Di dời khẩn cấp hộ dân bị 40 tấn đất đá vùi lấp lán
Tin từ huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) sáng nay 22/8 cho biết, đoàn công tác xử lý vụ sạt lở đất vùi lấp lán sửa xe của một nhà dân đã tiến hành lập biên bản, yêu cầu hộ dân này phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm, đề phòng có thể tiếp tục sạt lở.
40 khối đất đá tấn công một nhà dân, rất may không có thiệt hại về người (ảnh bạn đọc)
Trước đó vào khoảng 23h30 ngày 20/8, một vụ sạt lở đất đá đã xảy ra tại núi Trại Sơn C (thôn Pháp Cổ, xã Lại Xuân, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) khiến toàn bộ khu vực sử dụng làm lán chứa đồ được lợp bằng tôn của gia đình ông Nguyễn Phúc Thiệu (trú tại địa chỉ trên) bị vùi trong đống đất đá “khủng”.
Rất may vụ sạt lở không gây thiệt hại về người do thời điểm xảy ra vụ việc vào lúc đêm khuya, khu lán này không có người ngủ bên trong.
Tuy nhiên khoảng 40 tấn đất đá bất ngờ đổ ập xuống đã vùi lấp toàn bộ máy móc, dụng cụ, đồ đạc… tại đây.
Vụ sạt lở được người dân cấp báo đến chính quyền xã, huyện. Đoàn công tác của huyện được thành lập để xử lý vụ việc đã có mặt tại hiện trường vào sáng ngày 21/8.
Theo một lãnh đạo Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện, khu vực bị sạt lở là núi Trại Sơn C. Hiện ngọn núi này chỉ còn phần chân cao khoảng 4 mét với khối lượng đất đá chỉ còn khoảng 400 khối, do trước đây HTX Lại Xuân được cấp phép khai thác để sản xuất vôi.
Video đang HOT
Sau đó khu vực này tiếp tục được cấp cho công ty Xi măng Phúc Sơn làm vùng khai thác nguyên liệu.
Tuy nhiên đầu năm 2017 công ty này đã bị tạm dừng khai thác do chưa đủ thủ tục.
Cũng theo phía huyện Thủy Nguyên, các hộ dân sống cạnh ngọn núi Trại Sơn C (trong vòng bán kính 200m) đã được đền bù để bàn giao mặt bằng cho công ty Phúc Sơn khai thác. Gia đình ông Thiệu cũng đã nhận tiền bồi thường (hơn 200 triệu đồng) nên nằm trong diện giải toả. Tuy nhiên gia đình chưa bàn giao đất, chưa chịu di chuyển khỏi khu vực này vì cho rằng bồi thường chưa thoả đáng.
Nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở theo nhận định của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện là do ngọn núi này đã từng bị nổ mìn khai thác nên bị rung động nhiều dẫn đến liên kết đất đá bị lỏng, rỗng, lại cộng thêm mấy đợt mưa lớn vừa qua nên bị sạt lở.
An Nhiên
Theo Dantri
Người phụ nữ nghèo khó vươn lên làm chủ doanh nghiệp
Đó là bà Vũ Thị Mai, Hội viên Hội phụ nữ thôn 4, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Sau mọi nỗ lực, bà vinh dự là 1/74 cá nhân được thành phố trao tặng bằng khen tại Lễ tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sáng ngày 18.10.
Vượt khó nuôi con, làm giàu chính đáng
Người phụ nữ thành đạt Vũ Thị Mai trải lòng về một cuộc sống biết bao thăng trầm. Năm 1980, chồng bà qua đời khi tuổi đời của bà mới chỉ mới 25. Ông nhà ra đi bỏ lại đằng sau biết bao điều dang dở và khó khăn chờ bà Mai phải gánh vác. 3 đứa con nhỏ nheo nhóc, thiếu thốn đủ bề khiến bà không thể ôm nỗi buồn mất mát người thân mãi được.
Bà Vũ Thị Mai, Hội viên Hội phụ nữ thôn 4, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Bà tự đặt cho mình câu hỏi làm thế nào để thoát được cảnh nghèo khó, tù túng này? Nghĩ là làm, bà đã mạnh dạn vay mượn tiền từ các nguồn vốn của địa phương, đầu tư vào chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, khởi đầu thật khắc nghiệt. Khi đầu tư chăn nuôi, do chưa có nhiều kinh nghiệm tích lũy, gặp phải thời tiết rét đậm, rét hại, dịch bệnh kéo dài, gà, vịt lăn ra chết hàng loạt. Vốn liếng đã không cánh mà bay. Không nản chí bà tiếp tục đầu tư.
Tuy nhiên, lần này, bà tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, thay đổi lối làm tự phát ban đầu. Kết quả là hàng năm, hộ bà thu nhập hàng chục triệu đồng từ nguồn chăn nuôi. Sau nhiều năm chắt chiu, tích lũy, bà có số vốn nhất định.
Năm 2005, bà mai xây dựng hướng đi hoàn toàn mới mẻ đó là đầu quân vào lĩnh vực kinh doanh vận tải, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với một người nông dân như bà. Lại tiếp tục huy động nguồn vốn vay từ người thân, đặc biệt từ nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội địa của huyện Thủy Nguyên, bà Mai thành lập công ty Phú Hưng Thịnh chuyên về vận tải hàng hóa vận chuyển hàng cho các công ty Tàu, biển tại địa phương và các xã lân cận. Khởi đầu mới thành lập, đơn vị chỉ có 02 đầu xe. Đến nay, số đầu xe tăng lên gấp 10 lần ứng với 20 đầu xe.
Điều đáng nói là đơn vị đã tạo công việc thường xuyên cho 25 lao động với mức thu nhập 12 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù thành công lĩnh vực vận tải nhưng cái "máu" nông nghiệp vẫn không thể từ bỏ. Sau nhiều năm kinh doanh, bà Mai có vốn, bà trích ra mua 14.000 m2 đất ruộng, vườn làm gia trại, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động tại địa phương (với công việc theo thời vụ). Sản phẩm sạch từ gia trại, bà Mai cung ứng cho chính nhu cầu của gia đình, người thân và những người có hoàn cảnh khó khăn tại thôn, xóm.
Bên cạnh công việc, bà không quên nghĩa vụ của 1 người vừa làm mẹ, vừa làm cha, quan tâm, rèn luyện các con có ý thức trong học tập và tham gia đỡ đần công việc gia đình. Bà luôn rèn các con phải tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện nếp sống văn minh và có tổ chức. Hiện, con gái út của bà công tác tại Viện khoa học và công nghệ khai thác thủy sản. Trong hai người con trai, có cậu con trai lớn không may bị tai nạn. Bà Mai cho biết: "Tuy cháu tàn nhưng không phế". Cậu cùng bà gánh vác công việc kinh doanh và luôn hoàn thành tốt công việc.
Tích cực góp sức xây dựng NTM
Bản thân bà Mai tham gia vào tổ chức Hội phụ nữ gần 20 năm nên bà nhận thức rất sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Là Hội viên nòng cốt của chi Hội phụ nữ thôn 4, bà luôn đoàn kết, giúp đỡ và chia sẻ bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Với tính chủ động, bà vận động các hội viên khác tham gia các lớp tập huấn do Hội phụ nữ các cấp tổ chức nhằm nâng cao sự hiểu biết cho bản thân và áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, tư vấn cho các chị em hội viên các làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.
Năm 2005, bà đề nghị HPN xã thành lập "tổ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình" gồm 72 Hội viên. Với hoạt động này, nhiều chị em hội viên đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Bản thân bà Mai giúp đỡ 5 hội viên khó khăn vay 30 triệu đồng vốn không lấy lãi. Bà Mai đặc biệt quan tâm giúp đỡ những em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi nên nhận đỡ đầu và chăm lo đời sống cho 01 gia đình hộ nghèo tàn tật tại thôn 10 với kinh phí mỗi năm 10 triệu đồng và 01 cháu hiện đang học Đại học sư phạm.
Bên cạnh các hoạt động kể trên, bà Mai cũng tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng NTM bằng cách vận động Hội viên phụ nữ thôn tham gia xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn. Hỗ trợ 54 triệu đồng xây dựng các tuyến đường và mua trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác thải, hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục.
Theo Danviet
Dân dựng lều, ngăn cản ôtô chở rác Cá chết, môi trường ô nhiễm, người dân xã Gia Minh đã chặn lối vào bãi rác Da Lợn của huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), khiến rác ngập đường. Bãi rác Da Lợn của huyện Thủy Nguyên nằm tại xã Minh Tân, gần sông Thải, nhưng đường vào lại đi nhờ qua xã Gia Minh. Theo người dân xã Gia Minh, từ khi...