Đi đến nửa đường, chồng còn đuổi vợ về thay áo
Có lần đi đến nửa đường chồng còn bảo: “Cái áo này quê quá, anh cho em quay về để thay áo khác đấy”. Lần thì anh lại bảo: “Anh không muốn người yêu làm ở khách sạn, em chuyển ngay chỗ làm khác”…
Trong thời gian 5 năm yêu nhau, Mai (Thanh Trì, HN) không biết bao nhiêu lần chứng kiến sự độc đoán, gia trưởng của bạn trai. Lần thì chê: “Cái áo này quê quá, anh cho em thêm 5 phút để thay áo khác đấy”.
Có lần đi đến nửa đường chồng còn bảo: “Cái áo này quê quá, anh cho em quay về để thay áo khác đấy”. Lần thì anh lại bảo: “Anh không muốn người yêu làm ở khách sạn, em chuyển ngay chỗ làm khác”…
Thế nhưng khi hai người về chung sống dưới một mái nhà, hàng ngày hàng giờ phải chịu đựng sự kiểm soát, điều khiển từng ly từng tý của chồng, cô trở nên uất ức, bế tắc còn chồng thì cũng dần quen với ý nghĩ vợ chỉ là con rối để anh giật giây. Và giờ đây sau 3 năm chung sống, vợ chồng họ đang trên bờ vực ly hôn.
Cũng có chồng gia trưởng nhưng trường hợp của Hà, 30 tuổi, HN lại khác. Vì thời gian tìm hiểu trước khi kết hôn quá ngắn, nên chỉ đến khi cưới nhau được 2 tháng, Hà mới giật mình khi nghe chồng tuyên bố: việc đi làm kiếm tiền là của đàn ông còn vợ chỉ cần đảm đang việc sinh con, nuôi con, chăm chồng là đủ.
Và đúng như lời anh nói, không lâu sau đó anh bắt cô nghỉ việc. Với cô, một thạc sỹ xã hội học từng du học nhiều năm ở nước ngoài, chuyện ở nhà nội trợ hiển nhiên là một điều không thể.
Thế nên, ngay khi nghe chồng nói điều này, cô đã khẳng định ngay rằng: “Hãy để em đi làm, đảm bảo em sẽ cân bằng được công việc và gia đình. Nếu sau một năm em không thực hiện được điều này, khi ấy em sẽ làm theo ý anh muốn”.
Và rồi cùng với sự nỗ lực để không vi phạm điều đã cam kết, trong những lúc vợ chồng vui vẻ, cô lại buông những lời tâm sự ngọt ngào với chồng: “đấy anh thấy không, em có thể làm được cả hai việc cùng lúc mà”, ” phụ nữ mà không đi làm thì nhanh chóng tụt hậu, cổ lỗ lắm, anh có thích vợ anh như vậy không?” rồi “tiền lương của em tuy ít nhưng em rất vui vì được góp đỡ phần đỡ nào đó cho anh”…
Video đang HOT
Kết quả là sau 1 năm, thấy việc gia đình được chăm lo đầy đủ mà vợ lại vui vẻ, hiểu biết, anh đã rất nể và chấp nhận để vợ đi làm. Dù miệng vẫn khăng khăng “gia đình là số 1, việc phải là số 2″ xong cô vẫn được anh tạo điều kiện cho đi công tác hay nghỉ mát cùng cơ quan. Cuộc sống vợ chồng vì thế mà trở nên êm ả.
Rõ ràng, với cách ứng xử khác nhau hai người phụ nữ nhận được những kết quả khác nhau trong cuộc hôn nhân của mình với người chồng gia trưởng.
Đôi khi, sự thụ động, nhẫn nhịn và phục tùng người chồng gia trưởng của người vợ lại chính là đòn bẩy để thói độc đoán, gia trưởng của các ông chồng được cớ lộng hành.
Người ta có câu rằng “không có lửa thì làm sao có khói”, để cho thói gia trưởng của chồng lộng hành lỗi một phần là của vợ. Theo các chuyên gia tâm lý, phụ nữ luôn giữ vai trò tương tác với tính gia trưởng của chồng.
Ngay từ khi mới về chung sống, nếu ý kiến của người chồng luôn được vợ cam chịu, chấp nhận thì quan điểm “ta là một, là riêng, là thứ nhất” được thể tăng lên gấp bội.
Ngược lại, khi sống cùng người phụ nữ thông minh, cá tính, biết làm chủ cuộc sống, biết bảo vệ lẽ phải và giúp chồng nhận ra được sự không hay của tính gia trưởng thì thói xấu này của người đàn ông dần dần bị mai một.
Mặt khác, sự gia trưởng của đàn ông cũng bắt nguồn từ chính những nhược điểm của người phụ nữ. Chẳng hạn, sống cùng một người phụ nữ không biết chi tiêu hay không minh bạch trong tiền bạc thì hẳn người đàn ông sẽ áp đặt và kiểm soát về tiền bạc.
Sống cùng người vợ không biết dạy con, hẳn người đàn ông không thể bao giờ tin tưởng giao trọng trách này cho vợ…. Và việc áp đặt ý kiến của mình lên những quyết định này trong gia đình là điều đương nhiên.
Vì thế nên theo các chuyên gia tâm lý, các chị em có chồng gia trưởng hãy tiên trách kỷ hậu trách nhân, muốn thay đổi chồng trước hết người vợ cần thay đổi bản thân.
Hãy xác định đâu là những nhược điểm của mình khiến chồng chưa tin tưởng và dần thay đổi để lấy lại niềm tin ở chồng. Và dẫu có tiến thân trong sự nghiệp đến đâu, người phụ nữ vẫn phải xác định làm tròn trách nhiệm của người mẹ, người vợ cũng như cần khéo léo trong cách góp ý nhược điểm của chồng.
Cuối cùng, cùng với việc giữ đúng vai trò chăm sóc con cái, chồng con, một công việc có thu nhập, vị trí nhất định trong xã hội và sự hiểu biết sẽ giúp người nữ giới lấy được vị thế của mình trong gia đình.
Theo Blogtamsu
Mẹ ơi... Con xin mẹ vì thương anh mà thương con !
Bố chồng tôi mất sớm nên hơn 20 năm nay mẹ chồng tôi một mình nuôi anh khôn lớn. Mẹ chồng tôi vì thương con mà không đi bước nữa, mặc dù bà rất đẹp, sắc sảo và không thiếu người theo đuổi.
Bà đã phải chịu rất nhiều tủi nhục, vất vả để dạy dỗ chồng tôi được như hôm nay. Chính vì vậy, với chồng tôi, mẹ anh là một hình tượng bất khuất. Vậy nên sau này, khi anh nhiều lần vì có hiếu với mẹ mà phải đánh tôi, tôi đều không trách.
Nhưng nhược điểm của mẹ chồng tôi là yêu con một cách ích kỷ và độc đoán, không muốn chia sẻ con mình với ai. Nên ngay từ khi mới về làm dâu bà, tôi đã phải chịu nhiều cay đắng. Ngày rước dâu, bà phăm phăm đi trước cả đoàn vì sợ để con trai và con dâu đi trước thì sau này nó sẽ lấn lướt mình. Ngoài làm lễ gia tiên thì khi mọi người về hết, tôi phải tự tay làm một mâm cỗ cúng để ra mắt bố chồng trên bàn thờ. Sau hai ngày trời với bao nhiêu nghi lễ và tiệc tùng, thân thể tôi mệt mỏi rã rời nhưng vẫn không được nghỉ ngơi.
Tôi phải làm cơm cúng hàng ngày nhưng mẹ chồng nhất định không chịu cho tôi mua gà sống, làm sẵn ở chợ về, mà tôi phải tự tay giết gà. Tôi khiếp đảm khi lần đầu tiên phải tự tay giết một con gà sống. Tôi vụng về không biết cắt tiết ra làm sao rồi khi nấu nước vặt lông cũng để nước sôi bắn hết bỏng hết cả hai cánh tay. Chồng tôi thương vợ nhưng chỉ biết âm thầm đứng từ xa nhìn vì mẹ không cho giúp để bà thử khả năng nấu nướng của con dâu.
Tôi đã không giữ được bình tĩnh mà quay ra cằn nhằn chồng khi về phòng riêng. Tôi không chỉ giận anh mà còn mắng nhiếc anh thậm tệ. Anh là người trầm tính và tình cảm, anh yêu tôi nhiều như anh không dám cãi lời mẹ. Anh khác với kiểu người bám váy mẹ nhưng lại tôn thờ mẹ..
Tôi hiểu rõ chồng mình chịu dằn vặt và khổ sở như thế nào khi luôn phải chứng kiến mẹ hành hạ vợ mà không dám nói. Anh biến thành một kẻ nhu nhược tầm thường trong mắt tôi. Tôi tự nhủ mình phải thông cảm cho anh và cư xử khác đi. Nhưng sau mỗi lần đụng độ với mẹ chồng, việc duy nhất khiến tôi thấy thoải mái là trút hết lên đầu chồng. Ba chúng tôi rơi vào vòng tròn luẩn quẩn.
Mẹ chồng áp bức tôi nhiều lần đều toàn vì những lý do vụn vặt. Chỉ cần tôi cho tiêu vào thức ăn trong khi đun sôi thay vì sau khi nấu chín cũng đủ khiến mẹ chồng nổi giận. Lúc nào chạm mặt bà tôi cũng đều bị dạy bảo rất nặng lời. Vì thế hôm đó không kiềm chế được tôi đã nói "Mẹ có thể nói nhẹ nhàng với con hơn được không ạ?". Nói xong câu đó, tôi biết mình đã sai. Bà trừng mắt nhìn tôi rồi gọi chồng tôi vào rồi bắt anh tát tôi. Anh phải tát tôi cho đến khi nào bà hài lòng thì thôi. Chồng tôi quỳ xuống xin mẹ "vợ con hư là lỗi tại con, xin mẹ cứ đánh con" nhưng bị bà gọi là "diễn trò" để bênh vực vợ.
Chồng không thể tát tôi vì anh hiểu mọi chuyện xảy ra, nhưng anh lại không thể không nghe lời mẹ. Tôi khóc, còn mẹ chồng im lặng chờ đợi anh sẽ làm đứng về bên nào. Hai chúng tôi vô tình đẩy anh vào một tình thế một mất một còn. Anh bật khóc khi trông thấy tôi đang run rẩy vì phẫn nộ chờ đợi cái tát của anh. Nhưng cuối cùng, anh vẫn tát tôi. Vì nếu anh không làm thế, anh không phải là con của mẹ anh.
Tôi tưởng tôi là nạn nhân trong nhà này nhưng hóa ra chồng tôi mới là người đau khổ nhất. Tối hôm đó, anh xin lỗi vì bắt buộc phải làm theo lời mẹ, anh còn khóc nhiều hơn cả tôi. Sau lần đó, tôi không còn giận chồng mà ngược lại thương anh nhiều hơn. Chính bởi tình thương độc đoán của mẹ anh mà anh trở nên nhạy cảm, cô đơn và dễ bị tổn thương thế này.
Những khi ở nhà, anh thường tránh mặt cả tôi và mẹ để khỏi phải rơi vào những tình huống khó xử. Nhưng mẹ chồng vẫn tiếp tục quá đáng, bà không muốn vợ chồng tôi vui vẻ, bà cay cú khi thấy chúng tôi cười đùa với nhau. Đây không phải là tâm lý bình thường của những bà mẹ vì quá yêu con trai nên đố kỵ với con dâu mà là một sự độc chiếm đến đáng sợ. Những lúc ốm, bà không muốn chồng tôii rời bà nửa phút kể cả trong lúc ngủ vì sợ lỡ đột ngột ra đi thì còn được nhìn con lần cuối.
Trong căn nhà này, nhiều khi tôi thấy mình thừa thãi. Tôi chỉ muốn gần gũi mẹ chồng, mẹ con hòa hợp, gia đình êm ấm để chồng tôi bớt khổ tâm vì luôn phải đứng giữa nhưng sao khó quá.
Khi bà bắt chồng tôi đánh tôi, tôi đã phải nói rằng "Mẹ ơi, xin mẹ vì thương anh mà thương con. Xin đừng làm anh khổ nữa". Nhưng sự tha thiết của tôi không làm lay động trái tim sắt đá của bà.
Lúc này tôi chẳng biết phải làm gì để thay đổi cuộc đời của cả ba chúng tôi. Mặc dù tôi đã cố gắng nhưng mọi thứ chỉ có thể tồi tệ hơn. Chẳng lẽ chúng tôi cứ phải mãi mãi đau khổ thế này?
Theo Nhipsongphunu
Dấu hiệu những ông chồng sớm muộn gì cũng bỏ vợ Sai lầm của những ông chồng đã từng ly dị là cho rằng mình chỉ phải lo tài chính, mọi việc khác vợ tự làm. Một người chồng vô cảm, sẽ chỉ là vấn đề thời gian để họ phải đối diện với tờ đơn ly hôn từ vợ. (Ảnh minh họa) Mỗi cuộc hôn nhân đều khác nhau và có cả trăm...