Di dời 1.000 dân khỏi lòng hồ thủy điện Đak Đring
Để đảm bảo cho nhà máy thủy điện Đak Đring chuẩn bị vận hành vào tháng 9 tới, gần 1.000 người dân thuộc khu vực lòng hồ được di dời.
Thủy điện Đak Đring được xây dựng ở huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), nhưng toàn bộ khu lòng hồ lại thuộc tỉnh Kon Tum. Công trình này do Công ty Cổ phần Thủy điện Đak Đring làm chủ đầu tư với công suất 125 MW, tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, được khởi công vào năm 2007.
Các hộ dân sống trong khu vực lòng thủy điện đang được gấp rút di rời. Ảnh: Tùy Phong.
Theo dự kiến, đến cuối tháng 8/2013, thủy điện sẽ bắt đầu tích nước và tổ máy số 1 sẽ được vận hành trong tháng 9. Công tác di dời, tái định cư cho người dân trong vùng lòng hồ thủy điện được UBND huyện Kon Plông và Ban Quản lý dự án thống nhất từ năm 2012 và bắt đầu thực hiện vào đầu năm 2013. Tuy nhiên cho đến nay, khi nhà máy chuẩn bị tích nước, toàn bộ 217 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu của xã Đak Nên vẫn chưa được di dời ra khỏi vùng lòng hồ.
Đến đầu tháng 7, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ đầu tư công trình và chính quyền địa phương họp về tình trạng khẩn cấp cần phải di dời ngay toàn bộ số dân ra khỏi lòng hồ thì việc di dân mới được thực hiện.
Video đang HOT
Ông Đặng Thanh Nam, Phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết, huyện đang huy động tối đa các lực lượng để gấp rút tháo dỡ nhà, vận chuyển giúp người dân trong lòng hồ thủy điện Đak Đring lên khu tái định cư. “Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch hoạt động của huyện cũng như của tỉnh trong thời gian này”, ông Nam nhấn mạnh.
Việc di dời 217 hộ dân sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày, trong đó đợt đầu tiên là 50 người. Để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, chính quyền sở tại đã lên kế hoạch huy động hơn 400 nhân lực gồm quân đội, đoàn thanh niên, sinh viên vào giúp dân. Những hộ thuộc diện di dời sẽ được hỗ trợ 9 triệu đồng/hộ, 30 kg gạo cho một hộ/tháng cùng các vật dụng khác để dựng lại nhà tạm tại khu tái định cư.
Theo UBND huyện Kon PLông (chủ đầu tư dự án tái định cư) thì đến nay, việc xây dựng khu tái định cư mới thực hiện được 50% và chưa một ngôi nhà, công trình nào được hoàn thiện. Tuy nhiên việc di dời dân vẫn được địa phương thực hiện bằng cách dời toàn bộ nhà cũ của dân lên phía sau nhà tái định cư ở tạm.
Theo VNE
Lo vỡ đập, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát hồ thủy điện
Bộ Xây dựng vừa có công văn yêu cầu rà soát chất lượng các đập hồ thủy điện và thủy lợi trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
Trong công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị chú trọng kiểm tra các đập hồ thủy điện, thủy lợi có dung tích hồ chứa nhỏ hơn 10 triệu m3 hoặc công suất nhà máy thủy điện nhỏ hơn 15MW.
Một vụ vỡ đập thủy điện. Ảnh: Internet
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra an toàn đập đối với các công trình thủy điện, thủy lợi theo phân cấp tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lý an toàn đập.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá về Bộ Xây dựng trước ngày 31/7/2013 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 5132/VPCP - KTN gửi các Bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu khẩn trương thực hiện kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn đập của các hồ thủy điện và thủy lợi sau hàng loạt các vụ vỡ đập, tràn hồ chứa thủy điện thời gian vừa qua.
"Kiên quyết ngừng tích nước, phát điện khi phát hiện có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình và tính mạng người dân vùng hạ du đập thủy điện. Chỉ cho phép tích nước, phát điện trở lại khi đã đủ điều kiện bảo đảm an toàn theo quy định", công văn nêu rõ.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, hiện nay trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện; trong đó trên 6000 hồ chứa có quy mô nhỏ (dung tích hồ chứa nhỏ hơn 10 triệu m 3 hoặc công suất nhà máy thủy điện nhỏ hơn 15MW).
Thời gian gần đây nhiều sự cố đã xảy ra tại các công trình thủy điện, thủy lợi như: vỡ đập tràn hồ chứa thủy lợi Z20 (Hà Tĩnh); tràn đập phá hỏng nhà máy công trình thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh); đổ tường chắn bê tông công trình thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị); vỡ đường ống áp lực công trình thủy điện Đăm Bol - Đạ Tẻl (Lâm Đồng); đổ tường chắn thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum); vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai); vỡ bể áp lực công trình Thủy điện Ea Súp 3 (Đăk Lăk).
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, nguyên nhân dẫn đến các sự cố này chủ yếu do năng lực của một số nhà thầu tham gia xây dựng công trình như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng công trình... không đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Nhiều chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong việc đầu tư, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi. Công tác quản lý chất lượng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng không tuân thủ chặt chẽ...
Theo vietbao
Sau vỡ đập thủy điện: Thiếu đói đang cận kề Đã hơn 1 tuần sau vụ vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 (rạng sáng 12/6), người dân xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) chưa hết bàng hoàng vì chết hụt; họ đang đối mặt với sự thiếu đói đã cận kề từng nhà... "Đói là chắc" Ngày 18/6, những dấu vết của cơn lũ quét kinh hoàng vẫn còn nguyên dọc theo...