Đi du lịch Ấn Độ, hotgirl người Hàn bị người đàn ông lạ “giở trò” ngay trên sóng livestream
Việc một nữ du khách người Hàn bị tấn công bởi một người đàn ông Ấn Độ khi đang đi du lịch tại nước này đã khiến cư dân mạng tranh cãi gay gắt.
Mới đây, mạng xã hội đã xôn xao trước đoạn video ghi lại cảnh một cô gái trẻ người Hàn Quốc khi đến du lịch tại Ấn Độ đã bị một người đàn ông lạ tại đây tấn công và hành vi quấy rối tình dục ngay trên đường phố đông người.
Theo đó, cô gái trong clip là Mhyochi – vốn là một streamer và còn đang livestream giao lưu với những người theo dõi mình. Đoạn clip ghi lại cho thấy cô gái đang đi trên phố và có đông người qua lại nhưng cô vẫn bị một người đàn ông đi xe máy tiếp cận, kéo tay cô lên xe máy. Dù Mhyochi đã thể hiện sự không đồng ý và phản kháng nhưng người này vẫn tiếp tục công khai tấn công cô ngay trên đường phố đông người.
Người đàn ông lạ thậm chí còn táo tợn ôm lấy cô gái, choàng tay qua người và cố gắng hôn cô. Mhyochi sau đó đã cố hết sức phản kháng và vờ cho số điện thoại giả để hắn bỏ đi.
Tất cả những điều này đều diễn ra ngay trên sóng livestream của Mhyochi và nhanh chóng khiến mạng xã hội “dậy sóng” khi rất nhiều người bị sốc và chỉ trích gay gắt hành vi táo tợn của người đàn ông Ấn Độ trong clip. Được biết sau khi nhìn thấy đoạn clip, ảnh sát Mumbai đã lập tức bắt giữ 2 người đàn ông (19 và 20 tuổi) với tội danh quấy rối tình dục.
Video đang HOT
Trước đó, nạn quấy rối tình dục từ lâu vẫn là vấn nạn nhức nhối ở Ấn Độ khi có rất nhiều vụ phụ nữ bị tấn công, thậm chí bị cưỡng hiếp xảy ra tại đây. Năm 2018, thống kê cho thấy có khoảng 100 vụ quấy rối tình dục phụ nữ xảy ra mỗi ngày tại Ấn Độ. Dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực làm nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng hiện tại, Ấn Độ vẫn được cho là nơi nguy hiểm để đi du lịch một mình, nhất là với phụ nữ.
Loại quả quê xưa có đầy không ai hái, giờ thành đặc sản vừa ngon vừa lạ ở thành phố, 70.000 đồng/kg
Loại quả này là đặc sản của núi rừng Tây Bắc có vị chua thanh, ăn vặt hay nấu canh đều vô cùng đặc biệt nên đang được rất nhiều thực khách tại các thành phố lớn tìm mua.
Cây sổ còn có tên gọi khác là cây sổ bà, thiều biêu, tiếng Thái còn gọi là Ma Sản. Đối với không ít người, chắc hẳn loại quả này lạ cả về cái tên lẫn hình dạng nhưng đây lại là một loại quả phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Malaysia... Ở Việt Nam, cây sổ thường mọc ở các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình.
Sổ là cây thân gỗ, cao từ 15 - 20m, vỏ thân cây xù xì, lá cây to hình bầu dục, hoa trắng, mọc dại ở vùng rừng núi, xuất hiện nhiều ở dọc bờ sông, bờ suối. Đặc biệt nhất phải kể đến phần quả màu xanh, khi chín chuyển vàng, có hình dạng độc đáo với những bản dày mọng nước được phát triển từ phần lá đài và có vị chua. Bên trong cùng là phần lõi tròn, nhớt và không ăn được.
Ở Việt Nam, cây sổ thường mọc ở các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình
Về mùi vị, quả sổ có vị chua khiến nhiều người nếu đã từng ăn thử một lần thì lần sau chỉ nhìn thôi cũng đã muốn ứa nước miếng, thường dùng để ăn sống chấm với muối hoặc đem nấu canh chua, canh cá...
Nhiều nơi còn đem nó đi làm mứt, pha làm nước giải khát. Ngoài ra, lá của nó còn là một vị thuốc tốt, có công dụng chữa ho, sốt, đầy bụng, giải độc... Lá có thể dùng ở dạng lá tươi hoặc đem đi phơi, sấy, sao khô dùng làm thuốc giải độc, chữa ho, sốt, đầy bụng.
Chính vì sự đặc biệt của loại quả này mà quả sổ là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng núi Lạng Sơn. Có dịp về các tỉnh Tây Bắc thưởng thức các món ăn của người dân tộc Thái, chắc chắn không thể bỏ qua "vịt già om trái sổ/ ăn ngon bỏ quên đời" - món vịt om sổ nổi tiếng. Món vịt om sổ có nước dùng sền sệt, chiết nước rưới vào bát cơm tẻ, rồi trộn đều lên, vị béo ngậy của mỡ vịt hòa vị chua của sổ giúp cho hạt cơm tẻ quen thuộc ngày thường ăn bỗng trở nên lạ hơn.
"Quả sổ nấu canh cá suối mới là ngon nhất. Đơn giản lắm, đi rừng, đi suối làm gì có nhiều gia vị. Cứ cắt từng khíp sổ, cứa nhỏ ra cho nhanh mềm! Cá to thì cắt khúc, cá nhỏ thì để nguyên con. Ném thêm tí muối, tí mì chính vào là có nồi canh cá ngon tuyệt vời, rồi cứ thế đun sôi khoảng 10 phút.
Không cần phải đun quá lâu vì cá cũng nhanh chín, và đun lâu quá quả sổ lại nồng. Cái vị chua của quả sổ không giống bất cứ một loại chua nào khác, nó đặc biệt, và khác biệt hoàn toàn", anh Phan Huy Hùng, một người dân đi rừng tại Lạng Sơn cho hay.
Tháng 7 hàng năm, tranh thủ lúc nương lúa đang đổ ải, nhiều bà con người Thái ở đây lại rủ nhau lên rừng tìm loại quả này. Không chỉ người dân trong bản mà ở thành thị cũng rất ưa chuộng. Thậm chí, nhiều thương lái tìm tới tận nơi để lấy nguồn hàng làm quả rừng này.
Chị Huỳnh Thị Thanh Vy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: "Dịp này đúng là thời điểm quả sổ rừng đang chín rộ, nếu như mọi người cảm thấy đã ngán ngấy với những món phổ biến ăn suốt ngày, nếu có thể kiếm được quả sổ thì nên nấu món vịt om sổ ăn thử xem sao, chắc chắn sẽ thích. Mình có dịp ăn ở Tây Bắc, về đến Hà Nội là phải tìm ra loại quả này để ăn cho bằng được"...
Cũng theo chị Vy, khá khó để tìm được loại quả này tại Hà Nội, thường chị Vy hay nhờ người thân, bạn bè có dịp đi công tác hay du lịch ở Tây Bắc mua về Hà Nội. Thi thoảng, trên các chợ chung cư hay shop online cũng có nhận order. Theo khảo sát, mỗi kg quả sổ được bán với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg ở các chợ quê ở Tây Bắc. Tại Hà Nội, loại quả này được một số hàng rong hoặc shop online bán với giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Món sổ rừng nấu súp sụn cá tầm ốc bươu bọc hạt sen
Quả sổ còn được đưa vào cả thực đơn của các nhà hàng nổi tiếng. Quả sổ dùng nấu súp sụn cá tầm ốc bươu bọc hạt sen, tạo nên vị chua nhưng có thêm vị chát rất khác lạ tại một nhà hàng 3 sao trên phố Hàng Buồm (Hà Nội), đầu bếp muốn sử dụng nguyên liệu trong tự nhiên để tạo nên mùi vị khác lạ.
Bài Toán gây "đau não" ở Ấn Độ nhưng học trò Việt Nam giải cái vèo, đọc sang đề bài mà tức giùm thay Đề Toán này đang gây nhiều tranh cãi trên MXH Ấn Độ khi có đề bài mang tính phân biệt nam - nữ. Xác suất thống kê vẫn luôn là nỗi ác mộng với không ít học sinh Việt Nam. Đây là phần kiến thức sẽ có trong chương trình cấp 3, thường được coi là các câu hỏi đánh giá cao sự...