Di dân lịch sử ở Huế: Chủ tịch tỉnh trao giấy phép xây nhà cho dân
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế trực tiếp đến khu tái định cư trao giấy phép xây dựng nhà cho người dân thuộc “cuộc di dân lịch sử” ở tỉnh.
Về “cuộc di dân lịch sử” ở Huế, ngày 22/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ đi kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở tái định cư cho 25 hộ nghèo của 4 phường nội thành TP.Huế và trao giấy phép xây dựng cho các hộ gia đình thuộc dự án.
Những ngôi nhà tái định cư cho các hộ nghèo được xây dựng theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Mỗi nhà có diện tích 61,1m2, gồm nhà 1 tầng và 1 gác lửng, kinh phí xây dựng khoảng 200 triệu đồng/nhà. Kinh phí xây nhà lấy từ tiền bồi thường, hỗ trợ và các nguồn đóng góp thông qua các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ trao giấy phép xây dựng nhà cho người dân thuộc dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế. Ảnh: VP UBND tỉnh TT-Huế
Sau khi kiểm tra tiến độ xây nhà cho các hộ nghèo, ông Phan Ngọc Thọ đề nghị UBND TP.Huế cùng đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, không vì dịch virus corona (Covid-19) mà làm chậm tiến độ xây dựng nhà tái định cư cho các hộ nghèo.
“Phải đẩy nhanh tiến độ, sớm được ngày nào thì tốt cho bà con ngày đó. Trong quá trình thi công, phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, có sự giám sát của nhiều đơn vị và của chính các hộ dân”, ông Thọ chỉ đạo.
Video đang HOT
Ông Thọ cho hay, trong số 25 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở đợt này, có những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nên UBND TP.Huế phải có những chính sách đặc biệt cho các hộ nghèo đặc biệt. Theo ông Thọ, chính quyền TP.Huế phải huy động từ các nguồn để hổ trợ thêm cho các hộ dân này trong thời gian chờ đợi về nhà mới, cũng như sau khi bàn giao nhà. “Phải làm sao để không có hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau, khi đến nơi ở mới, mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp hơn”, ông Thọ nói.
Cũng trong ngày 22/3, ông Phan Ngọc Thọ đã đến khu dân cư Bắc Hương Sơ, TP.Huế, để thăm hỏi, động viên và trao giấy phép xây dựng cho hàng chục hộ dân di dời bởi dự án đang xây nhà mới tại nơi tái định cư. Ông Thọ yêu cầu UBND TP.Huế hỗ trợ người dân các thủ tục để nhanh chóng hoàn thiện nhà trước mùa mưa bão 2020.
Ông Phan Ngọc Thọ kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở cho người dân thuộc dự án. Ảnh: VP UBND tỉnh TT-Huế
Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế là “cuộc di dân lịch sử” của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đề án được thực hiện nhằm di dời, giải phóng mặt bằng 4.201 hộ dân với tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng. Trong đó, giải phóng mặt bằng là 2.735 tỷ đồng, xây dựng khu tái định cư là 1.362 tỷ đồng.
Mục tiêu tổng quát của đề án nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.
Đề án được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 2019 – 2021) sẽ di dời 2.950 hộ dân ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2 (từ 2022 – 2025) sẽ di dời 1.263 hộ dân ở các di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài, hệ thống hồ 4 phường nội thành TP.Huế.
Hiện, tỉnh Thừa Thiên – Huế đang thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 500 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành. Bên cạnh đó, tỉnh hoàn thành việc giải phóng mặt bằng với diện tích 9,98ha khu tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để dân xây dựng nhà ở…
Di dân lịch sử ở Huế: Hàng chục hộ tiên phong bàn giao mặt bằng
Hàng chục hộ dân thuộc diện di dời trong "cuộc di dân lịch sử" ở TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) đã tiên phong tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho chính quyền.
Về "cuộc di dân lịch sử" ở Huế, ngày 17/2, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay đã có rất nhiều hộ dân tiên phong bàn giao mặt bằng cho chính quyền.
Cụ thể, tính đến ngày 16/2, đã có 36 hộ dân đã tiên phong tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho chính quyền. Những hộ bàn giao mặt bằng sớm sẽ được thưởng theo 3 mốc: 10,5 triệu đồng, 6,5 triệu đồng và 4 triệu đồng/hộ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ (ngoài cùng bên phải) thăm gia đình có nhiều thế hệ sống trong kho vũ khí ở khu vực Thượng Thành. Ảnh: VP UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đến nay, UBND TP.Huế đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân thuộc diện di dời đợt đầu với tổng giá trị hơn 118 tỷ đồng. Về bố trí tái định cư, số hộ đất ở có nhà ở là 575 hộ (gồm 242 hộ chính và 333 hộ phụ), số hộ đủ điều kiện để giao đất tái định cư là 340 hộ. Hầu hết các hộ dân đã bốc thăm nhận đất, chỉ còn lại 7 hộ sẽ được mời bốc thăm trước ngày 20/2.
Song song với quá trình giao đất tái định cư, UBND TP.Huế đã hướng dẫn người dân lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhà đồng loạt để sớm xây dựng nhà và ổn định cuộc sống.
Vào ngày 16/2, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đã đến thăm và kiểm tra khu vực có nhiều hộ dân tiên phong tháo dỡ nhà cửa, bàn giao mặt bằng tại phường Thuận Lộc, TP.Huế. Ông Thọ đã đánh giá cao những hộ dân tiên phong bàn giao mặt bằng và khẳng định điều này thể hiện sự đồng thuận cao của người dân đối với một cuộc di dân lịch sử của tỉnh, thể hiện sự quyết tâm cao của chính quyền và người dân để Kinh thành Huế sớm được bảo tồn, tôn tạo.
Người dân lấn chiếm di tích Hộ Thành Hào xây dựng nhà cửa tạm bợ. Ảnh: Trần Hòe
Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế là "cuộc di dân lịch sử" của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đề án được thực hiện nhằm di dời, giải phóng mặt bằng 4.201 hộ dân với tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng là 2.735 tỷ đồng, xây dựng khu tái định cư là 1.362 tỷ đồng.
Mục tiêu tổng quát của đề án nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đề án được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 2019 - 2021) sẽ di dời 2.950 hộ dân ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2 (từ 2022 - 2025) sẽ di dời 1.263 hộ dân ở các di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài, hệ thống hồ 4 phường nội thành TP.Huế.
Hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế đang thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 500 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành. Bên cạnh đó, tỉnh hoàn thành việc giải phóng mặt bằng diện tích 9,98ha khu tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để dân xây dựng nhà ở...
Theo danviet.vn
Dịch Covid-19: Huế kêu gọi các khách sạn tự nguyện làm khu cách ly Tỉnh Thừa Thiên - Huế vận động các khách sạn, khu nghỉ dưỡng tự nguyện làm khu cách ly tập trung để cùng chung tay phòng chống dịch Covid-19. Ngày 20/3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tỉnh đang vận động các khách...