Di dân nếu động đất không giảm cường độ
Chiều 10.9, ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui (H.Bắc Trà My, Quảng Nam), cho biết vào khoảng 22 giờ tối 9.9 tại địa phương này tiếp tục xảy ra rung chấn với cường độ nhẹ, kéo dài trong khoảng 3 giây.
Cùng ngày, ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc (H.Bắc Trà My), cũng cho biết vào khoảng 6 giờ 30 phút ngày 10.9, tại Trà Đốc có rung chấn trong khoảng 3 giây.
An toàn đập, ổn định người dân là điều trước tiên và quan trọng nhất. Cần xem lại việc tích nước gây nổ trong lòng đất, không tích nước theo kiểu cho được việc để có điện
Ông Trần Kim Hùng – Phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam
Video đang HOT
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, cho rằng các nhà khoa học cần phải xác định rõ tâm chấn động đất hiện nằm ở vị trí nào, ngay tại đập hay cách xa đập. Cần thông báo các nhận định về diễn biến động đất để người dân an tâm. Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt phương án phòng chống thiên tai nhưng chỉ mới có phương án ứng phó với lũ lụt cho vùng hạ du, vấn đề ứng phó với thảm họa động đất mạnh hơn gây vỡ đập vẫn chưa có cụ thể. Hiện phía HĐND tỉnh đang tính phương án lâu dài di dời dân nếu động đất cường độ không giảm xuống.
Trong khi chờ đợi kết luận của đoàn khảo sát của Bộ KH-CN về tình hình động đất xảy ra tại H.Bắc Trà My, trao đổi với PV Thanh Niên ngày 10.9, ông Trần Kim Hùng, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, kiến nghị: “Theo kết luận thì đập Sông Tranh 2 an toàn và mức độ động đất như hiện nay sẽ không gây ảnh hưởng gì đến đập. Tôi tin vậy nhưng tôi đề nghị chủ đầu tư, nếu việc tích nước gây động đất làm hư hỏng tài sản của nhân dân cần thì phải có chính sách, cơ chế bồi thường thiệt hại cho người dân rõ ràng”. Ông Hùng cũng nhấn mạnh: “An toàn đập, ổn định người dân là điều trước tiên và quan trọng nhất. Cần xem lại việc tích nước gây nổ trong lòng đất, không tích nước theo kiểu cho được việc để có điện”.
Điều khiến ông Hùng lo lắng nhất là “mùa mưa bão đã đến, đập thủy điện Sông Tranh 2 lại không có cống xả đáy. Khi mưa lớn việc tích nước ngoài ý muốn sẽ xảy ra, tức là lượng nước mưa về hồ quá lớn không kịp xả, lại kèm theo động đất thì không biết sẽ ra sao”.
Một căn nhà dân bị nứt do động đất – Ảnh: Hoàng Sơn
Trong một diễn biến khác, tại buổi họp báo của Bộ Công thương chiều 10.9, đại diện Tổng cục Năng lượng cho biết đến thời điểm này đã kết thúc công tác xử lý thấm ở thủy điện Sông Tranh 2 theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Hiệu quả chống thấm nhiều nơi đạt tới 99,9%, đa số các điểm giảm 89,4%. Kết quả này vượt xa so với mục tiêu ban đầu là 80%. Kết quả này được báo cáo lên Bộ Công thương và Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước. Hiện tại có một cán bộ của Viện Vật lý địa cầu đang ở hiện trường để kiểm tra lại sự tác động của các trận động đất kích thích vừa rồi đối với đập. Dự kiến ngày 12.9 sẽ có báo cáo cuối cùng làm cơ sở cho các bộ ngành liên quan báo cáo Chính phủ. Việc có cho phép thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục tích nước hay không sẽ do Chính phủ quyết định.
Theo TNO
Người Quảng Nam kéo nhau đi trốn động đất
Qua 3 ngày khảo sát tình hình động đất tại Bắc Trà My, Quảng Nam nhưng đoàn cán bộ của Bộ KHCN vẫn chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận, ý kiến nào, càng làm cho người dân và chính quyền địa phương thêm lo lắng.
Ông Đinh Văn Doi (SN 1967, thôn 4, Trà Tân) vai vác bó mây vừa bứt về, nói: "Những ngày qua động đất khiến nhà tôi cứ lắc lư miết. Sợ nhà sập nên tôi vào rừng bứt vội chục mây về cột lại nhà cho chắc". Khi chúng tôi đến nhà ông Doi thì thấy vợ, con ông đang sắp xếp đồ đạc quần áo để "có chuyện gì thì xách chạy cho nhanh". Theo thông tin mới nhất từ chính quyền địa phương, ít nhất 40 hộ dân đã rời bỏ nhà để trốn động đất.
Tại xã Trà Bui - nơi có khu tái định cư dành cho bà con di dời để làm Thủy điện Sông Tranh 2, bên cạnh những ngôi nhà dự án được xây dựng kiên cố người dân vừa cất thêm những ngôi nhà sàn bằng tre nứa. Ông Hồ Văn Xuất (60 tuổi) ngồi trong ngôi nhà sàn bằng tre vừa dựng tạm, nói: "Nhà tôi cách đập thủy điện đến 30km vẫn liên tục nghe những tiếng nổ to, làm rung chuyển cả nhà. Tôi sợ nhà xây bị sập nên dựng tạm nhà sàn này để ở".
Đoàn của Bộ KHCN ghi nhận tại huyện Bắc Trà My
Lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My cho biết, trong 2 ngày 9 và 10/9 đã xác nhận thêm 2 trận động đất, với thời gian mỗi trận là 3 giây. Lãnh đạo huyện cũng cho hay sẽ kiến nghị với UBND tỉnh và Ban Quản lý Thủy điện 3, cho đại diện nhân dân trong vùng đi vào trong thân đập để chứng kiến việc khắc phục hoàn thành và an toàn tình trạng rò rỉ nước tại đây để người dân tin và an tâm sinh sống, sản xuất, học tập...
Trong một diễn biến khác, tại buổi họp báo của Bộ Công Thương chiều 10/9, xung quanh các phương án đối phó động đất đối với đập thủy điện sông Tranh 2, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó cục trưởng cục Kỹ thuật an toàn cho biết: "Cho đến thời điểm này, thủy điện sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý chống thấm ngày 28/8. Bộ Công Thương cũng đã có công văn báo cáo Thủ tướng và xin được cấp nước trở lại cho thủy điện sông Tranh 2. Đến thời điểm có nhiều điểm đã giảm thấm đến 99,9%, nên thủy điện sông Tranh 2 có thể tích nước trở lại".
Ông Thanh cho biết thêm, sau hàng loạt vụ động đất xảy ra trên địa bàn Bắc Trà My, chiều 8/9, các chuyên gia hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu và Viện địa chất đã đến vùng tâm chấn động đất là thuỷ điện Sông Tranh 2 để khảo sát tìm nguyên nhân. "Đến ngày 12/9 đoàn chuyên gia sẽ báo cáo kết quả khảo sát và chúng tôi sẽ tổ chức họp bàn ngay để lên phương án bảo vệ đập thủy điện trước những sự cố động đất"- ông Thanh cho biết.
Theo VNE
"TĐ Sông Tranh 2 đủ điều kiện vận hành" Trước các vụ động đất gần Thủy điện Sông Tranh 2, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian gần đây, đặc biệt là việc xử lý chống thấm thời gian qua, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, thời điểm này Sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý chống thấm và Bộ đã có văn bản gửi Chính phủ báo cáo...