Đi du lịch cùng nhau là cách cải thiện hôn nhân hiệu quả
Nếu bạn đang tìm một yếu tố nào đó để làm cho mối quan hệ của mình trở nên gắn bó hơn, đi du lịch cùng nhau có thể là một giải pháp hiệu quả.
Theo một nghiên cứu năm 2013, Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ cho biết hoạt động này không những giúp củng cố mối quan hệ của người bạn đời mà nó còn khơi dậy sự lãng mạn và tạo ra sự kết nối lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, các cặp đôi thường xuyên đi du lịch cùng nhau cũng cảm thấy hài lòng hơn về người bạn đời của mình. Họ nhận thấy những cải thiện lâu dài trong các yếu tố khác nhau như phong cách giao tiếp hay đời sống chăn gối.
Elizabeth Overstreet – một chiến lược gia về mối quan hệ và tình yêu có trụ sở tại Raleigh, North Carolina giải thích: “Những cặp đôi thường xuyên đi đây đó thực ra là đang dành thời gian cho đối phương, học cách điều hướng và tận hưởng những môi trường mới, đồng thời tạo ra trải nghiệm mới mẻ với nhau”.
Cô cũng khẳng định việc đi du lịch giúp phá vỡ sự đơn điệu và cho phép con người nghỉ ngơi, cùng nhìn lại quãng đường họ đã trải qua để cùng tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ. Overstreet còn nhấn mạnh rằng những chuyến đi giúp các cặp đôi trở thành những người cha mẹ tốt hơn để đối mặt với trách nhiệm họ phải gánh vác hằng ngày.
Thêm vào đó, trong một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Nghiên cứu Du lịch năm 2019, các tác giả đã tìm ra nhiều lợi ích hơn mà du lịch mang lại cho hôn nhân. Cụ thể, khi các cặp vợ chồng đi nghỉ cùng nhau, nhu cầu gắn kết tình cảm và nhu cầu đổi mới được đáp ứng tốt hơn, dẫn đến mức độ gắn kết và linh hoạt trong mối quan hệ cao hơn.
Video đang HOT
Cụ thể, các chuyên gia đã đưa ra một số lợi ích sau:
1. Hiểu rõ tính cách của người bạn đời
Overstreet tiết lộ: “Du lịch là một cơ hội giúp làm nổi bật những nét tính cách của mỗi người. Có thể 2 người sẽ muốn tập trung vào những việc khác nhau khi đi cùng nhau. Vì vậy, đây là một dịp hiếm có để bạn tìm hiểu thêm về đối tác của mình, đồng thời bổ sung cho họ”.
Bên cạnh đó, việc thoát ra khỏi nhịp sống vội vã hằng ngày giúp họ ít bị phân tâm hơn và có nhiều thời gian hơn cho sự gần gũi về mặt thể chất lẫn tình cảm.
2. Thay đổi các thói quen
Overstreet cho rằng khi những cặp đôi yêu nhau trong thời gian dài có xu hướng mất hứng thú với tính cách của đối phương. Vì vậy, nếu thoát khỏi những thói quen hằng ngày, chất lượng của mối quan hệ cũng có thể thay đổi theo hướng tích cực.
3. Khám phá những phong cách đi du lịch mới
Hiện nay, vì những áp lực về vấn đề tài chính và việc nuôi dạy con cái, nhiều người gặp khó khăn trong việc đặt vé cho một chuyến du lịch. Tuy nhiên, Overstreet nhấn mạnh rằng một trải nghiệm đẹp không nhất thiết phải là một chuyến đi quá hoành tráng. Nghĩa là, họ có thể khám phá một điều gì đó lãng mạn và nên thơ với chi phí thấp và khoảng cách gần. Cùng nhau đi trên đường hay khám phá một địa điểm nào đó tại địa phương là một ý tưởng không tồi.
4. Trải nghiệm những điều mới
Điều khiến du lịch trở nên đặc sắc là nó luôn gắn với điều gì đó mới mẻ. Nếu các cặp đôi sẵn sàng thử điều khác biệt và dũng cảm vượt qua thử thách cùng nhau, họ đã và đang từng bước tạo ra một mối quan hệ bền vững và lâu dài với đối phương.
"Cơm đoàn viên" ấm áp tình cảm đại gia đình
Ngày nghỉ, ngày lễ Tết, trong khi nhiều gia đình đi du lịch, nghỉ mát thì đám trẻ nhà tôi chỉ háo hức được về quê.
Vợ chồng tôi lập nghiệp ở Thủ đô nhưng quê nội ở Bắc Giang. Cũng có thể vì quê ở xa, chỉ tranh thủ dịp nghỉ lễ, vợ chồng, con cái mới có dịp về quê nên thành nếp. Nhưng tôi nghĩ, đó chỉ là một phần, điều quan trọng là cả nhà tôi rất thích không khí ấm cúng, tình cảm, vui vẻ mỗi lần về với anh chị cả. Bố mẹ chồng tôi đều đã mất. Mọi người thường bảo, còn cha mẹ thì anh chị em gần nhau chứ cha mẹ mất rồi, anh em thường thiếu sự gắn kết. Nhà tôi thì lại khác. Dù ông bà không còn nhưng không vì thế mà tình cảm gia đình mai một. Thực ra, giữ được điều này, công lao lớn nhất thuộc về vợ chồng anh cả của tôi.
Chị dâu cả ở nhà làm ruộng, lam lũ nhưng rất đảm đang, thảo tính. Từ con gà, chục trứng, hoa quả trong vườn..., hễ có gì ngon chị cũng nhớ để phần, đợi con cháu về, tề tựu cùng ăn cho vui. Thế nên, từ em dâu, em rể, em trai, em gái đến các cháu, ai cũng thích về với "anh chị cả", với "bác cả". Nhà có bốn anh chị em, trừ anh cả ở quê, còn lại, người Bắc Ninh, người Hà Nội, người Hưng Yên. Nhà khác, anh em ở xa nhau mỗi năm chắc số lần gặp nhau "đếm trên đầu ngón tay" nhưng nhà tôi, nhiều khi, sáng thứ Bảy, nổi hứng, mấy anh chị em hò nhau bắt xe về quê sớm, chiều tối có việc lại đi ngay. Nói như kiểu con trai tôi là "nhà mình cứ thấy nhớ nhau là về quê".
Mỗi lần về quê, thương nhất chị dâu cả. Các em đứa nào cũng dặn, chị không phải chợ búa gì hết, ấy thế mà chị cứ luôn chân luôn tay chạy ra chạy vào. Bọn trẻ thích nhất mỗi lần xuống xe vào nhà, khi thì ngô luộc, bánh chuối, bánh rán; lúc táo ổi, mít chín, hồng xiêm thơm lừng. Chả trách, 8 đứa cháu, đứa nào cũng một điều "bác yêu", hai điều "bác tuyệt vời". Có lần, chị dâu trêu bé út nhà tôi: "Bác hôi rình, toàn mùi đồng áng"; con bé rúc rúc vào người bác, cười tít mắt âu yếm: "Không, bác thơm mùi ngô luộc, con nghiện mùi ngô luộc". Cả nhà nhìn hai bác cháu cười giòn tan. Hình ảnh thân thương ấy, đủ thấy chị dâu cả "đẹp" trong lòng con cháu, anh em như thế nào.
Nhà có ba chị em dâu, chị cả vất vả nhất nhưng lần nào về chị cũng bảo tôi và em dâu út: "Các thím đường xa vất vả, không phải lo gì, cứ nghỉ ngơi, để chị. Cả tuần lo cho bố con chúng nó rồi, về đến nhà, thong dong đi". Chị luôn coi chị em dâu chúng tôi và cô em gái của chồng là em ruột. Thế nên, điều gì không nên, không phải, chị nhẹ nhàng góp ý, luôn công tâm và xây dựng. Thế nên, dẫu bố mẹ chồng đã mất, mỗi lần trở về, chúng tôi có cảm giác chị cả như bóng hình của mẹ.
Tự bao giờ, từ những thói quen nhỏ nhặt trong cuộc sống, từ những tình cảm chân thành, đời thường đã tạo nên nếp nhà của chúng tôi. Thật bất ngờ khi chính "chị dâu nông dân" lại là người lập nhóm Zalo gồm tất cả anh chị em con cháu trong nhà với cái tên giản dị "Gia đình tôi". Chính nhờ có nhóm "Gia đình tôi" mà suốt những ngày dịch dã, anh chị em chúng tôi tuy chẳng ở gần nhau nhưng ngày nào cũng cập nhật kịp thời tình hình của nhau.
Cứ mỗi ngày chuẩn bị nghỉ lễ, chị dâu cả luôn là người đầu tiên nhắn tin trong nhóm: "Nhà mình lại chuẩn bị cơm đoàn viên nhé! Ai thích món gì, nhắn bác". Từ ấy, chúng tôi luôn có thói quen gọi những ngày về quê với anh chị cả là "đi ăn cơm đoàn viên".
* Theo lời kể của chị Đỗ Thuỳ Phương, Hà Nội
Cô gái trẻ điên cuồng đập phá trong đám cưới bạn trai cũ Tức giận vì bạn trai cũ cưới người khác, cô gái xông vào phá tan chiếc bánh cưới, đập tan chai rượu rồi la hét. Một người đàn ông giấu tên ở Mỹ đã chia sẻ câu chuyện kỳ lạ mà anh được chứng kiến trên trang Bored Panda. Sau khi đóng cửa hàng được 1 tiếng thì anh nhận được một cuộc...