Di động nồi đồng cối đá: Đừng nên lạm dụng
iPhone 7 là mẫu smartphone đầu tiên của Appe có khả năng kháng nước theo chuẩn IP67, nhưng đừng quá lạm dụng điều đó coi chừng “tiền mất tật mang”.
iPhone 7 có khả năng kháng nước, nhưng bạn không nên lạm dụng điều đó.
Thực tế, iPhone 7 chỉ “nhúng” nước tối đa 30 phút ở độ sâu 1m. Những mỹ từ chống nước, chống bụi, chống va đập… chỉ là tương đối.
Chẳng có gì đảm bảo rằng những chiếc smartphone bền bỉ và kháng nước đó có thể chập mạch khi rơi xuống nước, vỡ tung khi chạm nền bê tông cứng hoặc tắt máy khi để quá lâu dưới trời nắng.
Tuy nhiên, các chuẩn công nghiệp đôi khi không phải trò đùa. Phải như thế nào thì chiếc điện thoại mới được chứng thực các chuẩn như IP68 hay MIL-STD-810G.
Thế nào là ‘bền bỉ’?
Khi được gắn mác “bền bỉ”, chiếc smartphone sẽ có lý lịch oai hơn, nghĩa là nó có thể kháng nước, chống nước, chống bụi, ẩm mốc hoặc rất nhiều tiêu chí dành riêng cho đồ điện tử hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.
Đa phần các nhà sản xuất phải thực hiện nhiều đợt kiểm tra để đảm bảo rằng chiếc smartphone có thể sống sót trong các điều kiện như va đập mạnh, hứng bụi bặm, quá nóng hoặc quá lạnh, bị ngâm sâu dưới nước hoặc hứng chịu các hiệu ứng bức xạ khác.
Đừng dại thử thách sự bền bỉ của điện thoại.
Video đang HOT
Hiện tại, có hai chuẩn cơ bản mà các nhà sản xuất điện thoại, máy tính bảng và PC đang theo khi gắn mác bền bỉ cho sản phẩm của mình, đó là IP (Ingress Protection) và MIL-STD (Military Standard).
IP là chuẩn chung còn MIL-STD là chuẩn quân sự do Quân đội Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng nước này quy định. MIL-STD thường được dùng cho các thiết bị siêu bền, hoạt động trong các môi trường cực kỳ khắc nghiệt.
Trong khi đó, chỉ số xếp hạng IP của thiết bị được quyết định bởi khả năng vượt qua các thử nghiệm độ bền liên quan tới đất cát, bụi và nước. Bụi và đất có mức xếp hạng từ 1 tới 6; còn nước có mức xếp hạng từ 1 tới 8. Cả hai chỉ số này được đặt cạnh nhau. Chỉ số càng cao thì mức độ kháng càng mạnh.
Ví dụ, chiếc smartphone của bạn đạt chỉ số IP68, có nghĩa nó đã trải qua thử nghiệm kháng bụi ở mức 6 (mức cao nhất) và có thể kháng nước ở mức 8 (mức cao nhất).
Nói một cách dễ hiểu, khi đạt mức 6 (với bụi), điện thoại sẽ miễn nhiễm hoàn toàn với bụi bặm; còn ở mức 8 (với nước) – điện thoại sẽ nhúng được xuống nước ở độ sâu hơn 1m, còn sâu bao nhiêu thì tùy theo quy định cụ thể của nhà sản xuất.
Một số smartphone còn đạt tới hai chứng nhận, chẳng hạn chiếc Xperia Z – đạt chứng nhận IP55 và IP57 – có nghĩa nó không kháng bụi và kháng nước hoàn toàn.
Chuẩn quân sự siêu bền
Chuẩn MIL-STD cũng có nhiều mức độ khác nhau. Khủng nhất phải kể đến MIL-STD-810G – chứng nhận sản phẩm vẫn hoạt động tốt kể cả khi bị phơi nhiễm phóng xạ hạt nhân, rơi xuống nền bê tông cứng, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, hoặc sống sót qua nhiều thử thách khắc nghiệt khác.
Khi chiếc điện thoại đạt chứng nhận MIL-STD-810G, bạn có thể yên tâm đánh rơi mà không phải lo lắng gì. Tất nhiên, điều đó chỉ áp dụng cho sự vô tình chứ không phải chủ ý.
Hầu hết những chiếc smartphone đạt chuẩn độ bền quân sự đều có thiết kế vỏ hầm hố.
Lấy ví dụ chiếc laptop ToughBook và máy tính bảng ToughPad của Panasonic đều đạt chuẩn quân sự MIL-STD-810G, nhưng nhà sản xuất quy định rõ chỉ được đánh rơi khoảng 26 lần trên bề mặt gỗ, bê tông hoặc sắt thép. Nếu quá con số đó e rằng máy sẽ gặp trục trặc.
Tất nhiên, trong vòng đời sử dụng sản phẩm, hiếm có khi nào chúng bị đánh rơi tới 26 lần xuống sàn bê tông.
Để so sánh thú vị hơn, nếu bạn đánh rơi chiếc máy tính bảng RangerX (đạt chứng chỉ MIL-STD-810G) từ độ cao 1,2 m xuống sàn bê tông, máy vẫn chạy tốt. Nhưng nếu là chiếc iPhone 7 bóng bẩy kia thì mọi thứ sẽ kết thúc.
Ngay cả khi smartphone đạt chuẩn cao hơn, bạn vẫn nên sử dụng chúng với sự thận trọng tối đa. Hãy nên nhớ, đó là thiết bị điện tử chứ không phải đồ chơi bằng nhựa mà có thể thoải mái đánh rơi hoặc nhúng nước tùy ý.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Apple sở hữu công nghệ chống nước bằng âm thanh
Chiếc iPhone tiếp theo có thể chống nước, tuy hiện tại Apple chưa thông tin xác nhận.
Ảnh minh họa
Bộ đôi iPhone mới nhất được cho là có khả năng chống nước nhất định, dù Apple chưa xác nhận và cũng không quá hào hứng với tính năng này. Tuy vậy, một bằng sáng chế của họ cho thấy Apple đang nghĩ đến một phương thức khác để hạn chế tác hại của nước đến iPhone, theo TechInsider.
Tháng 5/2014, Apple Insider đưa tin gã khổng lồ đã mua một bằng sáng chế mang tên "Liquid expulsion from an orifice" (tạm dịch: Thoát nước qua cổng), một kỹ thuật cho phép loại bỏ những giọt nước thâm nhập vào thiết bị thông qua các cổng.
Một bản vẽ chi tiết mô tả trường hợp nước thâm nhập thông qua cổng tai nghe. Dùng âm thanh và cảm biến đặc biệt, công nghệ này cho phép kiểm tra độ ẩm bên trong thiết bị, sau đó truyền các dòng điện khác nhau đến chất liệu dẫn điện sắp dọc theo các cạnh cổng. Bằng cách tách đi một điện tích, công nghệ có thể hút và sau đó đẩy các hạt nước theo chiều cố định, lặp lại chu trình này, lượng nước sẽ được điều khiển và thoát khỏi thiết bị.
Đối với các cổng nhất định, như tai nghe, chiếc iPhone có thể dùng các xung năng lượng dưới dạng sóng âm để đẩy nước ra ngoài.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Apple sở hữu bằng sáng chế liên quan đến công nghệ chống nước cho iPhone. Vào tháng 3, họ cũng nhận một bằng sáng chế sử dụng lớp bảo vệ hydrophobic có khả năng chống nước cho linh kiện bên trong iPhone, nhiều khả năng đây là công nghệ đứng sau khả năng của iPhone 6S trong các thí nghiệm ngâm nước trước đây.
Do đó, có thể không lạ nếu Apple áp dụng bằng sáng chế vào sản phẩm của họ. Nhiều tin đồn cho rằng, iPhone 7 có thể chống nước, ít nhất điều này cũng cho thấy Apple đang nghĩ cách áp dụng công nghệ này vào các thiết bị tương lai.
Lê Phát
Theo Zing
Samsung đang phát triển màn hình có khả năng tự chống nước Trong tương lai gần, các mẫu smartphone và tablet của Samsung sẽ có khả năng tự chống nước trực tiếp màn hình cảm ứng, giúp cho bề mặt cảm ứng luôn dễ dàng điều khiển được, theo SlashGear. Những giọt nước khi chạm vào lớp kính superhydrophobic sẽ bị đẩy ra ngoài. ẢNH: SLASHGEAR Samsung gần đây đã được cấp phép về công...