Đi dọc Việt Nam, tìm lại dấu ấn văn hóa Chăm xưa qua những tòa tháp cổ
Văn hóa Chăm đã hình thành từ nhiều thế kỷ trước và trải qua nhiều thăng trầm lịch sử vẫn vững chãi, trường tồn cho đến ngày hôm nay dẫu qua nhiều biến động của thời gian đã khiến những tòa tháp đã hoen màu, cổ kính hơn, những văn hóa truyền thống không còn được nhắc đến nhiều.Thế nhưng, vẫn còn đâu đó dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện trong phong tục tập quán, lễ hội,…đặc biệt chúng ta có thể nhìn rõ nhất qua kiến trúc của những tòa tháp cổ dọc theo dáng hình đất nước.
Tháp Poshanu
Tháp Po Sha Nư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc. Vẻ đẹp kiến trúc của tháp Poshanu là sự hội tụ tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa làm tôn lên vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
Ngôi tháp này thờ vị thần Shiva – là một trong những vị thần Ấn Độ giáo vô cùng tôn sùng. Khuất sau vẻ trang nghiêm là muôn vàn điều kỳ bí chưa được biết đến. Mặc dù có nhiêu huyền tích xoay quanh nhưng người ta vẫn hay nghe nhắc về câu chuyện tình son sắt của nàng công chúa mang tên Poshanư ở vương quốc Chăm Pa này. Câu chuyện tình cảm động được người đời cứ thế truyền lại cho nhân thế. Người xưa truyền rằng tháp Chăm Poshanư này khi xây dựng nhằm dụng ý để tưởng nhớ mối tình của nàng công chúa Pôshanư và vị lãnh chúa Po Sahaniempar, khi tháp được xây dựng cũng là khi nó gắn liền với chuyện tình đầy hạnh phúc nhưng có có nhiều biến cố đau thương xảy ra, vì thật ra lãnh chúa Po Sahaniempar là người theo đạo Hồi, vốn sống ở vùng Ma Lâm, vì đến với công chúa Pôshanư mà đã phải trải qua rất nhiều trắc trở, trở ngại của các luật lệ về tôn giáo. Mãi cứ thế, công chúa vẫn không chịu đầu hàng số phận, quyết định sẽ đi đến cái kết viên mãn của mình với lãnh chúa, thế nhưng lại bị ngăn cản bởi chính người em trai của mình, người này đã bày đủ trò để khiến Po Sahaniempar hiểu lầm công chúa, rồi trong một lần hành hương về lãnh chúa đã không thấy được vợ mình chờ đón, nghĩ rằng mình đã bị phản bội nên lãnh chúa tức giận bỏ về phía nam.
Tháp Bà Ponagar
Video đang HOT
Tháp Bà Ponagar tọa lạc tại con đường 2 tháng 4 thuộc địa phận phường Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Tháp Bà còn có tên gọi khác là Yang Po INư Nagar hay Yang Po Ana Gen, công trình này được xây dụng vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 13 và được xem là một trong những công trình kiến trúc Chăm lớn nhất Việt Nam còn được lưu giữ đến ngày nay. Thờ nữ vương Po Ina Nagar (thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người đã tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo, đem lại cuộc sống sung túc và bình an cho người dân nơi đây. Qua bao thăng trầm lịch sử và sự xói mòn của thời gian, tháp bà chỉ còn 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và đền tháp ở trên. Mỗi đền Tháp ở đây đều mang một kiến trúc và ý nghĩa riêng biệt.
Tháp Bà Ponagar gắn liền với câu chuyện xúc động về Tiên Nữ Thiên Y A Na được các học giả nghiên cứu do Phan Thanh Giản chép lại thành một bài ký và Bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Quýnh khắc bia dựng phía sau tháp Poh Nagar ghi lại rằng: Tích xưa tại núi Đại An (nay là Đại Điền – Khánh Hòa), có 2 vợ chồng tên Tiều đến sinh sống, xây nhà và cuốc rẫy để trồng dưa. Cứ mỗi độ dưa chín thì lại bị mất trộm. Một hôm ông Tiều rình xem là ai đã lấy dưa của nhà mình thì không ngờ ông lại bắt gặp được một thiếu nữ trạc độ tuổi xuân xanh, đẹp như tranh vẽ. Điều kỳ lạ là cô cứ hái dưa và đùa giỡn dưới trăng. Vì gia cảnh không có con cái nên ông đã đem thiếu nữ này về nuôi và thương yêu hết lòng như con ruột của mình.. Cuộc sống gia đình cứ yên bình diễn ra đến một hôm trời lụt lớn. Vì là con người năng động, thích vui đùa, thiếu nữ đã lấy các viên đá và chất thành 3 hòn giả Sơn (núi) và hái hoa lá cắm vào. Ông Tiều thấy thế cho rằng hành động của cô không hợp với quy tắc thời bấy giờ. Ông không ngờ được con gái mình chính là tiên nữ giáng trần đang nhớ cảng bồng lai, do đó ông đã nặng lời la rầy. Cảnh vật đã tiêu điều, hoang sơ, buồn bã, lại bị cha mắng. Nhân khúc kì nam đang trôi theo dòng nước, nàng đã hóa thân vào khúc kì nam và mặc cho dòng nước chảy. Nàng trôi dạt ra biển cả rồi dừng chân tấp vào mé sông của đất Trung Hoa. Mùi hương từ kỳ nam bay ngào ngạt khắp cả vùng, dân chúng thấy thế lấy làm lạ rủ nhau đến xem. Thấy được đây là gỗ tốt nên ai cũng muốn giành lấy về cho mình nhưng lạ thay không một ai có thể khiên nổi. Tin đồn lan truyền khắp cả kinh thành và cũng đến tai của thái tử Bắc Hải. Thái tử nghe thấy thế muốn đến tận nơi để xem thực hư. Nhưng khi tận mắt thấy được khúc gỗ nhỏ, ông dùng tay mình nâng thử và thật lạ kì chúng nhẹ như không. Thái tử cho truyền lệnh mang về cung và xem chúng như báu vật. Trong một đem trăng mờ, Thái Tử thấy thấp thoáng có bóng người gần chỗ kỳ nam, chạy vội đến nhưng không thấy ai, tứ bề vắng lặng, chỉ thấy khúc gỗ và mùi thơm thoang thoảng. Không nản chí chờ đợi, ông canh suốt mấy ngày mấy đêm. Một hôm trăng thanh, im lặng, bước ra từ khúc kì nam, một tiên nữ giai nhân tuyệt trần, hương thơm ngào ngạt. Thái tử chạy đến ôm choàng, không kịp biến cô bèn phải khi thật lai lịch của mình với tên là Thiên Y A Na. Thái Tử đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn chưa có người ưng ý. Thấy Thiên Y A Na xinh đẹp rạng ngời, ông tâu với phụ vương cưới nàng làm vợ. Vua đồng ý và 2 người sống với nhau rất hòa thuận, thương yêu, sinh được hai con, trai tên Trí và gái tên Quý rất khôi ngô.. Dù êm ấm, hạnh phúc nhưng công dưỡng dục của phụ mẫu quê nhà sao có thể quên. Thiên Y A Na đã bồng hai con và nhập vào khúc kỳ nam để trôi về quê cũ. Thế nhưng hai ông bà Tiều đã không còn tại dương thế. Bà đã xây đắp mồ mả cha mẹ, sửa sang lại nhà cửa để thờ cúng. Người dân còn nghèo khổ, cơm không đủ no, bà đã dạy cho họ cày cấy, kéo sợi dệt vải và đưa ra những nghi lễ…
Từ đó, ruộng nương được mở rộng, đời sống dân chúng nơi đây ấm no, hạnh phúc. Có cơm ăn áo mặc, thiên nhiên thuận hòa. Một năm sau vào ngày lành tháng tốt, xuất hiện chim hạc từ trên trời bay xuống, bà cùng 2 con đã lên lưng hạc và bay về trời. Vì ơn lớn lao của bà, đem lại ấm no cho dân lành, dân đã tạc tượng và thờ cúng Thiên Y A Na. Mỗi năm đến ngày bà thăng thiên, mọi người tụ họp lại tổ chức lễ và múa bóng, dân hoa rất long trọng thể hiện sự tôn kính.
Tháp Pô Klaung Garai
Theo truyền thuyết của người Chăm, tháp Pô Klaung Garai được Chế Mân (vua Jaya Simhavarman III) cho xây dựng để thờ Pô Klaung Garai – vị vua có nhiều công trạng đối với người Chăm trong việc chống giặc ngoại xâm, khai mương, đắp đập làm cho ruộng đồng tươi tốt. gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Panduranga – vùng đất cực Nam của vương quốc Chămpa xưa, nay thuộc địa bàn các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Po Klong Garai bao gồm 3 ngôi tháp, đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng được xây từ loại gạch nung đỏ sẫm. Trong ba ngôi tháp này, tháp cổng và tháp lửa không được sử dụng để thờ cúng, chỉ có tháp chính là nơi thờ tự vị vua Po Klong Garai. Bên trong ngôi tháp chính theo hướng nhìn thẳng vào bên trái là tượng bò thần Nandin bằng đá, đầu hướng vào trong tháp.
Tương truyền, đây là vật cưỡi của thần Siva và vua Po Klong Garai. Tiếp tục đi thẳng vào trong chính giữa tháp là tượng thờ bán thân vua Po Klong Garai. Bên dưới tượng bán thân vua Po Klong Garai là một Yoni cạnh dài 1m47, cạnh ngang 0m94, trên Yoni là một Linga tròn, phía trên trụ là Linga. Ngoài ra, ở phía sau tháp còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến đá. Phía trước tháp còn có nhiều bia đá, Linga ghi lại nhiều cuộc dâng cúng, sự kiện lịch sử cũng như tiến trình đấu tranh của người Chăm vùng Panduranga. Xung quanh tháp được bao quanh bằng một vòng thành và mở hướng ra vào cho tín đồ dâng cúng ở phía nam.
Có thể nói, đền tháp chính trong cụm Tháp Chàm Po Klong Garai là nơi thể hiện đầy đủ nghệ thuật thẩm mỹ theo phong cách muộn thời kỳ ấy.
Tháp Mỹ Sơn
Khu thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di tích đền đài Chăm Pa thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế Giới. có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi. Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa.
Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước… Chắc chắn sẽ không khiến du khách tới đây thất vọng.
Qua hàng thế kỷ, rong rêu đã phủ kín nhưng những tòa tháp cổ và những huyền tích bí ẩn xung quanh nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nếu có dịp bạn có thể ghé đến thăm những công trình này để tham quan nhé.
Rùa Vàng City - Thành phố không ngủ, khu kinh tế đêm đầu tiên tại Bắc Giang
Rùa Vàng City tọa lạc tại Trung tâm thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và nằm trên tuyến đường bộ vận chuyển hàng hóa huyết mạch và sầm uất nhất Đông Nam Á.
Hàng hóa từ nhiều nước Đông Nam Á xuất sang Trung Quốc và ngược lại có thể đi qua tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang thông qua cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn). Đây là một trong những tuyến đường bộ nhanh và thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho việc thông thương hàng hóa giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Với lợi thế về tuyến đường xuyên Á nêu trên, tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, nơi đặt các nhà máy sản xuất lớn của nhiều công ty Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Rùa Vàng City nằm ở vị trí trung tâm của nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, trong đó có Khu công nghiệp Tân Hưng hơn 155 ha đã triển khai xây dựng hạ tầng, chuẩn bị đón các doanh nghiệp về xây nhà máy vào đầu năm 2022. Ngoài ra, trên địa bàn có hơn 10 cụm công với gần 50 công ty trong và ngoài nước đang hoạt động.
Nhờ vị trí chiến lược và nằm trong lõi trung tâm huyện Lạng Giang, Rùa Vàng City được chọn là khu kinh tế đêm đầu tiên tại Bắc Giang nói chung và huyện Lạng Giang nói riêng. Nơi đây được định hướng là khu vực vui chơi, giải trí của người dân huyện Lạng Giang và các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các KCN.
Rùa Vàng City - Thành phố không ngủ, với các hoạt động kinh doanh cho các tuyến phố đi bộ, phố đêm được lấy ý tưởng từ các khu thương mại đêm nổi tiếng châu Á như khu NamBa của Nhật Bản, Khu phố TSIM SHA TSUI HongKong, Phố đi bộ Nam Kinh - Thượng Hải...
Rùa Vàng City đã là nơi sinh sống của các gia đình khá giả tại huyện Lạng Giang, là nơi lưu trú của các chuyên gia nước ngoài, điểm đến vui chơi giải trí của người dân.
Chủ đầu tư Cty CP TM Tuấn Mai luôn hướng tới tiêu chí xây dựng những khu đô thị trung tâm, sầm uất, nơi người dân được hưởng tất cả các dịch vụ sống cao cấp, nơi sinh lời cho các nhà đầu tư và mang lại giá trị mới cho khu vực có khu đô thị của công ty xây dựng.
Kinh nghiệm đến Kazakhstan Khi đến Kazakhstan, cần lưu ý về: Visa; vé máy bay; thời điểm đẹp nhất; ngôn ngữ và tiền tệ; di chuyển trong Almaty... Visa Công dân Việt Nam được miễn visa khi nhập cảnh vào Kazakhstan. Bạn phải đảm bảo hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh vào Kazakhstan và còn trang trống để đóng dấu...