Đi đón vợ đẻ bỗng thấy ’sai sai’, chồng vội vã quay lại bệnh viện thì thấy cảnh hú hồn
Khi gần đi về đến nhà, cả gia đình mới tá hỏa phát hiện không thấy em bé sơ sinh đâu.
Gần đây, một câu chuyện dở khóc dở cười về chứng “não cá vàng” sau sinh đã được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc và thu hút nhiều sự chú ý.
Câu chuyện do một ông bố trẻ chia sẻ. Anh cho biết, vợ mới sinh cách đây không lâu. Ca sinh diễn ra hoàn toàn suôn sẻ, con trai chào đời khỏe mạnh khiến cả gia đình đều hết sức vui mừng. Vợ anh sinh thường và ở lại bệnh viện nghỉ ngơi, theo dõi 3 ngày trước khi về nhà.
Hôm anh đến đón vợ đẻ có cả mẹ cô ở đó. Sau khi làm thủ tục xuất viện, vợ anh thúc giục 2 người thu dọn đồ đạc mang ra xe trước, cô đi vệ sinh rồi sẽ bế em bé ra sau.
Sau khi lên xe, đi được hơn nửa đoạn đường, ông bố trẻ mới nhận ra điều gì đó “sai sai”. “Lúc đó tôi thắc mắc, mình đi đón vợ đẻ nhưng tại sao cô ấy lại ngồi một mình trên ghế phụ, mẹ vợ thì đã ngủ ở ghế sau, vậy em bé đâu?”, anh chia sẻ. Và lúc này bà mẹ mới sinh mới bàng hoàng nhận ra mình đã… bỏ quên con ở bệnh viện.
Ông bố “ hú hồn” khi quay lại bệnh viện thấy con bị bỏ quên trên chiếc tủ đầu giường.
Khi nhanh chóng quay lại phòng bệnh, vợ chồng anh mới phát hiện con được quấn trong một chiếc chăn, đặt trên chiếc tủ đầu giường. Dường như đứa trẻ “đáng thương” không nhận ra mình bị bố mẹ bỏ quên nên vẫn ngủ ngon lành. Cả nhà vừa thở phào nhẹ nhõm, vừa bật cười vì sự đãng trí của người mẹ mới sinh.
Video đang HOT
Em bé không hề hay biết mà vẫn nằm ngủ ngon lành.
Vì sao mẹ dễ bị đãng trí sau sinh?
Một nhóm các nhà khoa học Úc sau khi tiến hành nghiên cứu đã đưa ra nguyên nhân của chứng nhớ nhớ quên quên sau sinh chủ yếu là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kỳ gây tác động lên não.
Cụ thể, trong thời kỳ mang bầu, lượng estrogen có thể cao gấp vài trăm lần so với mức bình thường, từ đó thay đổi tạo hình thần kinh của não bộ hay sự tái sinh của các tế bào thần kinh tại đồi hải mã, khu vực chịu trách nhiệm về trí nhớ và nhận biết không gian.
Mẹ sau sinh rất dễ bị suy giảm trí nhớ do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone đột ngột.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chính liên quan mật thiết đến stress ảnh hưởng đến chứng hay quên của phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh con. Sau khi sinh và cho con bú, lượng estrogen trong bộ não sẽ giảm xuống, nhưng thay vào đó là lượng lớn hormone oxytocin được tiết ra và lấp đầy bộ não. Giống như từng đợt sóng nối tiếp nhau, cơn sóng thay đổi hormone này chưa dứt thì cơn sóng khác đã ập tới… và kết quả là, họ càng trở nên “đãng trí” nhiều hơn.
Tuy nhiên, hiện tượng suy giảm trí nhớ chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi trong khoảng 2 năm
Khi đại dịch kết thúc, bạn muốn làm việc tại văn phòng hay tại nhà?
Mặc dù vài tuần vừa qua có cảm giác như vài tháng, bạn biết rằng rồi đại dịch Covid-19 cũng sẽ qua đi. Nhưng bạn có muốn trở lại văn phòng không?
(ảnh minh họa: Harvard Business Review)
Trong vòng hơn 2 tháng qua, thế giới đã thay đổi một cách bất ngờ khi virus Corona xuất hiện. Mọi người đã phải rời khỏi văn phòng và vội vã mua sắm trang thiết bị để có thể làm việc tạm thời tại nhà.
Khi mà "văn phòng tại nhà" đã được dựng lên và đi vào hoạt động ổn định, thì số người nhiễm Covid-19 cũng đang có xu hướng giảm dần.
Nếu Covid-19 qua đi, bạn có muốn quay lại văn phòng làm việc như xưa, hay muốn tiếp tục làm việc từ xa nếu sếp không bắt buộc bạn phải đến văn phòng?
Nhà báo Adrian Hughes của ZDnet là một người thường xuyên làm việc tại nhà. Ông thấy rằng mình làm việc hiệu quả nhất khi ở nhà. Nhưng đối với những người đột nhiên bị "nhổ rễ" khỏi văn phòng, sự ngắt kết nối với bạn bè và đồng nghiệp, những tài nguyên ở văn phòng và thậm chí cả những bữa ăn trưa quen thuộc, đã gây ra sự nhớ nhung không hề nhỏ.
Trên hết, việc CHỌN làm việc ở nhà rất khác với việc PHẢI làm việc ở nhà. Nhà báo Adrian đã hỏi một số người quen và nhận được câu trả lời như sau:
"Tôi không thể tưởng tượng được việc phải quay lại văn phòng. Ban đầu khi phải làm việc ở nhà tôi cảm thấy rất khó chịu. Nhưng thời gian làm việc ở nhà đã đủ dài để tôi cảm thấy mọi thứ trở nên quen thuộc. Tôi vui mừng vì mình ở nhà được an toàn và nghĩ đến việc quay lại văn phòng thì lại thấy ngại", Jane, một kế toán viên nói. Cô từng làm việc tại một văn phòng khoảng chục người của một công ty kế toán nhỏ trước khi được sếp yêu cầu làm việc tại nhà.
John - một nhà thiết kế web cũng đồng tình với chia sẻ của Jane. Anh nói: "Tôi thường rất miễn cưỡng nếu phải mang công việc về nhà làm, nhưng bây giờ tôi đã quen với làm việc tại nhà tôi sợ rằng không thể quay lại giống như trước nữa. Corona là một chiến thắng lớn cho các công ty muốn đầu tư ít mà thu lại được nhiều".
Cô Vikky làm việc cho một công ty truyền thông. Cô có cái nhìn khá thực tế về mọi thứ.
"Tôi vui mừng vì mình an toàn, đồng nghiệp cũng an toàn và chúng tôi vẫn có việc làm", Vikky nói.
Khi được hỏi liệu cô có muốn trở lại văn phòng làm việc không, Vikky nói rằng mặc dù mới làm việc ở nhà vài tuần nhưng cô đã quên văn phòng trông như thế nào. "Tôi nhớ các đồng nghiệp của mình và tôi đã nhìn thấy họ trên màn hình máy tính, nhưng tôi không nhớ văn phòng của mình trông như thế nào. Tôi không thích ý tưởng quay lại văn phòng làm việc", cô nói.
Theo một nghiên cứu của tổ chức Conference Board (Hoa Kỳ), tỷ lệ người lao động tiếp tục làm việc tại nhà sau khi cuộc khủng hoảng Covid-19 kết thúc có khả năng vẫn sẽ tương đối cao. Trước đại dịch, tỷ lệ người làm việc tại nhà tương đối nhỏ, năm 2018 chỉ là 3,4%.
Tổ chức này dự đoán trong một đến hai năm tới, trước khi có vắc xin điều trị hiệu quả Covid-19, làm việc từ xa sẽ trở nên phổ biến hơn ở các thành phố lớn, nơi cư dân phụ thuộc nhiều vào giao thông công cộng. Trong khu vực tàu điện ngầm của thành phố New York, một phần năm công nhân đi lại bằng tàu điện ngầm khiến họ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với những người tự lái xe hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
"Ngay cả sau khi được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, với nền kinh tế làm việc hết công suất, tỷ lệ làm việc từ xa vẫn có khả năng duy trì ở mức cao so với thời điểm trước đại dịch", trích nghiên cứu của Conference Board.
Tổ chức này cũng dự đoán rằng những người ở trung tâm các thành phố lớn sẽ chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ thực phẩm, bán lẻ và đây là cơ hội để các cửa hàng bán lẻ xem xét đa dạng hóa danh mục đầu tư theo khu vực địa lý.
Đăng Khoa
Chờ con dâu trưởng thành Hai tháng nay bà từ chối tiền con dâu. Cô ấy vừa trao vừa than vãn, tay nào cầm cho đặng. Bà Hằng kể, mỗi tháng, vợ chồng con trai đều đặn cho bà tiền. Biết con khá giả, nhưng bà chỉ nhận ba triệu đồng. Bà không có lương hưu, không có thu gì nhập gì khác ngoài việc giữ một đứa...