Đi đòi tình mẫu tử
Có thai, lấy chồng và làm dâu, hàng loạt sự kiện quan trọng của đời người đã xảy ra khi cô gái vừa qua tuổi 16, để rồi sau đó là những chuỗi ngày mòn mỏi đi đòi quyền nuôi con…
Căn nhà của Lại Thị Thùy Dung (SN 1993) nằm trong con hẻm thuộc khu phố 2, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 – TPHCM mấy năm nay thường là nơi hàng xóm ghé mắt vào để tò mò, soi mói. Cũng vì vậy mà khi thấy người lạ, bà Nguyễn Thị Hường (mẹ Dung) tỏ ra e dè. Vẻ mặt buồn rười rượi, bà với gọi Dung từ sau bếp rồi nói: “Từ ngày nó mang thai, sinh con rồi nghỉ học, suốt ngày chỉ ở nhà phụ tôi buôn bán rồi đi đòi con, chứ có làm gì nổi đâu?…”.
Lại Thị Thùy Dung bên những bức ảnh của con gái
Làm mẹ ở tuổi 16
Dung có đôi mắt sáng, gương mặt ưa nhìn nhưng già dặn so với tuổi. Khi nghe tôi hỏi về bé Lại Thị Thùy Linh (SN 2010, con gái của Dung), Dung ứa nước mắt lấy ra những tờ đơn tố cáo được gửi đi nhiều nơi nhưng đều được trả lại với nhiều lý do khác nhau: “không thuộc thẩm quyền”, “người bị tố cáo không còn ở địa phương”… Dẫu vậy, không ngày nào ý nghĩ đi đòi lại con bị dập tắt. Dung quả quyết: “Mong muốn lớn nhất của em là được đón con về nhà chăm sóc, nuôi dưỡng. Em không muốn đụng đến pháp luật, nhưng gia đình chồng cũ không cho em nhận nuôi con và muốn cắt đứt tình mẫu tử nên em buộc phải làm thế”.
Bốn năm trước, khi đang học lớp 10, Dung được ba mẹ của Nguyễn Văn Thái (SN 1988, ở trọ gần nhà Dung) để ý, thường tới lui ngỏ lời mai mối Dung cho Thái. Sau thời gian Dung và Thái qua lại, tháng 1-2010, Dung mang thai. Biết chuyện, gia đình Dung mời gia đình Thái đến nói chuyện, buộc Dung bỏ thai để tiếp tục đi học. Thế nhưng, ba mẹ Thái năn nỉ và đặt vấn đề được đón Dung về làm dâu. Một đám cưới nhỏ diễn ra khi Dung vừa tròn 16 tuổi 1 tháng. Em theo chồng về làm dâu.
“Vì con lỡ có thai nên tôi đành nhắm mắt cho nó đi làm dâu, lại thấy gia đình thằng Thái cũng thương con nên tôi đồng ý, nào ngờ…” – bà Hường buồn bã kể. Dung thường xuyên bị mẹ chồng la mắng do không biết đi chợ, nấu ăn… Nhà chồng mở lò rèn nên xong công việc nội trợ, Dung phải ngồi vào máy đột sắt để phụ giúp. Đến tháng 10-2010, Dung sinh bé gái Lại Thị Thùy Linh. Do không đủ tuổi kết hôn, trong giấy khai sinh của bé bỏ trống mục “họ tên cha” và lấy họ mẹ.
Đòi quyền nuôi con
Ở với chồng hơn một năm, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu mỗi ngày càng thêm gay gắt. Ngày 22-10-2011, Dung bị chồng đánh, trong lúc giằng co, mẹ chồng giật em bé trên tay Dung chạy vào trong nhà, còn Thái đẩy Dung ra ngoài đường tiếp tục đánh. “Em kêu la, may nhờ có cô tổ trưởng gần đó chạy đến can ngăn. Thái không đánh em nữa, bỏ vào trong nhà và khóa cửa lại. Em gào khóc yêu cầu trả con lại cho em nhưng họ mặc kệ. Được 10 phút, chồng em chở ba chồng bế con bé đi đâu không rõ. Cửa đóng sập lại, em và mẹ ngồi đó suốt đêm để chờ họ chở con em về nhưng… vô vọng. Em chỉ muốn gặp con để cho nó bú vì nó mới tròn 1 tuổi” – Dung ứa nước mắt kể lại.
Sau nhiều ngày tìm con, Dung được biết cháu bé đã được đưa về thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tháng 11-2011, bà Hường vay mượn hơn 10 triệu đồng để hai mẹ con ra Bắc. Gần một tháng tá túc tại nhà người quen để tới lui thương lượng với gia đình Thái, xin được mang con về cho Dung nuôi dưỡng đến khi đủ 18 tuổi nhưng mọi nỗ lực đều thất bại.
Không nản lòng, tháng 12- 2011, Dung và gia đình lại ra Bắc thương lượng tiếp vẫn không thành. Dung nghẹn ngào nói: “Mỗi lần ra thăm con, em phải thập thò như ăn trộm, phải dò tìm thông tin mới biết con được ba mẹ chồng gửi ở một nhà trẻ tư nhân. Nhìn con mặt mày nhếch nhác, mũi chảy lòng thòng, bỉm ướt sũng giữa mùa đông mà em không cầm được nước mắt. Em muốn đưa con đi nhưng nghĩ còn có pháp luật nên đành để con lại”. Dung cho biết sẽ tiếp tục đi đòi con nhưng chưa biết bằng cách nào. “Đơn em gửi Công an quận 12 thì họ đẩy đưa, gửi Công an xã Đông Thạnh thì họ lắc đầu đẩy sang bộ phận tư pháp, em ra Nam Trực gửi đơn, đến nay cũng chưa được giải quyết… ” – người mẹ trẻ rưng rưng.
Video đang HOT
Có thể khởi kiện tại tòa án Về vụ việc này, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM: Việc hai gia đình tổ chức đám cưới vào thời điểm Dung mới chỉ có 16 tuổi là vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình (điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn). Cũng vì vậy, hôn nhân này không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, do con Dung sinh ra là con chung của Dung và Thái, Dung cần nộp đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện (nơi Thái thường trú) để yêu cầu tòa án buộc Thái trao trả con cho Dung nuôi dưỡng, đồng thời buộc Thái phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi cháu bé đủ 18 tuổi. Hành vi của Thái và gia đình đem cháu bé về tỉnh Nam Định, không cho Dung chăm sóc con là chưa đủ căn cứ pháp lý để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt trẻ em được quy định tại điều 120 BLHS, vì đứa trẻ cũng là con của Thái. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm Dung có quan hệ với Thái lần đầu mà Dung chưa đủ 16 tuổi, Thái đã thành niên thì Thái đã phạm vào tội giao cấu với trẻ em được quy định tại điều 115 của BLHS (mức phat tu tư 1 năm đên 5 năm).
Theo NLD
Mảnh đất thờ tự cắt tình mẫu tử
Đau đáu nhìn đứa con nghịch tử, người mẹ già khọm chối phăng những gì đã xảy ra trước đó. Hơn ai hết, bà cố nén nỗi đau để "nuốt trôi" sự thật, cái sự thật phũ phàng.
Mảnh đất cắt tình mẫu tử
Phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Văn Lích (30 tuổi, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) diễn ra vào một ngày cuối năm lạnh ngắt. Không có nhiều người dự khán, phòng xử án chỉ vỏn vẹn mấy người, Lích đứng khom mình trước vành móng ngựa còn người mẹ thấp thỏm sau lưng.
Vị chủ tọa phiên tòa trầm ngâm nhìn Lích rồi nhắc lại nội dung vụ án. Nguyễn Văn Lích là con trai út trong gia đình có 8 anh em.
Cũng vì là con út nên sau khi lập gia đình, Lích ở chung nhà với cha mẹ ruột. Cha mất, Lích tiếp tục ở với mẹ là cụ T.T.M. (76 tuổi).
Cụ M. và con trai trước toà
Cũng từ khi cha mất, Lích đòi mẹ chuyển toàn bộ quyền sở hữu nhà, đất cho mình, cụ M. không chấp nhận nên mẹ con họ nảy sinh mâu thuẫn, người mẹ già trở thành người để Lích tranh chấp quyền thừa kế.
Bất đắc dĩ, câu chuyện không thể giải quyết trong nội bộ gia đình buộc cụ M. phải thưa con ra chính quyền ấp nhờ can thiệp.
Hòa giải không thành, Lích càng đem lòng oán trách mẹ, mâu thuẫn cứ thế âm ỉ trong lòng đứa con trai nhỏ mọn.
Khoảng 6 giờ 15 phút ngày 14/4/2011, khi con trai đang ngồi xem ti vi thì cụ M. bước vào phòng. Thấy sợi dây điện lòng thòng giữa nhà mà con trai vẫn tỉnh bơ nên cụ M. đã la rầy.
Bị mắng, Lích hậm hực đứng dậy gỡ xuống. Phát hiện dây điện có nhiều chỗ bị tróc vỏ làm hở lõi đồng bên trong, trong đầu đứa con trai chợt nảy ra ý nghĩ tày trời: đẩy mẹ vào chỗ hở lõi đồng cho điện giật.
Nghĩ là làm, Lích lấy dao cắt dây điện ra nối lại để cho phần lõi đồng chìa ra nhiều hơn để thực hiện kế hoạch. Nghe con nói lớn "Ai mở cửa tủ lấy hết giấy tờ đất hết rồi", cụ M. liền hốt hoảng chạy vào.
Chưa kịp định thần, đứa con trai bất hiếu đã xô mẹ vào chỗ hở điện. Người mẹ chỉ kịp hét lên vài tiếng thất thanh rồi ngất lịm. Thấy vậy, Lích còn cầm chổi hất sợi dây điện vào người mẹ nhiều hơn.
Nghe tiếng kêu cứu của bà, vợ Lích cùng mấy người hàng xóm lao đến đập vào cánh cửa.
"Mẹ bị điện giật", Lích bình thản trả lời mọi người rồi lẳng lặng bỏ đi. Khi tỉnh lại, người mẹ đau đớn kể lại sự việc và được mọi người đưa đi cấp cứu còn Lích đến công an xã đầu thú.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Long An tuyên phạt nghịch tử Nguyễn Văn Lích mức án 14 năm tù về tội "giết người".
Bản án vừa tuyên, người mẹ đã lập tức kháng cáo tha thiết xin giảm nhẹ hình phạt cho con, cả Lích cũng làm đơn kháng cáo. Với một người mẹ, có nỗi đau nào hơn thế?
Nỗi đau người mẹ
Tại phiên phúc thẩm, Nguyễn Văn Lích một mực kêu oan. Nhìn con trước vành móng ngựa, đối diện với mức án 14 năm tù, chốc chốc thân mẹ già lại run lên bần bật. Bà mong con thoát tội.
"Theo đơn kháng cáo, bị cáo trình bày kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai con còn nhỏ, có mẹ già. Chẳng lẽ bị cáo còn nghĩ đến mẹ nữa sao?", vị chủ tọa gằn giọng.
"Dạ, bị cáo kêu oan ạ. Đơn kháng cáo đó là do người khác viết giùm chứ bị cáo bị oan ạ", Lích ngẩng cái đầu đinh trình bày.
"Tòa nói để cho bị cáo biết, có thể tại tòa hôm nay mẹ bị cáo sẽ khai khác đi xuất phát từ tấm lòng bao dung của người mẹ nhưng Tòa sẽ hỏi, xem xét, đối chiếu với những lời khai ban đầu và những tình tiết liên quan nên bị cáo cần khai báo thành khẩn" - "Nhưng mà bị cáo chỉ kêu mẹ đến bàn thờ cha thắp hương, khấn để cha về chứng kiến bị cáo không ăn ở thất đức thôi chứ bị cáo đâu có làm gì đâu".
"Vậy sao khi mẹ bị cáo được đưa đi cấp cứu, bị cáo không làm gì mà lại đến công an xã đầu thú?" - "Bị cáo được mời lên chứ không có ra đầu thú".
"Tại sao tại những lời khai trước đây, bị cáo khai mình muốn giết mẹ vì mâu thuẫn chuyện đất đai, nhà cửa?" - "Bị cáo khai theo hướng dẫn của điều tra viên, bị cáo bị ép cung", trước những lời khai của Lích, Hội đồng xét xử phải mời người mẹ già tội nghiệp lên thẩm vấn.
"Con tui nó đốt nhang kêu tui lên. Tui thấy khói bay nên hoảng hồn kêu cứu rồi tá hỏa té xỉu thôi". "Thế con bà có nói là "bà muốn sống hay muốn chết" không?". "Nó không có nói gì hết", cụ M. khẳng định rồi lật đật bước về chỗ ngồi.
Đau đáu nhìn đứa con nghịch tử, người mẹ già khọm chối phăng những gì đã xảy ra trước đó. Hơn ai hết, bà cố nén nỗi đau để "nuốt trôi" sự thật, cái sự thật phũ phàng. Không khí phiên tòa như trùng xuống theo ánh nhìn khô cạn, hắt hiu của người mẹ.
"Tôi rất hiểu tình cảm bà dành cho con nhưng tại phiên tòa sơ thẩm bà đã khai rõ ràng "việc tôi bị điện giật là do con tôi dùng dây điện chích vào người tôi, mục đích là giết chết tôi", bà giải thích sao về lời khai này? Ngoài ra, lời khai của một số nhân chứng, người liên quan như vợ Lích, người hàng xóm trước đây đều khẳng định bà bị điện giật...? Người mẹ thinh lặng một hồi rồi lại chối phăng tất cả.
Trước thái độ của người mẹ, vị đại diện Viện kiểm sát buộc lòng phải công bố những thương tích gồm những vết bầm, phỏng ở lòng bàn tay, bàn chân, cổ...là dấu tích của vụ án.
Phát biểu quan điểm bào chữa, vị luật sư cho rằng quá trình giải quyết vụ án đã vi phạm tố tụng, Lích bị truy tố với khung hình phạt có mức án cao nhất lên đến tử hình nhưng không có luật sư tham gia trong quá trình hỏi cung, hiện trường vụ án bị xáo trộn, hơn nữa vào lúc 10 giờ ngày 14/4/2011 là lúc cụ M. đang được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng lại có một lá đơn tố cáo gửi đến cơ quan điều tra nên đề nghị xem xét.
Xét thấy những tình tiết, quan điểm luật sư đưa ra là có cơ sở, hơn nữa lời khai của người mẹ tại phiên tòa lần này có nhiều mâu thuẫn nên Hội đồng xét xử đã tuyên hoãn phiên tòa.
Vụ án chưa khép lại, mức hình phạt vẫn lơ lửng trên đầu đứa con trai nên gương mặt người mẹ già xạm lại.
Thất thểu, mệt nhọc, người mẹ già lê bước giữa người thân, miệng lầm rầm "tui già rồi, con tui nó đi tù thì ngày ra chắc tui cũng đã xanh cỏ", câu nói từ đáy lòng người mẹ nghe sao chát đắng.
Có lẽ, chính vì vậy bà cố gắng bao che cho con, cố gắng che đậy cái sự thật nhói lòng bởi chẳng có người mẹ nào vô cớ tố cáo oan cho con. Hi vọng, những ngày tháng trong tù giúp Lích tỉnh lại để gia đình họ bớt đi một chút nỗi đau trong đoạn kết buồn.
Theo VietNamNet
Mảnh đất cắt tình mẫu tử Vụ án xảy ra đã gần một tháng, nhưng dư luận ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vẫn không ngớt bàn tán về hành vi man rợ, tàn độc của đứa con 19 tuổi. Nguyễn Hữu Tài Chiếc bể cá nơi tài giấu xác bà Nhung VẮNG MẶT BẤT THƯỜNG Sau khi ly hôn, bà Bùi Thị Hồng Nhung (SN 1967,...