Đi đón dâu, chú rể bị tàu hỏa cán chết
Đi đón dâu về, xe dừng chân nghỉ giải lao, 3 người băng qua đường tàu đi vệ sinh, đúng lúc có tàu chạy qua khiến 3 người tử nạn, chú rể chết thảm ngay trong ngày cưới.
Vụ việc thương tâm đã khiến 3 người tử nạn trên đường đón dâu về xảy ra vào khoảng gần 11 giờ trưa nay 3.2 đoạn qua Cầu Họ, thuộc địa phận tiểu khu Bình Giang, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục ( Hà Nam).
Đã xảy ra rấ nhiều vụ tai nạn thương tâm vì cố tình vượt qua đường sắt
Theo một số người dân chứng kiến vụ việc, vào khoảng thời gian trên một chiếc xe khách 29 chỗ mang BKS 17K – 5671 trên đường đi đón dâu từ tỉnh Bắc Giang về Thái Bình, đến tiểu khu Bình Giang ( Bình Mỹ – Bình Lục) xe đã dừng lại nghỉ giải lao cho mọi người đi vệ sinh.
Video đang HOT
Sau khi đi vệ sinh xong, chú rể và hai người nữa quay ra băng qua đường tàu để về vị trí chiếc xe khách đang dừng. Đúng lúc ấy thì tàu khách Thống nhất mang số hiệu SE 13 chạy theo hướng Hà Nội -TP. Hồ Chí Minh tốc độ nhanh đã lao tới hất văng cả 3 người ra xa hàng chục mét làm 3 người chết tức tưởi ngay tại chỗ.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra các cơ quan chức năng huyện Bình Lục đã lập tức có mặt, điều tra làm rõ nguyên nhân. Bước đầu xác định nạn nhân xấu số bao gồm có chú rể Nguyễn Quyết Tiến ( SN 1986), bà Hoàng Thị Ngần ( SN 1957), và ông Hoàng Văn Hưng ( SN 1953), các nạn nhân đều trú ở thôn Phú Thượng, xã Vũ Phú, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo Lao Động
Nơi gia đình chết thảm từng xảy ra nhiều tai nạn
Ít nhất 4 vụ tai nạn đường sắt đã xảy ra ở giao cắt với đường bộ tại Dốc Trùm, xã Nghĩa Phương (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) - nơi tàu hỏa đâm ôtô trưa 1/2 làm 4 người tử nạn.
Sống gần trọn cuộc đời gần đường ray xe lửa ở Dốc Trùm, xã Nghĩa Phương, ông Nguyễn Văn Chính tường tận mức độ nguy hiểm của con dốc "tử thần" này. 5 năm qua, ông Chính đã chứng kiến 4 vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở điểm giao nhau giữa tuyến đường liên huyện Tư Nghĩa đi Nghĩa Hành với đường sắt Bắc - Nam. Khoảng 12 người đã chết, hàng chục người bị thương.
Ôtô chở 7 người thân thiết của ông Nguyễn Đi về quê gặp nạn trưa 1/2 làm 4 người chết. Ảnh: Trí Tín.
Ngoài vụ tai nạn trưa 1/2 làm 4 người chết, trong đó có 3 người của gia đình ông Nguyễn Đi, ông Chính nhớ lại, dịp Tết năm ngoái, hai cháu nhỏ đi chơi xuân đến đoạn Dốc Trùm đã dừng lại tránh tàu. Do đứng sát đường ray nên cả hai đã bị đầu máy hút và cán chết.
Theo ông Chính, trước đây tuyến đường liên huyện này nắng thì bụi đất đỏ mù trời, còn mưa thì đường nhão nhoét, nên người đi lại không đông đúc. Gần đây, nhờ đường sá được thảm nhựa, bê tông hóa nên mỗi ngày có hàng nghìn lượt người qua lại Dốc Trùm, băng ngang qua đường sắt không có gác chắn nên dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Ông Hùng sống gần khu vực đường ray tàu lửa cách Dốc Trùm vài trăm mét cho biết, trước đây điểm giao cắt với đường sắt chưa được lắp hệ thống chuông, đèn báo hiệu nên tai nạn tàu hỏa xảy ra liên miên. Cách đây 3 năm, sau khi tàu tông chết 3 người đi trên xe máy bán cá, nhà tàu đã trang bị hệ thống đèn báo hiệu.
Sau tai nạn hôm 1/2, nhiều phương tiện vẫn thoải mái qua lại điểm giao cắt đường sắt với đường bộ tại Dốc Trùm. Ảnh: Trí Tín.
Dốc Trùm hướng từ thôn An Đại 3, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa về xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, bên trái có ruộng dứa lớn che khuất tầm nhìn. Do đó người điều khiển phương tiện khó phát hiện bằng mắt thường tàu hỏa từ Bắc chạy vào Nam. Nếu đèn báo hiệu tàu hỏa bị trục trặc thì dễ gây nguy hiểm cho người qua lại.
Ông Võ Tòng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phương bộc bạch, nhiều lần các đoàn lãnh đạo tỉnh, huyện về làm việc, địa phương đã báo cáo mức độ nguy hiểm ở Dốc Trùm. Thế nhưng nhiều năm qua giao lộ này vẫn chưa được ngành đường sắt đầu tư gác chắn có người canh giữ.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 2/2, ông Bùi Văn Hải, Trưởng ga Quảng Ngãi nhấn mạnh: "Trung tâm thông tin tín hiệu Quảng Ngãi và Xí nghiệp đường sắt Nghĩa Bình sẽ tiếp tục họp bàn phương án rà soát các đường ngang dân sinh, kiến nghị Tổng công ty đường sắt Việt Nam đầu tư gác chắn tại điểm giao nhau giữa đường sắt với đường bộ trọng điểm trên địa bàn Quảng Ngãi".
Theo VNExpress
Đại tang của gia đình sau tai nạn tàu hỏa "Con ơi! Lá vàng chưa rụng mà lá xanh đã lìa đời hết cả. Về làm lễ mãn tang vợ mà thành đại tang rồi!", bà Trần Thị Thi, 86 tuổi, mẹ ông Đi, khóc ngất lịm bên quan tài con trai cùng cháu gái. Sáng 2/2, căn nhà nơi cuối xóm của gia đình bà Trần Thị Thi ở thôn Hiệp Phổ...