Di cư là ‘động lực mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế’
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 18/12 cho rằng di cư đang là “động lực mạnh mẽ” cho sự tăng trưởng kinh tế.
Người di cư Trung Mỹ tại khu vực Arriaga, Mexico, trong hành trình tới Mỹ ngày 27/10/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp nhân Ngày quốc tế về người di cư (18/12), Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh: “Việc di cư cho phép hàng triệu người tìm kiếm những cơ hội mới, theo đó tạo thuận lợi cho cả các cộng đồng nơi họ xuất phát cũng như cộng đồng mà họ chọn làm điểm đến”.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng “nếu quản lý kém, việc di cư có thể làm gia tăng sự chia rẽ trong xã hội và giữa các cộng đồng, khiến mọi người bị bóc lột, lạm dụng và xói mòn niềm tin vào chính phủ”.
Theo Tổng Thư ký LHQ, “trong tháng này, thế giới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc thông qua Hiệp ước Toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM, gọi tắt là Hiệp ước toàn cầu về di cư) – thỏa thuận toàn cầu đầu tiên của LHQ về cách tiếp cận chung đối với di cư quốc tế.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh: “Với sự ủng hộ của các thành viên LHQ, thỏa thuận này sẽ giúp chúng tôi tiếp cận những thách thức thực sự của vấn đề di cư, trong khi vẫn thu được nhiều lợi ích”. Theo người đứng đầu LHQ, “thỏa thuận này đã chỉ ra con đường hướng tới nhiều cơ hội pháp lý hơn cho việc di cư và hành động mạnh mẽ hơn để trấn áp nạn buôn người”.
GCM đặt ra 23 mục tiêu đảm bảo di cư hợp pháp và quản lý dòng người di cư tốt hơn trong bối cảnh số người di cư trên toàn thế giới đã tăng lên mức 250 triệu người, tương đương 3% dân số toàn thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thuộc LHQ, trong năm 2018 đã có gần 3.400 người thiệt mạng trên thế giới khi đang di cư.
Trong lời kêu gọi tôn trọng những người buộc phải rời bỏ nhà cửa, Tổng Giám đốc IOM Antonio Vitorino cho biết đây là thời điểm để “tôn trọng và lắng nghe” những người đang sợ hãi “về những thay đổi mà di cư sẽ mang đến cho cuộc sống của họ”.
Trước đó, vào ngày 19/9/2016, Đại hội đồng LHQ cũng đã thông qua một loạt cam kết trong Tuyên bố New York về người di cư và người tị nạn, trong đó khẳng định sự cam kết của các nước thành viên về tăng cường các cơ chế bảo vệ người dân theo hiệp ước toàn cầu.
Thanh Phương (TTXVN)
Theo Tintuc
Liên Hợp quốc kêu gọi cuộc điều tra "đáng tin cậy" vụ sát hại nhà báo Khashoggi
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres vừa kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra "đáng tin cậy" về vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Phát biểu tại hội nghị ở thủ đô Doha của Qatar ngày 16/12, Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh: "Vụ việc này cần phải tiến hành một cuộc điều tra đáng tin cậy và phải có hình phạt đối với những kẻ phạm tội".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.
Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) cho biết ông không nắm được thông tin gì về vụ việc này ngoài những thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Nhà báo Ả Rập Saudi Khashoggi bị mất tích từ ngày 2/10 sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Khashoggi sinh sống tại Mỹ và đang trong quá trình xin nhập quốc tịch Mỹ sau khi lưu vong từ năm 2017.
Hôm 20/10, Ả Rập Saudi thừa nhận ông Khashoggi đã chết sau một cuộc ẩu đả trong lãnh sự quán nước này tại Istanbul, song không cho biết thi thể nhà báo này đang ở đâu.
Sau khi công bố kết quả điều tra sơ bộ, cơ quan công tố Ả Rập Saudi thông báo giới chức nước này đã bắt giữ 21 người liên quan vụ sát hại nhà báo Khashoggi.
Tuy nhiên, phía Riyadh nhiều lần bác bỏ yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc dẫn độ các nghi can của vụ giết hại nhà báo Khashoggi sang nước này để phục vụ công tác điều tra và xét xử.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 15/12 khẳng định quyết tâm của Ankara tìm kiếm sự thật của vụ việc.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Ả Rập Saudi cho biết Riyadh lên án "sự can thiệp" từ Washington sau khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết chấm dứt hỗ trợ quân sự cho cuộc chiến do Ả Rập Saudi dẫn đầu tại Yemen và quy trách nhiệm cho thái tử Mohammed bin Salman về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
"Vương quốc lên án quan điểm mới nhất của thượng viện Mỹ vốn dựa trên những lời cáo buộc vô căn cứ và bác bỏ bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ", tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này nêu rõ.
Theo Kinhtedothi
Bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực hòa bình tại Yemen Cac thoa thuân quan trong đat đươc tai vong hoa đam do Liên hợp quốc (LHQ) bao trơ vừa kết thúc ơ Thuy Điên đươc xem la bước đột phá đầu tiên co thê hé mơ canh cưa dân tơi hoa binh cho Yemen, quốc gia nghèo nhất thế giới Arab đang rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng bởi cuộc...