Đi dã ngoại, phát hiện ‘lâu đài kho báu’ 1.700 năm vùi giữa đồng
Một khu phức hợp biệt thự La Mã tráng lệ như một lâu đài với kho báu là một bức tranh khảm tuyệt tác, rất nhiều đồ gốm cổ… đã được phát hiện tình cờ bên dưới một cánh đồng.
Theo anh Jim Irvine, anh cùng gia đình đã có chuyến đi xuyên qua một cánh đồng vào năm 2020 và phát hiện ra một số đồ gốm lạ nằm lẫn trong đám lúa mì. Anh về kiểm tra lại hình ảnh vệ tinh chụp cánh đồng và nhận thấy có một kiến trúc kỳ lạ xuất hiện lờ mờ, trông như “ai đã dùng phấn vẽ lên hình ảnh vệ tinh”.
Bức tranh khảm khổng lồ có giá trị cực kỳ cao được tìm thấy giữa biệt thự. Ảnh: Đại học Leicester.
Các nhà khảo cổ của Đại học Leicester (Anh) đã tiếp quản khu vực và từ đó đến nay, nhiều cấu trúc tráng lệ của một biệt thự La Mã 1.700 tuổi đã được hé lộ, tờ Sci-News cho hay.
Trong biệt thự vẫn còn rất nhiều vật dụng mà cho đến nay chúng đã trở thành những cổ vật vô giá. Trong đó, quý giá nhất là một bức tranh khảm “độc nhất vô nhị” mô tả trận chiến của Achilles và Hector sau Chiến tranh thành Troy” trong sử thi Illiad của Hommer.
Phần còn lại của bức tranh, kính thước đến 11×7 mét, được đánh giá là một báu vật vô song. Tranh khảm thường được làm từ rất nhiều mảnh đá nhỏ màu sắc được tìm kiếm và khảm công phu. Với tranh khảm La Mã, những vị chủ nhân giàu có thường sử dụng rất nhiều đá nhập khẩu tuyệt đẹp và đắt đỏ, với mục đích phô trương quyền lực và gia sản của mình. Trải qua 1.700 năm, báu vật này càng có giá trị không tưởng.
Mới chỉ một phần cấu trúc của khu phức hợp biệt thự xa hoa được khai quật, nhưng người ta đã xác định được các dấu vết thuộc về một chuồng trại lớn có lối đi, một nhà tắm hình tròn khổng lồ, nhiều đường hào bao quanh biệt thự…
Những gì phát hiện được mới chỉ là khởi đầu. Các nhà khảo cổ tin rằng toàn bộ khu phức hợp rất rộng lớn và còn ẩn chứa rất nhiều kho báu thú vị.
Vớ được miếng kim loại nhăn nhúm như nắp lon cá hộp, hóa ra là kho báu vàng đắt giá
Sau khi tìm thấy, người này giấu nhẹm những miếng kim loại màu vàng này đi.
Số vàng được người đàn ông Đan Mạch tìm thấy ngay trong lần đầu làm nhà khảo cổ. Ảnh: myfreshspot.com.
Vào tháng 12 năm ngoài, ông Ole Ginnerup Schytz có lần đầu tiên sử dụng máy dò kim loại. Ấy thế mà vị nhà khảo cổ học "non trẻ" đã may mắn phát hiện ra nơi cất giữ những món đồ trang sức bằng vàng có từ thế kỷ thứ VI. Kho báu này được tìm thấy ở một cánh đồng gần thị trấn Jelling ở Đan Mạch.
Khi các cảm biến của thiết bị kích hoạt, Schytz bắt đầu đào, khai quật được một miếng kim loại nhỏ, nhăn nhúm. Ông nói với đài truyền hình TV Syd: "Mảnh kim loại này bị trầy xước và dính đầy bùn. Tôi không hề biết nó là gì, chỉ là cảm thấy nó trông giống như nắp của một lon cá trích đóng hộp".
Miếng vàng khiến ta liên tưởng tới nắp lon cá trích. Ảnh: tz.de.
Thực tế, vị nhà khảo cổ "non nớt" mới mua một chiếc máy dò kim loại và ngay ở lần đầu tiên hành dò thì Schytz đã tình cờ phát hiện hơn 22 miếng vàng có niên đại từ Thời kỳ đồ sắt, tổng trọng lượng khoảng 1kg. Chỗ vàng này đã bị chôn vùi trong khoảng 1.500 năm.
Phát hiện cổ vật có giá trị nhưng người đàn ông này đã giấu nhẹm chúng, mãi 6 tháng sau mới thông báo với nhà chức trách.
Ông Ole Ginnerup Schytz giấu giếm chuyện mình phát hiện kho vàng tới 6 tháng. Ảnh: newsweek.com
Các chuyên gia ngợi ca đây là một trong những khám phá khảo cổ học lớn và có giá trị nhất trong lịch sử Đan Mạch, có thể so sánh với Sừng vàng của Gallehus - một cặp hiện vật từ Thời kỳ Đồ sắt được phát hiện vào năm 1639 và 1734, nhưng bị đánh cắp và nấu chảy vào năm 1802.
Nhà khảo cổ Peter Vang Petersen làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Copenhagen, chia sẻ với TV Syd: "Đây là phát hiện lớn nhất trong 40 năm tôi làm việc tại Bảo tàng Quốc gia. Chúng ta sẽ phải quay trở lại thế kỷ 16 và 18 nếu muốn tìm kiếm thứ gì đó tương tự".
Phát hiện được xem là lớn và giá trị nhất của khảo cổ học Đan Mạch. Ảnh: news.artnet.com
Phần lớn kho báu này là các loại huy chương bằng vàng, được rèn mỏng và phẳng với các hình khắc ở một mặt, đã phổ biến ở Bắc Âu trong Thời kỳ Di cư (375-568). Các đồ trang sức được trang trí bằng chữ rune từ thời Viking, các biểu tượng phép thuật và hình ảnh tôn giáo như thần Odin của Bắc Âu.
Tất cả họa tiết này đều phản ánh kỹ thuật thủ công tinh tế, thường chỉ dùng cho tầng lớp cao nhất trong xã hội. Riêng phụ nữ thời kỳ này sẽ đeo bùa hộ mệnh để bảo vệ.
Họa tiết trên các miếng vàng thể hiện độ tinh xảo về kỹ thuật chế tạo. Ảnh: news.artnet.com.
Các miếng vàng còn lại được tìm thấy là những đồng xu của Đế chế La Mã, trong đó có 1 đồng xu bằng vàng, được chế tác từ thời kỳ trị vì của Đại đế Constantine (285-337).
Điều đó cho thấy các hoạt động thương mại thời kỳ này phát triển mạnh mẽ trên khắp châu Âu. Số vàng được tìm thấy ở khu vực xung quanh thị trấn Jelling là nơi cất giấu tài sản từ một con người đầy quyền lực sống trong giai đoạn này.
Các chuyên gia phỏng đoán số vàng thuộc về tầng lớp cai trị từ thời kỳ La Mã. Ảnh: news.artnet.com
Các chuyên gia tin rằng số vàng này được cất giấu vào khoảng thời gian xảy ra một vụ phun trào núi lửa lớn vào năm 536 - "năm tồi tệ nhất" trong lịch sử châu Âu lúc bấy giờ.
Vụ phun trào này đã gây ra thảm họa về khí hậu, thiên nhiên, cùng với đó là nạn đói lan rộng ở khu vực Scandinavia (tên gọi chung một khu vực ở Bắc Âu, được cho là bao gồm các quốc gia là Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan). Những lá vàng được chôn dưới đất có thể là của những nhà cai trị, họ mong muốn giấu chúng khỏi kẻ thù hoặc bị sử dụng để làm vật hiến tế cho các vị thần.
Ngày 3 tháng 2 năm 2022, số hiện vật bằng vàng ngàn năm tuổi này sẽ được trưng bày trong Triển lãm của người Viking tại Bảo tàng Lịch sử Vejle, trước khi được đưa đến Bảo tàng Quốc gia trong khoảng một năm.
Liên Xô giấu nhẹm mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trữ lượng đủ dùng trong 3.000 năm nữa Mỏ kim cương với trữ lượng khổng lồ ở Siberia, đủ để cung cấp cho nhân loại sử dụng thêm 3.000 năm nữa. LIÊN XÔ GIẤU NHẸM KHU MỎ Khu vực rừng Taiga, ở Siberia, Nga từ lâu đã nổi tiếng với các khu mỏ kim cương với trữ lượng khổng lồ, trong đó có thể kể đến khu mỏ tại hố thiên...