Di dời trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài
Xung quanh việc xóa bỏ hay di chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài cùng những lùm xùm về việc dừng thu tại một số trạm hiện nay, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết:
Di dời trạm thu phí trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của cả người tham gia giao thông và chủ đầu tư
- Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng QL2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc theo hình thức BOT. Giá trị hợp đồng BOT là hơn 531 tỷ đồng, bắt đầu thu phí từ 1-9-2009. Thời gian thu phí là 16 năm 10 tháng.
Tuy nhiên, tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài đã được Bộ GTVT giao cho UBND TP Hà Nội quản lý theo Luật Thủ đô. UBND Hà Nội đã kiến nghị Bộ GTVT xóa bỏ trạm thu phí này để phù hợp với công tác quản lý, tránh ùn tắc giao thông vì đây là tuyến đường đối ngoại. Hơn nữa, người tham gia giao thông trên tuyến này rất bức xúc vì không đi trên tuyến tránh Vĩnh Yên mà vẫn phải trả phí. Bộ GTVT xét thấy những lý do này khá phù hợp, vì vậy, phương án di chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài đã được Bộ trình Chính phủ.
- PV: Cụ thể, phương án của Bộ GTVT như thế nào?
- Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường: Theo phương án mà Bộ đã trình, sẽ dừng trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài từ 1-7-2013, đồng thời cho phép di chuyển trạm về trên tuyến đường QL2, đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên để cùng kết hợp nhà đầu tư BOT QL2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên thu phí, mỗi nhà đầu tư thu một chiều.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, áp dụng mức thu phí mới từ 1-7-2013 bằng 2 lần hiện nay, sau 3 năm sẽ xem xét điều chỉnh mức tăng hợp lý nhằm đảm bảo phương án tài chính cơ bản không thay đổi so với hợp đồng đã ký.
- Việc di dời như vậy có hợp lý?
- Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài thu cho tuyến đường tránh Vĩnh Yên đặt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bởi vậy, việc di dời không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư, lại có lợi cho người dân thì chúng ta nên làm. Chúng tôi cũng nhiều lần mời nhà đầu tư lên làm việc về vấn đề này, đưa ra các phương án cùng bàn bạc.
Khi di dời, Bộ GTVT vẫn đặt lợi ích của nhà đầu tư lên cao nhất. Vì, họ đã bỏ tiền ra để làm đường, nay đường đã hoàn thành thì phải tạo điều kiện để nhà đầu tư thu hồi vốn.
- Quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo ra sao?
- Chúng tôi đã khảo sát tuyến QL2, sẽ thu trên cả hai chiều (chiều đi và chiều về), mỗi nhà đầu tư thu một chiều, lượng phương tiện qua đây rất lớn. Ngoài ra, mức thu phí tại trạm này đã được Bộ Tài chính thông qua, tăng từ 1,5-2 lần so với hiện tại, tức từ 15.000- 20.000 đồng/lần/ xe tiêu chuẩn. Theo tính toán, thời gian hoàn vốn còn ngắn hơn so với thu ở trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài.
- Nếu nhà đầu tư vẫn không đồng ý với các phương án mà Bộ GTVT đưa ra thì Bộ có quyết định thế nào?
- Bộ GTVT không đơn phương làm bất kỳ việc gì gây ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, xâm phạm đến lợi ích của doanh nghiệp. Việc di chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài được người dân đồng tình, ủng hộ. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đã nhiều lần kiến nghị xóa bỏ. Hơn nữa, Bộ GTVT đã có văn bản xin ý kiến Chính phủ. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ trước ngày 15-5. Sau khi xem xét, cân nhắc, Chính phủ chỉ đạo như thế nào chúng tôi sẽ thực hiện như vậy.
- Mức phí tại trạm này sẽ tăng 2 lần liệu có quá cao?
- Sau khi nghiên cứu, chúng tôi mới đề xuất với Bộ Tài chính sửa đổi thông tư quy định về mức thu này. Vì, hiện nay mức thu 10.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn là quá thấp so với việc điều chỉnh, lương giá. Hơn nữa, mức thu này được áp dụng từ năm 2000 đến nay. Bộ Tài chính cũng đã đồng ý nâng mức thu phí từ 1,5-2 lần. Mức thu này ở mức chấp nhận được so với tài chính của người dân và doanh nghiệp hiện nay.
- Còn với 4 trạm thu phí mà Bộ đã đề xuất mua lại, bao giờ có thời hạn chót?
- Bốn trạm thu phí đã chuyển nhượng quyền gồm trạm Phù Đổng, Hoàng Mai, Bàn Thạch và Bãi Cháy, thời gian chuyển nhượng là 5 năm, tổng số tiền thu được là 1.099 tỷ đồng. Số tiền này đã được sử dụng vào công tác duy tu, nâng cấp đường sá. Bộ GTVT đã xây dựng phương án mua lại các trạm này, đảm bảo hài hòa lợi ích cho nhà đầu tư, người dân và Nhà nước.
Việc bàn bạc, thương thảo kéo dài vì để tính đúng, tính đủ phải dựa trên nhiều nguyên tắc. Trong khi, nhà đầu tư thì muốn làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất, còn cơ quan thẩm quyền Nhà nước muốn đưa ra mức thu mua hợp lý nhất, không ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước. Chúng tôi sẽ cố gắng đàm phán trong thời gian sớm nhất, nhưng cụ thể là bao giờ thì rất khó nói.
Theo ANTD
Xem xét dừng thu phí trạm Bãi Cháy và Phù Đổng
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý 3 trạm thu phí trên quốc lộ 1 (QL) và trạm Bãi Cháy.
Đối với trạm Phù Đổng - QL1 và trạm Bãi Cháy - QL18, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, đàm phán thống nhất với nhà đầu tư về phương án tài chính, nguồn vốn mua lại và thời điểm dừng thu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trao đổi với báo chí vào chiều 2-4, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay, Bộ này đang đàm phán với Bộ Tài chính dùng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để mua lại 2 trạm này.
Còn với trạm Hoàng Mai và Bàn Thạch - QL 1, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc chuyển giao 2 nhà đầu tư BOT để thu phí hoàn vốn Dự án BOT. Bộ GTVT đàm phán, thống nhất với nhà đầu tư việc mua lại, thời gian chuyển giao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ GTVT cho biết, 4 trạm thu phí trên đã được bán quyền thu phí cho nhà đầu tư thực hiện chủ trương xã hội hóa thu phí đường bộ. Thời hạn bán quyền thu phí còn lại của các trạm này đến hết 31-12-2014. Ước tính tiền trả cho nhà đầu tư để mua quyền thu phí thời gian còn lại của cả 4 trạm này khoảng 800 - 900 tỉ đồng.
Theo ANTD
Bộ GTVT có nguy cơ phải đền nhà thầu nước ngoài 200 tỉ Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đưa ra tại buổi làm việc với TP.Hà Nội chiều 23.1. Tại cuộc họp, Bộ GTVT và TP.Hà Nội thống nhất sớm dừng thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài. Theo Thứ trưởng Trường, do chậm tiến độ trong giải phóng mặt bằng nên nhà thầu Nhật Bản...