Di dời hòn đá lạ khỏi đền Hùng
Trước dư luận xôn xao về hòn đá lạ được đặt tại Đền Hùng, thực hiện ý kiến của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo BQL khu di tích lịch sử Đền Hùng di dời hòn đá lạ ra khỏi khu di tích.
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay 7/6, ông Nguyễn Xuân Các – Giám đốc Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng – cho biết, sau khi thông tin về hòn đá với nhiều chữ viết cổ và các họa tiết phức tạp đặt tại đền Thượng trong khu di tích lịch sử Đền Hùng gây xôn xao dư luận, thực hiện ý kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ngay sau ngày Giỗ Tổ, Ban quản lý khu di tích danh thắng Đền Hùng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành dời hòn đá lạ khỏi Đền Hùng, tránh gây phản cảm trong dư luận.
Hòn đá lạ đã được di dời khỏi đền Hùng.
Theo Ban quản lý di tích đền Hùng, ông Nguyễn Minh Thông là người đặt viên đá vào Đền Hùng. Vì vậy, ông đã nhận lại hòn đá.
Liên quan đến sự việc, sáng 6/6, Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm. Trong buổi làm việc, nhà nghiên cứu Phạm Thức cho rằng trên hòn đá lạ này có 2 lá bùa với mục đích mưu lợi cá nhân chứ không phải mang mục đích cầu cho quốc thái dân an. Một số nhà nghiên cứu cũng lo ngại rằng, dù viên đá lạ đã được di dời nhưng sự ảnh hưởng của nó vẫn chưa được giải trừ hết.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Các khẳng định, mọi vật phẩm “có mặt” tại đền Thượng nói riêng và khu di tích lịch sử Đền Hùng nói chung đều phải được phép của Ban quản lý và phải có hồ sơ, chứ không thể tùy tiện muốn đặt đâu cũng được. Ông Các dẫn chứng rất nhiều doanh nghiệp, chính quyền các địa phương bày tỏ mong muốn trồng cây, cung tiến cặp nến khổng lồ… vào đền song đều bị từ chối vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu liên quan đến vấn đề linh thiêng của Đền Hùng.
Video đang HOT
Cũng theo ông Các, hòn đá lạ hoàn toàn không có hồ sơ trong hồ sơ tu bổ đền Thượng.
Theo Dantri
Người lính già kể chuyện lập công mừng sinh nhật Bác
"Ngày 18/5, Bác Hô báo tin: Quân giải phóng lại bắn súng lớn vào sân bay Đà Nẵng, gây nhiều đám cháy và tiếng nổ dữ dội, chấn động cả một vùng. Mọi người phấn khởi thưa, đó là quân dân miền Nam lập công mừng sinh nhật Bác".
Đó là những gì TS. Trần Viết Hoàn viết trong cuốn "Nhớ mãi ngày sinh Bác Hồ" do NXB Chính trị quốc gia xuât bản. ""Tác giả" của những trận pháo nói trên là của Trung đoàn 575 pháo binh mặt trận 44 Quảng Đà chúng tôi" - bác Nguyễn Huy Hoán (83 tuổi, trú tại Đà Nẵng), trợ lý tham mưu của Trung đoàn 575 pháo binh mặt trận 44 Quảng Đà, tự hào nói.
Pháo binh 575 - đơn vị anh hùng
Trong không khí hào hùng của những năm 1965 -1970, nhân dân cả nước trùng trùng, điệp điệp lên đường ra trận với dũng khí sôi sục "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Với tinh thần "tất cả vì tiền tuyến miền Nam", nhiều đơn vị được thành lập, liên tiếp ngày đêm hành quân vào miền Nam đánh Mỹ cứu nước. Chính trong những ngày tháng lịch sử đó, Trung đoàn 575 pháo binh mặt trận 44 Quảng Đà được thành lập (ngày 28/3/1966).
Ban liên lạc Trung đoàn 575 pháo binh mặt trận 44 Quảng Đà gặp mặt truyền thống (năm 2006)
Nhiệm vụ của Trung đoàn là pháo binh chuyên trách tổ chức đánh tập kích hỏa lực (tập trung, độc lập) vào các mục tiêu chiến lược, chiến dịch của địch như các căn cứ liên hiệp sân bay Đà Nẵng, bến cảng, tổng kho hậu cần, địa điểm đóng quân, các trận địa pháo, bãi tập kết xe, pháo... của quân địch tại chiến trường Mặt trận 44 Quảng Đà.
Đà Nẵng có vai trò chiến lược quan trọng, giao thông thuận lợi, có sân bay, cảng sông, cảng biển lớn nhất miền Trung nên đế quốc Mỹ đã chọn Đà Nẵng làm nơi đổ quân, bắt đầu chiến tranh xâm lược. Quân Mỹ đã tập trung ở đây một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh, xây dựng căn cứ liên hợp quân sự mạnh nhất miền Trung.
Trận đầu tiên của Trung đoàn là trận đánh tập trung cả 3 tiểu đoàn với 36 khẩu pháo, tập kích hỏa lực vào sân bay Đà Nẵng đêm 14/7/1967, tiêu diệt 548 tên địch (phần lớn là nhân viên kỹ thuật, giặc lái Mỹ), phá hủy 87 máy bay các loại, 250 xe quân sự, thiêu hủy kho bom đạn hàng vạn tấn... Sân bay Đà Nẵng tê liệt 1 tuần lễ.
"Đây là trận đánh gây thiệt hại nhất so với các sân bay bị đánh từ trước tới nay ở miền Nam Việt Nam", đại tá Ma-loi (Mỹ), chỉ huy trưởng sân bay Đà Nẵng, thú nhận.
Từ năm 1967 - 1975, đơn vị đã đánh tập kích trên 500 trận, diệt hơn 6.000 tên giặc, phá hủy 780 máy bay các loại, hơn 1.000 xe quân sự, hơn 200 khẩu pháo; thiêu hủy 50 triệu lít xăng, các loại vũ khí và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Mỹ - Ngụy.
Với những thanh tích chiến đấu ngoan cường, bám trụ liên tục, ngày 22/12/1973 đơn vị được Nhà nước tuyên dương, công nhận là Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lập chiến công mừng sinh nhật Bác
Theo bác Nguyễn Huy Hoán, năm 1969, trên mặt trận Quảng Đà chỉ có duy nhất trung đoàn của ông. Lúc đó, ông là trợ lý tham mưu của Trung đoàn. Nhiệm vụ của ông lúc bấy giờ là đo đạc để lấy mục tiêu đặt pháo.
"Cứ 3 giờ sáng là chúng tôi chui xuống hầm bí mật. Chiều lại lên tiến hành đo đạc, lấy mục. Thấy máy bay địch thì nhảy xuống ruộng giả vờ làm lúa", ông Hoán kể lại.
Sau thời gian dài chuẩn bị, từ đêm 11 - 14/5/1969, Trung đoàn liên tiếp bắn súng lớn vào sân bay Đà Nẵng gây cho địch nhiều thiệt hại.
Ông Hoán kể lại những trận đánh vào sân bay Đà Nẵng
"Tối 11/5/1969, Đại đội 10 thuộc Tiểu đoàn 1 bắn thao tác bệ 20 viên đạn vào khu đồn trú của giặc lái và nhân viên kỹ thuật ở sân bay Đà Nẵng. Sau đó, Đại đội 12 thuộc Tiểu đoàn 2 bắn vào khu để máy bay và kho pháo đạn, kho bom, kho xăng dầu của địch ở sân bay, gây cháy, nổ dữ dội nhiều giờ và thiệt hại nhiều sinh lực địch.
Tiếp đó, 20 giờ ngày 13/5, Tiểu đoàn 1 và 2 sử dụng 16 khẩu pháo 122 ly và 140 ly đồng loạt pháo kích vào sân bay Đà Nẵng, tổng kho hậu cần Bầu Mạc, bãi đỗ xe quân sự Cẩm Bình, Sư đoàn 3 của Mỹ ở cứ điểm Xùng Mây. Trận pháo khiến cho một kho bom nổ dữ dội trong nhiều giờ, một kho xăng bốc cháy cột khói bốc cao cả trăm mét phải 2 ngày mới dập tắt được. Lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng của địch ở kho hậu cần Bầu Mạc bị cháy, thiệt hại nặng. 200 xe quân sự các loại tại Cẩm Bình bị phá hủy...", ông Hoán nhớ lại.
"Chúng tôi không ngờ, những trận pháo ấy được kính dâng lên Bác nhân dịp mừng thọ 79 tuổi của Bác và được Người rất khen ngợi", ông Hoán tự hào nhớ lại.
Theo Dantri
Đảo Lý Sơn kín khách dịp nghỉ lễ Trong dịp nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương, hàng trăm du khách đón tàu ra thăm đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tất cả các khách sạn, nhà nghỉ, nhà công vụ ở đảo đều kín chỗ. Ông Đặng Quang Sơn - Giám đốc Ban quản lý cảng Sa Kỳ (Sở GTVT Quảng Ngãi) cho biết: "Những ngày thường, chúng tôi chỉ cần 1...