó chỉ là chiêu trò của họ và bạn vừa trở thành một nạn nhân mới.
Vậy nếu không thể cho vay tiền thì làm sao để không mất lòng đôi bên? Đồng tiền mà ta đổ mồ hôi công sức để làm ra không thể cứ cho không những người không xứng đáng. Nhưng nếu đó là người thân thiết mà bạn hiểu rõ, có thể tin tưởng thì đừng chần chừ giúp đỡ nếu bạn có khả năng.
Còn những người bạn đã khéo léo tỏ ý không muốn cho mượn nhưng họ cứ mãi "chai mặt", hai bên không thân thiết đến nỗi họ có thể tác động đến cuộc sống của bạn thì nên từ chối thẳng. Không nên mềm lòng rồi sau đó mới phát hiện ra mình vừa chơi "dại".
Với những người khá là gần gũi như đồng nghiệp thì sao? Không cho mượn thì khó nhìn mặt nhau trong công ty. Với họ, bạn nên gợi ý rằng mình đang gặp chút khó khăn tài chính, ví dụ vừa cho ai đó mượn hay gửi về cho ba mẹ có việc. Sau đó, bạn hãy gợi ý giúp họ một thứ gì đó khác chứ không phải là tiền. Ví dụ họ đang than thở vì thất nghiệp, bạn hãy gợi chuyện rằng bạn có thể tìm giúp họ một công việc khác, như vậy sẽ giúp hạn chế cảm giác thất vọng, mà họ cũng không trách được bạn.
Nếu còn có ngày mai... Ngày mà bà Xuyền mất. Trời đang nắng bỗng đổ mưa sụt sùi. Những người đến dự đám tang, ai nấy đều cám cảnh và thương cho người đàn bà xấu số. Có người, chưa kịp nói lời chia buồn, thì nước mắt đã thi nhau lăn dài trên gò má. Họ khóc vì xót xa cho người nằm đấy. Một đời lam...