Đi cướp mộ bị kẹt dưới lòng đất
Cảnh sát đã giải cứu rồi lập tức bắt giữ ngay 2 kẻ cướp mộ bị mắc kẹt trong lòng đất suốt hơn 24 giờ.
Những ngôi mộ cổ thường chôn kèm vô số của cải châu báu. Ảnh: LiveScience
Tin từ Tân Hoa Xã ngày 2-12 cho biết: Hai kẻ bị bắt là nghi can trong nhóm 5 tên trộm đã khai quật 1 ngôi mộ.
Khi đang cố gắng xâm nhập vào 1 ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên) ở phía Bắc tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc, 2 tên trộm chẳng may bị mắc kẹt trong căn phòng khoảng 20 m2 nằm sâu dưới lòng đất.
Video đang HOT
Sau khi đã tìm đủ mọi cách mà không thoát ra được, 2 tên trộm sợ hãi vì không đủ oxy để thở và có thể bị chôn sống.
Viên cảnh sát Sun Weidong cho hay nhân viên cứu hộ đã phải kéo chúng ra thông qua một vết nứt ở đầu căn phòng. 2 tên cướp mộ và 3 nghi phạm khác đã bị cảnh sát bắt giữ để phục vụ cho quá trình điều tra.
Những khu lăng mộ cổ thuộc nền văn minh cổ đại ở Trung Quốc thường đi kèm vô số của cải châu báu. Theo thống kê của cảnh sát, khoảng 451 vụ cướp mộ đã xảy ra trong năm 2010 trên toàn Trung Quốc.
Theo Xahoi
Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện hóa thạch của một loài khủng long bạo chúa mới có trọng lượng lên tới 4 tấn.
Ngày 22/11, tạp chí Nature Communications của Mỹ đăng tải thông tin cho biết các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long mới có tên là Siats meekerorum có trọng lượng lên tới 4 tấn và chiều dài như một chiếc xe container ở vùng Utah từng tồn tại cách đây 98 triệu năm.
Các nhà khoa học cho rằng loài Siats meekerorum này chắc hẳn đã từng thống trị các loài khủng long khổng lồ trước khi suy tàn và mở đường cho sự trỗi dậy của các loài khủng long bạo chúa mới, trong đó có loài T-rex nổi tiếng.
Loài khủng long bạo chúa Siats meekerorum mới được phát hiện
Theo chuyên gia cổ sinh vật học Lindsay E. Zanno thuộc Đại học Bắc Carolina, loài khủng long khổng lồ mới được phát hiện này tồn tại ở cuối thời kỳ Cretaceous, khi Trái đất đang chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn về môi trường và sự xâm lấn của một vùng biển nội đại đã chia cắt khu vực miền tây nước Mỹ ngày nay.
Bà Zanno cho rằng đây là một ví dụ tuyệt vời về sự thay đổi liên tục của hệ sinh thái trên Trái đất. Bà nói: "Đây là thời kỳ nhiệt độ tăng lên, mực nước biển tăng lên, và hình thành nên một eo biển lấn dần vào khu vực Bắc Mỹ, chia khu vực này thành nhiều đảo lớn ở cuối thời kỳ Cretaceous."
Trong thời kỳ đó, những tổ tiên của khủng long bạo chúa T-rex này có kích thước khá nhỏ, nhưng với sự ấm lên của khí hậu, chúng nhanh chóng tiến hóa về kích thước để trở thành những quái vật khổng lồ mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh hoặc các viện bảo tàng.
Với kích thước và các đặc điểm khác của loài khủng long này, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng thống trị hệ sinh thái trong giai đoạn giữa của thời kỳ Cretaceous, thời kỳ mà chúng ta hay gọi là "Thời đại Khủng long".
Nhà nghiên cứu Peter Makovicky cho biết ngoài kích cỡ và ngoại hình, có nhiều yếu tố khác liên quan đến loài khủng long mới được phát hiện này khiến họ rất phấn khởi.
Một trong những yếu tố đó là loài Siats meekerorum đã lấp khoảng trống 30 triệu năm tiến hóa ở Bắc Mỹ, một thời kỳ mà các nhà khoa học hầu như không biết chút gì về các loài khủng long trên lục địa này.
Theo các nhà nghiên cứu, cái tên "Siats meekerorum" của loài khủng long mới này ám chỉ một quái vật ăn thịt khổng lồ trong thần thoại của thổ dân Utes sống tại khu vực này. Họ cũng hy vọng sẽ tìm thêm được nhiều bằng chứng hơn nữa về sự tồn tại của nhiều loài khủng long khác tại khu vực này trong các cuộc khai quật sau.
Theo CNN
Ấn Độ khai quật 'kho vàng 1.000 tấn' Cac nha khao cô Ấn Độ tuân qua băt đâu khai quât bên dưới pháo đài thuộc cung điện bị bỏ hoang khi một người đàn ông theo đạo Hindu thông bao ông mơ thấy hơn 1.000 tấn vàng được chôn ở đây. Các nhà khảo cổ học tiến hành đào quanh khu vực ngôi đền tại làng Daundia Khera, bang Uttar Pradesh...