Di dời 3 bộ và nhiều khu dân cư ra khỏi khu vực Ba Đình
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định di dời 3 Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ di dời khỏi khu vực Ba Đình. Theo quyết định này, nhiều khu dân cư cũng buộc phải di dời để bảo tồn khu vực Ba Đình.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, Thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc ổn định lâu dài cho các cơ quan Trung ương, hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu trung tâm chính trị Ba Đình. Bảo tồn, tôn vinh các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc đô thị…
Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng là 134,5 ha (tăng 34 ha so với Quyết định 543/QĐ-TTg ngày 8/7/2002) được giới hạn bởi: Phía Bắc là phố Phan Đình Phùng, đường Thanh Niên, hồ Tây, đường Hoàng Hoa Thám; phía Nam là đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học và Sơn Tây; phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương; phía Tây là đường Ngọc Hà.
3 Bộ và nhiều khu dân cư phải di chuyển đến địa điểm mới
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, có 3 Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ di chuyển đến địa điểm mới theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được duyệt.
Cơ sở vật chất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê chuyển cho Văn phòng Trung ương Đảng sử dụng để làm việc. Quy hoạch lại khu Bộ Tư pháp và toàn bộ khu H6 (giới hạn bởi đường Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu Văn An) thành tổ hợp khách sạn, dịch vụ, hội nghị chung cho các cơ quan tại khu Trung tâm chính trị Ba Đình. Cơ sở vật chất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển cho các cơ quan bảo vệ thuộc Bộ Tư lệnh Lăng và Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
Với các khu dân cư, theo phê duyệt, khu dân cư phía Bắc Văn phòng Chính phủ, di dời toàn bộ các hộ dân để mở rộng hoàn thiện không gian công viên ven Hồ Tây và khai thác không gian ngầm làm khu dịch vụ và đỗ xe chung.
Theo phê duyệt về Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình mới của Thủ tướng, khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tới đây sẽ được quy hoạch bảo tồn thành Công viên văn hóa lịch sử trong quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Khu tập thể Bảo tàng Hồ Chí Minh, di dời các hộ dân nhằm hoàn thiện không gian cho các cơ quan Chính phủ và Chủ tịch nước. Khu tập thể Bộ Công an, di dời toàn bộ các hộ dân. Diện tích sau di chuyển, chuyển cho Trung đoàn 600 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) quản lý.
Di dời toàn bộ các hộ dân cư khu tập thể Trung đoàn 275 (thuộc Bộ Tư lệnh Lăng); di dời các hộ dân cư đang ở xen trong các biệt thự tại số 4, số 6 Hoàng Diệu, ngõ Nguyễn Cảnh Chân; giải tỏa khu nhà phía Nam thảm cỏ Quảng trường Ba Đình đến khu vực khác phù hợp quy hoạch của Thành phố.
Bảo tồn nguyên vẹn nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Video đang HOT
Theo quyết định vừa được Thủ tướng phê duyệt, tòa nhà Bộ Ngoại giao hiện nay sẽ được bảo tồn nguyên trạng và chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý, sử dụng sau khi trụ sở mới của Bộ Ngoại giao hoàn thành.
Với các cơ quan ngoại giao, bảo tồn tôn tạo các công trình kiến trúc cũ kiểu Pháp. Ổn định cấu trúc không gian như hiện nay, không cho phép xây dựng xen cấy công trình cao tầng và làm biến dạng công trình kiến trúc nguyên gốc. Chỉnh trang cảnh quan và cải thiện môi trường. Tương lai một số biệt thự sẽ chuyển thành nhà công vụ. Tổng diện tích khoảng 7,27ha, mật độ xây dựng 30%, tầng cao tối đa 3 tầng.
Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được quy hoạch bảo tồn thành Công viên văn hóa lịch sử trong quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nhằm phát huy tối đa các giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc.
Các khu: Di tích Phủ Chủ tịch; bảo tàng Hồ Chí Minh; nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp; chùa Một Cột, bảo tồn nguyên vẹn các công trình kiến trúc, khuôn viên có thể cho phép cải tạo chỉnh trang. Riêng Viện 69 sẽ được cải tạo nâng cấp, đảm bảo chức năng hoạt động và cảnh quan chung của khu vực. Không tăng chiều cao công trình.
Nhiều tuyến đường sẽ được mở rộng
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình nêu rõ, sẽ điều chỉnh mạng lưới đường tại khu vực này. Cụ thể, đường Độc Lập mở rộng về phía ô cỏ Quảng trường lên quy mô mặt cắt 30 m. Bổ sung nhánh nối thông với đường Bà Huyện Thanh Quan, tổ chức nút giao thông Điện Biên Phủ, Độc Lập, Chu Văn An.
Đường Hùng Vương đoạn qua công viên Mai Xuân Thưởng được mở rộng lên mặt cắt 40 m, nối với đường Thanh Niên. Đường Ngọc Hà, đoạn qua Trụ sở cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng mở rộng về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy mô mặt cắt ngang là 25 m, lòng đường 15 m, hè hai bên 5 m. Đường Tôn Thất Đàm được thông tuyến nối kết với đường Bắc Sơn.
Với nút giao thông Mai Xuân Thưởng, hoàn thiện khép kín đường ven hồ Tây, mở rộng đường Thanh Niên về phía vườn hoa Lý Tự Trọng, bổ sung làn đường nối với đường Thụy Khuê và đường ven hồ Tây.
Cùng với đó, xây dựng bãi đỗ xe tại khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay có diện tích khoảng 0,63 ha. với sức chứa 600 xe; xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại vị trí phía Tây công viên Bách Thảo quy mô diện tích 0,25 ha, sức chứa đỗ 230 xe.
Tổ chức các tuyến đi bộ phục vụ khách tham quan Lăng Bác đoạn phố Chùa Một Cột và đoạn đầu phố Hùng Vương-Lê Hồng Phong, có lộ trình kế hoạch chuyển một số tuyến đường thành tuyến phố đi bộ: Chùa Một Cột, một đoạn phố Ông Ích Khiêm, đường Điện Biên Phủ (từ nút giao với đường Trần Phú đến nút giao với đường Tôn Thất Đàm).
Để thực hiện quy hoạch này, Thủ tướng giao UBND Hà Nội tổ chức công bố quy hoạch, ban hành quy định quản lý theo đồ án. Xây dựng lộ trình, biện pháp di dời các khu dân cư, giải phóng mặt bằng, bố trí các khu vực dân cư khác phục vụ tái định cư để triển khai theo đúng quy hoạch được duyệt.
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Di chuyển 3 Bộ ra khỏi khu Trung tâm chính trị Ba Đình
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình, TP Hà Nội nhằm bảo tồn, tôn vinh các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiến trúc đô thị và làm việc ổn định cho các cơ quan Trung ương.
Theo đó, tỷ lệ điều chỉnh là 1/2.000, phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng là 134,5 ha, được giới hạn bởi: Phía Bắc là phố Phan Đình Phùng, đường Thanh Niên, hồ Tây đường Hoàng Hoa Thám; phía Nam là đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học và Sơn Tây; phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương; phía Tây là đường Ngọc Hà.
Ba Bộ phải chuyển đến địa điểm mới
Theo Quyết định điều chỉnh này, 3 Bộ gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ di chuyển đến địa điểm mới theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được duyệt.
Cơ sở vật chất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê chuyển thành trụ sở làm việc cho các cơ quan Trung ương Đảng. Quy hoạch lại khu Bộ Tư pháp và toàn bộ khu H6 (giới hạn bởi đường Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu Văn An) thành tổ hợp khách sạn, dịch vụ, hội nghị chung cho các cơ quan tại khu Trung tâm chính trị Ba Đình. Cơ sở vật chất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển cho các cơ quan bảo vệ thuộc Bộ Tư lệnh Lăng và Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
Các khu dân cư cần di rời là phía Bắc Văn phòng Chính phủ, di dơi toan bô các hô dân để mở rộng hoan thiên không gian công viên ven Hô Tây và khai thác không gian ngầm làm khu dịch vụ và đỗ xe chung. Khu tâp thê Bao tang Hô Chi Minh, di dời các hộ dân nhằm hoàn thiện không gian cho các cơ quan Chính phủ và Chủ tịch nước; đối với khu tập thể Bộ Công an, di dời toàn bộ các hộ dân. Diện tích sau di chuyển, chuyển cho Trung đoàn 600 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) quản lý.
Di dời toàn bộ các hộ dân cư khu tập thể Trung đoàn 275 (thuộc Bộ Tư lệnh Lăng); di dời các hộ dân cư đang ở xen trong các biệt thự tại số 4, số 6 Hoàng Diệu, ngõ Nguyễn Cảnh Chân; giải tỏa khu nhà phía Nam thảm cỏ Quảng trường Ba Đình đến khu vực khác phù hợp quy hoạch của Thành phố.
Các khu: Di tích Phủ Chủ tịch; bảo tàngHồ Chí Minh; nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp; chùa Một Cột, bảo tồn nguyên vẹn các công trình kiến trúc, khuôn viên có thể cho phép cải tạo chỉnh trang. Viện 69 sẽ được cải tạo nâng cấp, đảm bảo chức năng hoạt động và cảnh quan chung của khu vực. Không tăng chiều cao công trình.
Nhiều khu dân cư cũng phải chuyển khỏi Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình - Hà Nội
Cũng theo phê duyệt của Thủ tướng, sẽ bảo tồn nguyên trạng Tòa nhà Bộ Ngoại giao hiện nay, chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý, sử dụng sau khi Trụ sở mới của Bộ Ngoại giao hoàn thành.
Với các cơ quan ngoại giao, bao tôn tôn tao cac công trinh kiên truc cũ kiểu Phap. Ổn đinh câu truc không gian như hiên nay, không cho phep xây dưng xen cây công trinh cao tâng va lam biên dang công trinh kiên truc nguyên gôc. Chỉnh trang canh quan và cải thiện môi trường. Tương lai một số biệt thự sẽ chuyển thành nhà công vụ.
Riêng Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được quy hoạch bảo tồn thành Công viên văn hóa lịch sử trong quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nhằm phát huy tối đa các giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc.
Điều chỉnh hệ thống giao thông
Mạng lưới đường tại khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình sẽ được điều chỉnh theo quyết định này. Cụ thể: Đương Đôc Lâp mơ rông vê phia ô co Quang trương lên quy mô măt căt 30m, bổ sung nhánh nôi thông vơi đương Ba Huyên Thanh Quan, tổ chức nút giao thông Điện Biên Phủ, Độc Lập, Chu Văn An.
Đường Hùng Vương đoạn qua công viên Mai Xuân Thưởng được mở rộng lên mặt cắt 40m, nối với đường Thanh Niên. Đương Ngoc Ha, đoan qua Tru sơ cơ quan Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hương mở rộng vê phia Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy mô măt căt ngang la 25 m, lòng đương 15 m, he hai bên 5 m. Đương Tôn Thât Đam đươc thông tuyên nôi kêt vơi đương Băc Sơn.
Nút giao thông Mai Xuân Thưởng sẽ hoàn thiện khép kín đường ven hồ Tây, mở rộng đường Thanh Niên về phía vườn hoa Lý Tự Trọng, bổ sung làn đường nối với đường Thụy Khuê và đường ven hồ Tây.
Tổ chức các tuyến đi bộ phục vụ khách tham quan Lăng Bác đoạn phố Chùa Một Cột và đoạn đầu phố Hùng Vương-Lê Hồng Phong, có lộ trình kế hoạch chuyển một số tuyến đường thành tuyến phố đi bộ: Chùa Một Cột, một đoạn phố Ông Ích Khiêm, đường Điện Biên Phủ (từ nút giao với đường Trần Phú đến nút giao với đường Tôn Thất Đàm).
Hệ thống giao thông tĩnh sẽ được xây dựng, bao gồm: Xây dựng bãi đỗ xe tại khuôn viên bảo tàng Hồ Chí Minh với diện tích 0,63ha có khả năng chứa được 600 xe (100 xe nổi và 500 xe đỗ ngầm). Xây dựng gara ngầm tại khu vực đường Kính Thiêng đáp ứng nhu cầu đỗ xe cho hoạt động của Quốc Hội và khu Ba Đình với diện tích 0,7ha, sức chứa 500 xe. Hệ thống đố xe tại phía Tây công viên Bách Thảo, phía Bắc đường Thụy Khuê.
Giao thông ngầm: Thiết kế hệ thống đường hầm kết nối với các cơ quan quan trọng trong khu Trung tâm chính trị Ba Đình phục vụ nhu cầu đi lại và an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, tổ chức các tuyến đi bộ phục vụ hoạt động tham quan Lăng Bác đoạn phố Chùa Một Cột và đầu đường Hùng Vương - Lê Hồng Phong. Có lộ trình chuyển một số tuyến đường thành phố đi bộ: Chùa Một Cột, một đoạn phố Ông Ích Khiêm, đường Điện Biên Phủ (từ nút giao với đường Trần Phú đến nút giao với đường Tôn Thất Đàm).
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Áp dụng cơ chế đặc thù với khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đối với đề nghị của UBND TP Hà Nội về việc cho phép áp dụng cơ chế chính sách đặc thù thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Mô hình Quy hoạch tổng thể khu vực trung tâm Hoàng...