Đi du lịch ở Ấn Độ có thể bị phạt tiền và ngồi tù
Nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19, chính quyền một số bang ở Ấn Độ quyết định phạt tiền và phạt tù với những du khách vi phạm quy định phòng chống dịch.
Hai bang Uttarakhand và Himachal Pradesh của Ấn Độ nổi tiếng với những địa điểm du lịch thu hút đông du khách trong nước tới thăm quan và nghỉ dưỡng. Song trong những ngày gần đây, chính quyền hai bang đang vô cùng lo lắng sau khi chứng kiến số lượng lớn du khách để về cùng lúc có thể làm xuất hiện thêm làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới.
Để trấn an dư luận cũng như đảm bảo công tác phòng chống dịch, chính quyền bang Uttarakhand và Himachal Pradesh quyết định xử phạt hành chính 5.000 rupee (67 USD) và 1 tuần ngồi tù đối với những du khách bị phát hiện vi phạm các quy định phòng chống dịch Covid-19.
Ông Iva Ashish Srivastava, một quan chức ở quận Tehri Garhwal thuộc bang Uttarakhand, cho hay chính quyền địa phương đã ra thông báo chỉ 50 người được phép tụ tập cùng lúc tại khu vực Thác Kempty nổi tiếng ở thành phố Mussorie. Và mỗi đoàn du khách chỉ được ở lại Thác Kempty không quá 30 phút. Ngoài ra, chính quyền khu vực còn cho thiết lập các chốt kiểm tra để kiểm soát mọi hoạt động của du khách.
Quyết định trên được đưa ra sau khi nhiều đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, một đám đông mà phần lớn là đàn ông tụ tập tắm ở Thác Kempty nhưng không đảm bảo quy định giãn cách xã hội, cũng như đeo khẩu trang.
Đám đông du khách tập trung ở một địa điểm làm tăng nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 ở Ấn Độ.
Tình trạng tương tự đã xảy ra ở bang Himachal Pradesh khiến chính quyền địa phương ban bố bất cứ ai vi phạm quy định như không đeo khẩu trang và tập trung đông người sẽ đối mặt với hậu quả pháp lý.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc số lượng du khách ào ào đổ tới các địa điểm du lịch và xả ra một lượng rác thải khiến nhiều nhà hoạt động ở địa phương lên tiếng quan ngại về vấn đề bảo vệ môi trường.
“Du khách tới đây để tận hưởng không gian yên bình và không khí trong lành gần gũi với thiên nhiên, nhưng họ cũng mang theo nhiều rác và ô nhiễm cho khu vực. Thật đau lòng khi nhìn thấy rác thải được vứt ở khắp mọi nơi. Ít nhất là du khách nên vứt rác vào các thùng rác đã có sẵn. Chính quyền cần đảm bảo sự sạch sẽ được duy trì ở khu vực trong khoảng thời gian du khách đổ xô tới thăm quan”, nhà hoạt động môi trường ở bang Uttarakhand là ông Anoop Nautiyal nói với Sputnik.
Sau thời gian dài bị phong tỏa và thi hành các biện pháp hạn chế đi lại nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19, nhiều người dân Ấn Độ đã bắt đầu đi du lịch trong nước. Để tránh nắng nóng, người dân Ấn Độ yêu thích tới các khu vực vùng núi, rừng hay bãi biển để nghỉ dưỡng.
Trong cuộc họp cấp cao hôm 8/7, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói với Hội đồng Bộ trưởng rằng, việc nhìn thấy “những người không đeo khẩu trang ở các nơi tập trung đông người là chuyện không hề dễ chịu”. Cũng theo ông Modi, những bức ảnh và video trên mạng cho thấy đám đông tụ tập đông người và không đeo khẩu trang đang gây ra tâm lý sợ hãi cho nhiều người.
9 điều ít người biết về thành phố đông dân nhất thế giới
Tokyo là thành phố đông dân nhất thế giới, đồng thời sở hữu nhiều nhà hàng có sao Michelin nhất.
Theo dữ liệu của World Population Review, dân số Tokyo năm 2021 là khoảng 37,39 triệu người, vượt thành phố đứng thứ 2 là Delhi của Ấn Độ gần 6 triệu người.
Thành phố từng là một làng chài nhỏ có tên là Edo, được thành lập vào năm 1603 và sau đó trở thành nơi đóng quân của Mạc phủ Tokugawa. Sau đó, dân cư tăng lên nhanh chóng. Trong thế kỷ 18, hơn 1 triệu người sống ở Edo. Năm 1868, thành phố chính thức được đổi tên thành Tokyo, có nghĩa là "Thủ đô phía Đông".
Shibuya là giao lộ đông đúc nhất thế giới. Trung bình mỗi ngày có tới hơn 2,4 triệu khách bộ hành đi qua ngã tư Shibuya. Vào những thời điểm đông đúc nhất, cứ mỗi 2 phút lại có khoảng 1.000 - 2.500 người băng qua đường. Giao lộ này đóng vai trò là sân khấu trung tâm cho màn đếm ngược đêm giao thừa, lấy cảm hứng từ Quảng trường Thời đại của Mỹ..
Với hệ thống tàu điện ngầm phục vụ tớ 40 triệu lượt khách hàng ngày, Tokyo là thành phố duy nhất trên thế giới có công việc đẩy hành khách vào trong các chuyến tàu. Trong tiếng Nhật, họ được gọi những người này là Oshiya.
Xe đạp xuất hiện khắp mọi nơi tại Tokyo. Tuy nhiên, không có lối đi riêng rõ ràng cho chúng. Một số đường công cộng chia làn cho người đi bộ và người đi xe đạp nhưng người dân thường bỏ qua. Họ đạp xe ngay cả trên vỉa hè cho người đi bộ và trên các lối đi công cộng.
Máy bán hàng tự động có ở khắp mọi nơi ở Nhật Bản, và Tokyo không ngoại lệ. Bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ đâu: góc phố, công viên, bên ngoài căn hộ... Đa số bán các loại đồ uống, tuy nhiên, ở một số máy có thể bán cả đồ ăn nóng như mỳ ramen, thậm chí bán cả đồng hồ, đồ chơi...
Trong ấn bản mới nhất của sách hướng dẫn Michelin, có tổng cộng 446 nhà hàng tại thành phố được trao tặng sao Michelin. Trong đó, có 12 nhà hàng 3 sao, 42 nhà hàng 2 sao và 158 nhà hàng 1 sao Michelin.
Núi Phú Sĩ là một trong những biểu tượng của Nhật Bản. Nếu may mắn đến thăm Tokyo vào ngày trời quang, bạn có thể nhìn thấy đỉnh núi phủ tuyết trắng từ một số địa điểm trong thành phố. Tòa nhà Chính phủ Metropolitan là một trong những nơi phổ biến để ngắm núi Phú Sĩ từ Tokyo.
Tokyo Disneyland là công viên Disney đầu tiên được xây dựng ngoài nước Mỹ. Nơi đây đã cung cấp việc làm cho hơn 20.000 người dân Nhật. Giá vé ở đây rẻ hơn các công viên Disneyland tại Mỹ.
'Ngôi làng mẫu hệ' tại Ấn Độ lại là nơi... ẩm ướt nhất thế giới Meghalaya được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới khi lượng mưa hàng năm là 1.200 cm. Đây cũng là ngôi làng hàng nghìn năm nay sống trong chế độ mẫu hệ. Amos Chapple - một nhiếp ảnh gia người New Zeland mới đây đã có một bộ ảnh chụp tại Meghalaya (Ấn Độ) - vùng đất với những cơn...