Đi đường xấu sẽ vẫn phải đóng phí bảo trì đường bộ
“Quỹ bảo trì đường bộ chỉ thực hiện bảo trì, sửa chữa khi đã có đường sá rồi để đảm bảo đi lại êm thuận, tốt hơn”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường trao đổi sáng 10/1.
- Theo quy định ngày 1/1 bắt đầu thu phí bảo trì đường bộ, nhưng nhiều địa phương cho biết chưa có hướng dẫn thu phí đối với xe máy, Thứ trưởng cho biết ý kiến?
- Thông tư 197 triển khai nghị định về quỹ bảo trì đường bộ đã nêu rõ, giao cho UBND các phường, xã trực tiếp thu phí bảo trì đối với xe máy. Toàn bộ nguồn thu sẽ để lại cho địa phương để duy tu, bảo dưỡng đường bộ của địa phương. Việc triển khai thu phí xe máy có thể chậm hơn do phải chờ mức thu được phê duyệt từ HĐND cấp tỉnh, nhưng thời điểm thu vẫn tính từ 1/1/2013.
Có ý kiến cho rằng Bộ Giao thông đẩy cái khó thu phí xe máy về địa phương, trong khi Bộ đảm nhiệm thu của ôtô qua đăng kiểm, hiểu như vậy là không đúng. Phí của xe máy để cho địa phương thì địa phương phải trực tiếp thu. Khi nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã tính đến quyền lợi cho các tổ chức thu. Bộ Tài chính đã đề nghị Thủ tướng, đối với cấp phường được để lại 10%, cấp xã 20%. Đây là một cách động viên, khuyến khích để tổ chức, cá nhân đó thực hiện tốt việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: Đoàn Loan.
- Thưa ông, làm thế nào để thu phí xe máy khi người dân kê khai không đúng?
- Lâu nay phường xã vẫn thu các loại thuế như thuế đất thông qua hộ dân. Hiện nay, giao thêm cho họ nhiệm vụ thống kê chính xác số xe máy của các hộ để họ thu phí. Thời gian đầu có thể lúng túng, nhưng tôi tin chắc vài ba tháng nữa, phí thu qua xe máy sẽ thực hiện tốt khi ý thức của người dân được nâng lên.
Về ý kiến số xe máy của mỗi gia đình không cố định, khó kiểm soát, người dân kê khai không đúng… thì phải dựa vào tinh thần tự giác của người dân đồng thời có sự kiểm soát của nhà nước. Tương lai sẽ có cách để kiểm soát toàn bộ số xe máy vì thông qua hệ thống đăng ký, chúng ta biết được xe đó của ai, đã đóng phí chưa. Nhưng cơ bản hiện nay vẫn dựa trên tinh thần tự giác của người dân.
- Bộ Giao thông Vận tải đã lường trước khả năng thất thu phí bảo trì từ xe máy như thế nào?
Video đang HOT
- Chúng tôi đánh giá, khả năng 2013 thu được khoảng 50-70% đối với xe máy là rất tốt. Tuy nhiên, đối với bất kỳ xe máy nào nếu chưa thu thì vẫn truy thu từ ngày 1/1/2013 sau khi phát hiện ra chưa nộp phí.
Hiện chưa có chế tài xử lý đối với người không nộp phí, tuy nhiên bất cứ quy định ban hành ra rồi nếu không chấp hành thì sẽ bị xử phạt. Chúng tôi sẽ từng bước nghiên cứu để đưa ra chế tài.
- Nhiều người dân không muốn đóng quỹ vì họ cho rằng thường phải đi lại trong điều kiện đường sá kém chất lượng, ông nghĩ sao?
- Bất kỳ người dân nào trong cuộc đời đều phải đi rất nhiều trên nhiều tuyến đường. Việc đóng phí không những giúp cho bản thân mà còn góp phần phát triển đất nước. Nếu đưa ra một giải pháp công bằng cho tất cả thì sẽ không có. Cần tính đến lợi ích của phần đông người dân và đồng thời người dân cũng phải có trách nhiệm đóng quỹ.
- Vậy lộ trình cải thiện đường sá ở những khu vực hạ tầng kém phát triển sẽ như thế nào?
- Việc phát triển hạ tầng giao thông, Chính phủ đưa ra rất nhiều chương trình. Ví như các huyện nghèo có chương trình 30a để phục vụ đi lại tốt hơn cho đồng bào vùng sâu. Ngoài ra, nhà nước cũng ưu tiên phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn, nên việc ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng là một mục tiêu trước mắt và lâu dài. Còn Quỹ bảo trì đường bộ chỉ thực hiện bảo trì, sửa chữa khi đã có đường sá rồi để đảm bảo đi lại êm thuận, tốt hơn.
Theo VNE
Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm, đóng phí đường bộ
Ngày 2/1, ôtô xếp hàng dài tại nhiều trạm đăng kiểm ở Hà Nội khiến giao thông lộn xộn, ùn ứ... Trong ngày đầu đã có 3.700 xe đăng kiểm, nộp hơn 7 tỷ đồng và Quỹ bảo trì đường bộ.
Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm, đóng phí bảo trì đường bộ tại trạm đăng kiểm Ngọc Khánh: Ảnh: Bá Đô.
Ngày 2/1, 105 trạm đăng kiểm trên cả nước bắt đầu thực hiện kiểm định và thu phí bảo trì đường bộ đối với ôtô. Ngay từ đầu giờ sáng, hàng chục ôtô đã xếp hàng dài tại trạm đăng kiểm Ngọc Khánh, Kim Mã (Hà Nội) để chờ đến lượt.
Ông Hoàng Xuân Thảo, Phó trạm đăng kiểm 29.03S (Ngọc Khánh) cho biết, đã có 70 xe tới kiểm định và nộp phí sử dụng phương tiện, nhưng chủ yếu tập là xe của các cơ quan và doanh nghiệp, rất ít xe cá nhân. Hầu hết chủ phương tiện đều không thắc mắc về mức thu phí bảo trì đường bộ.
"Đã có những doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đóng phí bảo trì đường bộ 30 tháng, còn với xe cá nhân đa phần đóng theo quý và từng năm", ông Thảo nói.
Tương tự, lượng xe đến các trung tâm ở TP HCM cũng khá cao. Trung tâm đăng kiểm cơ giới 50-03S (quận Thủ Đức) có vài chục xe đến đăng kiểm và chờ nộp phí. Nhưng không ít người khi đưa xe đến kiểm định mới được thông báo thu phí bảo trì đường bộ nên đành hẹn "để lần sau" vì không mang đủ tiền.
Tại Trung tâm đăng kiểm ở quận 7, 9 cũng ít người đến nộp phí bảo trì đường bộ. Riêng trung tâm đăng kiểm ở quận 11, số lượng xe đến đăng kiểm và đóng phí đông hơn. Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-02S (quận 11) Nguyễn Quốc Hùng cho biết, trong buổi sáng đã thu phí 92 xe du lịch và xe tải nhẹ.
Người dân đến đăng kiểm và nộp phí bảo trì đường bộ sáng 2/1 tại TP HCM. Ảnh: H.C.
Theo quy định, sau khi kiểm định xe xong, chủ phương tiện mới chuyển sang làm thủ tục nộp phí bảo trì đường bộ. Làm thủ tục nộp phí xong, nhân viên trạm đăng kiểm sẽ dán hai tem hình tròn màu vàng (tem kiểm định) và màu xanh (tem nộp phí bảo trì đường bộ) lên kính trước xe.
"Ngày đầu tiên trung tâm tổ chức thu phí bảo trì đường bộ nên có phần lúng túng, nhân viên phải giải thích, hướng dẫn từng người khi họ đến kiểm định xe. Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều thì việc thu phí đã ổn định và nhanh hơn", một cán bộ trung tâm đăng kiểm ở quận Thủ Đức cho biết.
Trong khi việc thu phí đối với ôtô diễn ra khá thuận lợi thì đến thời điểm này việc thu phí môtô, xe gắn máy vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Quan trọng nhất vẫn là mức thu cụ thể đối với từng loại xe chưa được HĐND các tỉnh, thành phố quyết định. Nhiều địa phương vẫn chưa được hướng dẫn thu phí phương tiện này.
Xe đủ tiêu chuẩn đăng kiểm được cấp hai tem, tem màu xanh ghi thời hạn đóng phí bảo trì đường bộ. Ảnh: Bá Đô.
Theo Ông Nguyễn Hữu Trí, Cục phó Cục Đăng kiểm Việt Nam, đã ban hành 2 hướng dẫn thu phí bảo trì đường bộ, làm phần mềm thu phí, tập huấn cho cán bộ, triển khai theo đúng Nghị định và Thông tư về phí bảo trì đường bộ. Các xe vào kiểm định được tính phí, thu phí và phát biên lai, dán tem trên kính xe. Thời gian đăng kiểm và nộp phí của mỗi xe từ 20 đến 40 phút.
"Sáng 2/1, một số trạm đăng kiểm ở trung tâm Hà Nội bị ùn tắc 2 tiếng do lượng xe đến đông sau 4 ngày nghỉ và cán bộ có thể lúng túng khi bắt đầu tính phí bảo trì trong ngày đầu. Ngoài ra, một số chủ xe chưa đến ngày đăng kiểm mà vẫn mang xe đi đăng kiểm và nộp phí vì sợ bị phạt", ông Trí nói và cho hay, đến chiều cùng ngày các trạm thu phí trên cả nước đã thu được hơn 7 tỷ đồng.
Năm nay, kế hoạch thu phí bảo trì đường bộ đối với ôtô là 4.000 tỷ đồng.
Quy trình thu phí: Chủ phương tiện khai vào tờ phiếu cung cấp thông tin, với những xe đã qua kiểm định đạt yêu cầu sẽ được nhân viên thu phí tính phí kiểm định, in tờ khai chi phí phương tiện, xác nhận lại tờ khai nếu đã đạt yêu cầu, chủ phương tiện nộp phí và chờ dán tem đóng phí đường bộ.
Chủ xe đóng phí theo chu kỳ đăng kiểm tại cơ quan đăng kiểm. Ôtô có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm (18, 24 và 30 tháng) phải nộp phí sử dụng đường bộ theo từng năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm 18, 24 và 30 tháng, cơ quan đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian đăng kiểm.
Đối với xe máy, mức đóng phí đường bộ 50.000 đồng/năm được áp với xe dưới 100 cm3 xe có dung tích trên 100 cm3 phải đóng phí 100.000 - 150.000 đồng. Chủ xe máy nộp phí thông qua UBND xã, phường, thị trấn.
Theo VNE
Ô tô đội mưa rét đóng phí, xe máy "án binh" trước "thuế" đường Sau 3 ngày chính thức triển khai thu phí đường bộ, nhiều trạm đăng kiểm tại Hà Nội luôn trong tình trạng chật kín chủ xe tới đăng kiểm, đóng phí. Trong khi đó, tại nhiều địa phương, việc thu "thuế" đường với xe máy vẫn "án binh bất động". Chủ "xế hộp" đội mưa rét đi đăng kiểm, đóng phí bảo trì...