Đi dọc sông Hương “săn” thứ măng tre vàng, có vài trăm ngàn/ngày
Không đến mức trèo đèo lội suối, nhưng những chuyến “ăn” măng dọc biền sông cũng tướt mồ hôi khi phải chui ra luồn vào giữa những bụi tre rậm rịt cùng hàng chục ký măng tươi nặng trịch bên cạnh.
Nếu như măng của tre xanh chỉ rộ vào tầm tháng 4 thì măng của tre vàng ở Huế lại có quanh năm, nhờ vậy, kể cả khi măng vào mùa (giá thương lái thu tại nhà chỉ 6-7 ngàn đồng/kg) giúp người hái kiếm khá tiền sau một buổi lao động.
Bẻ măng – nghề tay trái hái ra tiền.
Ông Hồ Thanh Lam, người thôn Hòa An (Hương Thọ – Hương Trà) không nhớ đã theo cái nghề tay trái này bao lâu, chỉ biết mấy sào đất toàn những tre của gia đình ở mé sông phía thượng nguồn dòng Hương hằng năm giúp gia đình ông có được khoản thu nhập kha khá.
“Trung bình mỗi bụi tre cho 2-3 mụt măng, cá biệt có bụi 5 mụt, mỗi mụt từ 1-3kg, cứ bẻ xong thì tuần sau lại đến bẻ tiếp. Đến tháng 4 hằng năm, khi bẻ thì trừa lại 1 mụt măng đẹp để làm giống, 5 tháng sau mụt măng thành cây tre lớn, sau đó lại tiếp tục ra măng. Nói chung cây tre cho măng cả đời. Vào mùa, măng giá 6-7 ngàn đồng/kg nhưng vào tầm tháng 1-3, giá từ 10-15 ngàn đồng/kg tùy loại măng”, ông Lam nói.
Để đi bẻ măng chỉ cần dậy sớm, chuẩn bị đồ nghề đơn giản, gồm đôi găng tay, giỏ đựng, một cuốc chim và cây rựa, sau đó khoác thêm áo dài tay, cầm theo chai nước là có thể bắt đầu buổi luồn biền “ăn” măng.
Nghe qua thấy nhẹ nhàng, nhưng có đi mới biết cũng gian nan, vất vả khi phải “chui bờ lủi bụi”, phải trân mình chịu đựng gai, lá, nè tre khô sắc như dao lướt qua da, phải cẩn thận tránh rắn, tránh ong, tránh nơi biền đất có nguy cơ đổ ầm xuống sông bất cứ khi nào do nạn khai thác cát sỏi trái phép.
Không tính những mụt măng mọc trồi cao khỏi mặt đất, để tránh bỏ sót, người bẻ phải tinh mắt, phải chịu khó xáo xới những đám lá khô mục phủ dày – nơi mụt măng đang náu mình. Những bụi tre tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, ngoài che bóng, giữ đất, tre còn cho măng, cho người thêm thu nhập, dù khi ít khi nhiều nhưng quanh năm suốt tháng. Vậy nên, những người “ăn” măng dọc biền sông Hương vẫn sống thong dong nhờ cái nghề tay trái nhưng hái ra tiền này.
Hình ảnh người dân “ăn” măng phía thượng nguồn sông Hương PV ghi được:
Dọc biền sông phía thượng nguồn sông Hương là nơi nhiều người dân “ăn” măng.
Dụng cụ thu hoạch măng chủ yếu là rựa và cuốc chim.
Khi thu hoạch, phải chặt măng sát gốc, nếu không lứa măng mọc tiếp theo sẽ nhỏ hơn.
Trong một buổi sáng ở khu vực ngã ba khe Đầy, chị Nguyễn Thị Sắt (thôn Hòa An – Hương Thọ – Huong Trà) có thể bẻ được hơn 1 tạ măng tươi.
Thương lái đến thu mua tại nhà ông Hồ Thanh Lam. Do đây là thời điểm măng nhiều nên măng ngang vỏ được thu mua với giá 6.500 đồng/kg. Dẫu vậy, với hơn 1 tạ măng, trong buổi sáng ông Lam đã có 600-700 ngàn đồng.
Mùa này chủ yếu là măng vàng nhưng thỉnh thoảng vẫn có măng xanh – loại măng ít đắng, giòn và ngọt với giá hơn 10 ngàn đồng/kg.
Video đang HOT
Tuy không bằng măng xanh, nhưng bù lại măng vàng có quanh năm, cho mụt to hơn, kinh tế hơn. Trong ảnh là 2 mụt măng có trọng lượng đến 6kg.
Khi sơ chế, măng tươi được róc bỏ lớp vỏ ngoài. Sau đó tiếp tục bóc cho đến khi còn lõi non. Trong khi róc và bóc vỏ, chú ý tránh lông măng dính vào da.
Măng tươi, măng chua giúp bữa ăn gia đình có thêm một thực phẩm sạch
Theo Hàn Đăng (Báo Thừa Thiên Huế)
Là fan của các món măng, nhưng bạn có biết có bao nhiêu loại măng đang được bán trên thị trường?
Gọi chung là măng, nhưng thực chất lại có hàng chục các loại măng khác nhau, và mỗi loại lại có mùi vị và cách chế biến riêng.
1. Măng nứa
Mùa măng nứa thường có nhiều vào cuối tháng 7 cho tới tầm tháng 10, đây là khoảng thời gian măng nứa vào đúng mùa, ăn ngon và mềm nhất. Măng nứa có ngọn nhỏ thường chỉ tầm ngón chân cái hoặc to hơn chút đỉnh, khi bóc ra có màu trắng nõn vô cùng đẹp mắt. Sau khi luộc thì vào luộc bằng nước lạnh hoặc nước đang đun sôi mà sẽ măng chuyển màu trắng hơi ngà hoặc vàng.
Măng tươi có màu trắng nõn nà, sau khi luộc sẽ ngả màu vàng nhạt
Có rất nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ món măng nứa như: măng nứa xào thịt, xào lòng mề, măng nứa nấu canh, măng nhồi thịt, măng luộc chấm mắm.... Hoặc món măng nứa chưa luộc, bổ nhỏ rồi ngâm chua ăn cũng vô cùng ngon miệng, tuy nhiên món ăn này khó bảo quản, vì khi măng chua đến độ sẽ phải ăn hết ngay nếu không măng sẽ bị hỏng hoặc chua quá ăn cũng mất đi vị thơm ngon.
Khi chọn mua măng nứa,bạn nên lựa chọn những ngọn măng có độ dài vừa phải, thường chỉ tầm 1 gang tay đổ lại (đối với những ngọn măng to) hoặc nửa gang tay để tránh mua phải phần xơ già.
Măng nứa nhồi thịt vô cùng thơm ngon và hấp dẫn
Ngọn măng có đủ phần ống và phần lá càng ngắn thì lại càng ngon. Nếu định làm món măng nhồi thịt, bạn nên lựa chọn những ngon măng to, để việc nhồi được dễ hơn.
Còn nếu chỉ để xào hoặc nấu canh thông thường thì nên ưu tiên chọn những ngọn bé, vì những ngọn măng bé thường dày mình hơn, ăn cảm giác đậm vị hơn.
Ngoài ra, để bảo quản măng nứa được lâu hơn, người ta còn luộc và phơi khô dưới trời nắng rồi bọc túi nilong để ăn khi hết mùa. Ngọn măng sẽ được khía mảnh và bắc lên giàn phơi dưới trời nắng to, tầm 2-3 ngày măng sẽ khô và có màu vàng ruộm đẹp mắt.
Măng nứa được luộc và phơi khá mất thời gian.
Giá măng khô thường khá đắt, vì phải tầm 10kg măng tươi mới được 1 kg măng khô, đồng thời việc phơi khô cũng khá mất công và nhiều rủi ro nếu không may gặp trời mưa.
2. Măng tre
Măng tre có khá nhiều đặc điểm giống với măng nứa, tuy nhiên kích thước của nó lớn hơn và có một số loại măng được trồng nên số lượng măng tre được bán trên thị trường hiện tại nhiều hơn so với măng nứa.
Măng tre chỉ là tên gọi chung của măng mọc từ cây tre, như măng tre rừng, măng tre gai (măng lay) măng tre diễn, măng bát độ (măng mai... Trong đó măng bát độ là loại măng được trồng tại khá nhiều vùng của Việt Nam, loại măng bày bán nhiều nhất tại các chợ trên địa bàn Hà Nội chính là măng bát độ.
Măng bát độ được trồng, chăm sóc và là 1 trong số những cây phát triển kinh tế tại một số tỉnh
Măng tre rừng thường được biết đến với món măng khô (măng lá và măng lưỡi lợn), vì số lượng loại măng này hiện tại khá ít, đồng thời nếu so về ăn măng tươi thì không ngon bằng măng nứa, nếu so về bảo quản thì không tiện bằng măng bát độ nên chúng thường được chế biến bằng cách luộc sơ và phơi khô với nắng chứ ít được bán tươi.
Măng tre sau khi phơi có màu sắc vàng ruộm và có thể bảo quản được từ 1-2 năm
Bát độ là một trong số ít ỏi những loại tre được trồng, chăm sóc và bảo vệ. Ở một số vùng đây được coi là loại cây phát triển kinh tế, giúp bà con nông dân tận dụng đất rừng để trồng cấy và phát triển kinh tế.
Sau khoảng 2 năm trồng, cây bát độ sẽ cho ra măng, người nông dân sẽ thu hoạch và mang bán tại các điểm thu mua của nhà máy với mức giá khoảng 4-5 ngàn đồng/kg.
Măng bát độ được bày bán nhiều nhất và khá dễ nhận dạng
Nếu chọn mua măng bát độ dạng măng lá, nên chọn những ngọn có độ dài vừa phải, đặc biệt không nên chọn những ngọn có phần ống quá dài, măng sẽ bị già. Nếu chọn mua măng củ, nên chọn những ngọn đã được gọt sạch sẽ, phần gốc sờ mịn tay, không tạo cảm giác xơ cứng.
Nên chọn những ngọn măng được làm sạch, sờ mịn tay.
Nếu dự định làm món măng ớt, bạn nên chọn mua măng củ tươi, về rửa rồi thái lát rồi cho măng, tỏi, muối và nước vào ngâm sau khoảng 1-2 tuần là sẽ có ngay lọ măng ớt thơm ngon, an toàn.
3. Măng vầu
Măng vầu thường được bán nguyên cả vỏ bởi nếu lột vỏ mà không ăn trong vòng 3-4 tiếng măng sẽ bị cứng, mất đi độ mềm, ngọt. Chính vì mua cả vỏ nên việc lựa chọn măng khó hơn so với các loại măng khác, khi mua bạn nên chọn những ngọn măng có độ dài vừa phải, còn nguyên phần ngọn nhỏ để biết măng giữ được độ tươi cũng như có thể dễ dàng áng chừng độ non của măng.
Măng vầu có 2 loại là vầu ngọt và vầu đắng, khi mua mọi người thường nhầm lẫn giữa 2 loại măng này, tuy nhiên, chỉ cần để ý một chút sẽ phát hiện ra chúng thực sự khác nhau.
Măng vầu đắng có màu hơi tím, phần thân phía giáp ngọn trơn mượt. So về "ngoại hình" măng vầu đắng bắt mắt hơn măng ngọt
Măng vầu ngọt sau khi đào lên khỏi mặt đất thường lem luốc do thân có nhiều lông nhỏ nên đất dễ bám vào thân. Dọc theo thân và phần ngọn có nhiều lông, đặc biệt khi sờ vào lông bám vào tay và thường có màu tím nhạt.
Đặc biệt, măng vầu đắng thường có trước măng vầu ngọt, vì vậy nếu như chưa vào mùa măng vầu mà thấy măng được bán với số lượng nhiều thì đó chính là măng vầu đắng đầu mùa. Măng vầu đắng nếu được đào khi nó chưa ngoi lên khỏi mặt đất thì vị đắng khá ít, tuy nhiên vị ngọt của nó không nhiều, khi ăn có vị hơi ngăm ngăm đắng.
Măng vầu có thể dùng nấu canh, xào, luộc hoặc nộm cũng đều rất ngon.
Ngoài xào và nấu canh hay luộc, măng vầu còn được chế biến bằng cách lột phần lá để cuốn thịt khá cầu kỳ và ngon miệng.
Vào mùa giá măng vầu được bán tầm 25-30 ngàn đồng/kg.
4. Măng sặt
Măng sặt có nhiều tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và được coi là một trong số những đặc sản của địa phương. Măng sặt được bán khá đắt so với các loại măng còn lại, giá vào mùa khoảng 30 ngàn - 50 ngàn đồng/kg nguyên vỏ. Loại măng này khá nhỏ, vì thế khi mua măng nguyên vỏ bóc và làm sạch thì số lượng còn lại không còn nhiều.
Măng sặt thường có vào tầm tháng 3-4, muộn hơn so với măng vầu một chút, loại măng này khá dễ nhận biết vì ngoại hình nhỏ bé của nó so với các loại măng khác.
Măng sặt khá nhỏ, nên phần vỏ chiếm khá nhiều khối lượng.
Tuy vậy, nó vẫn là loại măng khiến nhiều người cứ đến mùa là phải "lùng" mua cho bằng được. Loại măng này không ngọt như măng vầu, nó có chút ngăm ngăm đắng nhưng lại vô cùng dễ ăn dễ nghiện.
Khác với các loại măng khác, khi chọn mua măng sặt, bạn nên chọn mua các ngọn măng to, độ dài vừa phải để hạn chế khối lượng của vỏ đồng thời việc bóc vỏ được nhanh và dễ hơn.
Măng sặt có thể nấu với nhiều loại thực phẩm và tạo thành các món ăn vô cùng hấp dẫn.
5. Măng giang
Mùa măng giang thường đến sau mùa măng nứa khoảng nửa tháng đến 1 tháng, tức là tầm tháng 8 dương lịch. Giang là loại cây sinh sống ở trên rừng nên việc lấy măng giang khá vất vả và mất thời gian.
Phần vỏ ngoài xanh mướt và rất cứng
Ngoài ra, măng giang được đánh giá là có vỏ ngoài cứng nhất trong họ hàng nhà măng, nên tốt nhất bạn chỉ nên mua măng đã bóc vỏ sẵn để việc chế biến được dễ dàng hơn.
Măng giang được lấy về khá ngắn và non.
Măng giang được đánh giá là loại măng ngon so với măng tre vì chúng được bóc rất non, phần lá măng dày, phần thân mềm nhưng khi ăn lại có cảm giác mềm sần sần rất thú vị.
Việc lựa chọn măng giang khá dễ, vì loại măng này vỏ và phần thân già cứng nên khi bóc vỏ, người ta không thể tham phần ống dài như măng nứa hay măng tre, chính vì vậy bạn chỉ cần chọn những ngọn tươi là đảm bảo sẽ ngon.
Cũng giống như măng nứa và măng tre rừng, có rất nhiều món có thể chế biến từ món măng giang như: xào, nấu canh, luộc... hoặc phơi khô để dự trữ. Món măng giang khô cũng rất ngon, vị đậm đà, dai giòn ăn khá thú vị.
Theo Tổ Quốc
Kinh hoàng bã thức ăn là hồng giòn vón cục như đá trong dạ dày bệnh nhân Một phụ nữ tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) bị xuất huyết dạ dày. Sau khi bệnh nhân vào viện, các bác sĩ đã nội soi và phát hiện bã thức ăn là hồng giòn vón cục như đá trong dạ dày của bệnh nhân. Bã thức ăn vón cục như đá trong dạ dày được phát hiện qua hình ảnh nội soi Ngày 24.10,...