Di dời khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam
Việc chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1 với kinh phí hơn 11.000 tỷ đồng sẽ được hoàn thành vào năm 2025 nhằm hạn chế ô nhiễm lên sông Đồng Nai.
Ngày 30/10, trong buổi làm việc giữa UBND tỉnh Đồng Nai và Ban chỉ đạo dự án chuyển đổi công năng khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1, Tổng công ty Sonadezi đã đưa ra đề án mới nhất “Khắc phục ô nhiễm môi trường, di dời KCN Biên Hòa 1″ lên Sở Kế hoạch đầu tư. Sau khi rà soát, lộ trình thực hiện đề án này sẽ kéo dài đến năm 2025 với 3 giai đoạn, chậm hơn 2 năm so với dự kiến ban đầu.
Việc di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1 là giảm ô nhiễm nguồn nước cho sông Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Trường.
Tổng chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ di dời cho các doanh nghiệp ra khỏi KCN này là hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó chi phí hỗ trợ chiếm gần 50%.
Phần lớn các doanh nghiệp sẽ được chuyển về KCN Giang Điền (huyện Trảng Bom), ngoài ra một số nhà máy sẽ được ưu tiên đến các KCN khác phù hợp với quy hoạch đầu tư của tỉnh. Sau khi được di dời, toàn bộ đất khu vực hiện hữu sẽ chuyển đổi công năng thành khu đô thị dịch vụ thương mại hiện đại.
Theo ông Trần Minh Phúc – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, việc di dời KCN Biên Hòa 1 là vấn đề cấp bách, cần thiết, đặc biệt quan trọng nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước sông Đồng Nai và phù hợp với định hướng quy hoạch chung của thành phố trong tương lai.
Trước đó, hồi tháng 2, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương chuyển đổi khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại dịch vụ theo quy định hiện hành. Trong đó chấp thuận một số cơ chế chính sách để Đồng Nai thực hiện đề án chuyển đổi, di dời.
Video đang HOT
Được thành lập năm 1963 với tên gọi Khu kỹ nghệ Biên Hòa, sau năm 1975 đổi tên thành KCN Biên Hòa 1, đây được xem là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam với diện tích 324 hecta, nằm trên địa bàn phường An Bình, TP Biên Hòa. Hiện KCN này có 107 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh với 26.000 lao động.
Trong 50 năm hoạt động, đây là “điểm nóng” gây ô nhiễm môi trường trực tiếp xuống sông Đồng Nai, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt cho 20 triệu cư dân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hoàng Trường
Theo VNE
Người dân vây trụ sở xã đòi di dời trại lợn ô nhiễm
Không bằng lòng trước thái độ chây ỳ của chủ trang trại và cách xử lý được cho là thiếu kiên quyết của chính quyền, hàng trăm người dân xã Yên Tâm (Thanh Hóa) kéo ra vây trụ sở xã, lập lều lán, treo băng rôn gây áp lực.
Chiều tối 28/10, trong cơn mưa tầm tã, hàng trăm người dân vẫn bám trụ, vây kín cổng trụ sở UBND xã Yên Tâm (Yên Định, Thanh Hóa). Họ căng băng rôn, biểu ngữ và la ó yêu cầu chính quyền khẩn trương di dời đàn lợn của Công ty TNHH P.N.T ra khỏi địa bàn.
Người dân tập trung trước cổng trụ sở UBND xã Yên Tâm chiều 28/10. Ảnh: Lê Hoàng.
Dù các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa và huyện Yên Định đã tổ chức nhiều buổi đối thoại nhằm tìm biện pháp giải quyết vụ việc, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng người dân không chấp nhận phương án kéo dài thêm thời gian hoạt động của trang trại nuôi heo.
"Người dân chúng tôi cơ cực đủ đường, cuộc sống đảo lộn. Ai cũng nơm nớp lo sợ vì luôn phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật và vấn nạn ô nhiễm. Bà con đấu tranh không chỉ cho cuộc sống sinh hoạt hiện tại mà còn vì các thế hệ tương lai", ông Trịnh Trọng Bảy, người dân thôn Mỹ Hòa, xã Yên Tâm bức xúc nói.
Bà Ngô Thị Hoa, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết, tại các buổi đối thoại, phía lãnh đạo huyện đã động viên người dân bình tĩnh, ngưng bao vây trang trại lợn và giải tán để chính quyền làm việc. Huyện sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc di dời toàn bộ đàn heo ra khỏi trang trại theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, người dân vẫn tụ tập trước trụ sở ủy ban xã đề nghị phải tổ chức cưỡng chế ngay lập tức. Chỉ khi nào di dời đàn heo khỏi trang trại gây ô nhiễm, họ mới ngưng bao vây phản đối.
Cả nghìn người đổ về hội trường xã Yên Tâm dự buổi đối thoại tìm phương án giải quyết vụ việc. Ảnh: Lê Hoàng.
"Cho đến giờ phút này rõ ràng doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không chấp hành công văn chỉ đạo của tỉnh khiến người dân bức xúc. Chắc chắn huyện sẽ phải cưỡng chế nếu họ vẫn cố tình không thực hiện. Chúng tôi rất hoan nghênh các doanh nghiệp vào làm ăn tại địa phương, nhưng nếu bị phát hiện có hành vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường cần phải kiên quyết xử lý", bà Hoa nói.
Chính quyền đưa ra thời hạn thêm khoảng một tháng, tuy nhiên người dân không đồng tình. "Việc trại lợn gây ô nhiễm đã bị phanh phui. Chúng tôi đã cho quãng thời gian cả nửa năm nhưng họ vẫn ngang nhiên hoạt động", bà Trần Thị Liên, một người dân lý giải.
Trước đó ngày 26/10, hàng trăm người dân xã Yên Tâm và một số xã lân cận như Yên Giang, Yên Trung, Nông Trường (Yên Định) kéo đến bao vây khu trang trại chăn nuôi công nghiệp của Công ty TNHH P.N.T ở thôn Mỹ Hòa (xã Yên Tâm). Họ dựng lều lán, la ó, căng băng rôn... trước cổng trang trại gây áp lực đòi doanh nghiệp di dời toàn bộ đàn lợn nái hơn 1.200 con đang được chăn nuôi tại đây.
Lều lán trước cổng trang trại Công ty P.N.T được người dân dựng lên để vây doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng.
Cũng tại trang trại này, vào trung tuần tháng 4, từng xảy ra vụ việc người dân tụ tập đông người, bao vây ngăn chặn việc vận chuyển thức ăn vào công ty. Chính quyền đã tổ chức nhiều hội nghị họp dân tìm phương án giải quyết. Mãi hơn một tuần sau, người dân mới chịu dời đi khi đại diện doanh nghiệp ký cam kết chuyển toàn bộ đàn lợn (cả thương phẩm và lợn nái) đi nơi khác.
Theo công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 29/9, hạn chót để Công ty P.N.T di chuyển đàn lợn ra khỏi Trang trại Yên Tâm là ngày 24/10. Sau thời hạn này, doanh nghiệp chưa thực hiện khiến người dân tiếp tục tập trung phản ứng.
Lê Hoàng
Theo VNE
Phú Yên: Diễn tập ứng phó sóng thần Sáng 23-8, tại thôn Phú Lạc (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và huyện Đông Hòa tổ chức diễn tập Ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn huyện Đông Hòa năm 2014 (diễn tập "ST-14"). BĐBP dùng phương tiện tiếp cận, thông báo, vận động người dân thoát khỏi vùng nguy hiểm của sóng thần Đây là...