Di cư bất hợp pháp: Bài toán hóc búa không chỉ của nước Anh
Thảm kịch 39 thi thể trong container đã gióng lên một hồi chuông báo động về các chính sách nhập cư của toàn Châu Âu.
Trong những ngày qua, thảm kịch 39 người nhập cư bất hợp pháp thiệt mạng trong chiếc xe container đông lạnh tại hạt Essex của Anh đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Những chiếc xe tải chở người trốn bên trong container dễ dàng qua mặt lực lượng chức năng khi xuất phát từ các nước Châu Âu khác đến Anh đã gióng lên một hồi chuông báo động về các chính sách nhập cư của toàn Châu Âu.
Thảm kịch 39 thi thể trong container khiến cả thế giới bàng hoàng. Ảnh” Pigeon Express
Nạn buôn người: “chân rết” ở mọi quốc gia
Báo chí Anh ngày 28/10 đồng loạt đăng tải thông tin, nghi phạm Maurice Robinson – tài xế 25 tuổi lái xe container chứa 39 thi thể ở Anh là thành viên của một băng nhóm buôn người toàn cầu. Băng nhóm này tạo điều kiện cho việc di chuyển số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh trong rất nhiều năm qua nhưng chưa bị phát hiện.
Theo Cơ quan kiểm soát tội phạm quốc gia Anh (NCA), mạng lưới buôn người này có “chân rết” tại nhiều quốc gia và hoạt động xuyên biên giới, khiến các lực lượng chức năng khó kiểm soát.
Bộ trưởng Nội địa Đức Horst Seehofer đã lên tiếng c ảnh báo, châu Âu có thể mất kiểm soát đối với vấn đề nhập cư nếu không có sự phối hợp về thông tin.
“Nếu chúng ta tách rời tất cả các nước ra khỏi đường biên giới của Liên minh Châu Âu, chúng ta sẽ không bao giờ có một chính sách tị nạn chung của khối. Nếu không có chính sách tị nạn chung của EU, thì điều nguy hiểm là chúng ta sẽ mất kiểm soát đối với dòng người tị nạn thêm một lần nữa. Chúng ta muốn hạn chế nhập cư và muốn nó được tiến hành có trật tự”, ông Seehofer nói.
Cuộc khủng hoảng nhập cư của EU kể từ năm 2015 đến nay cho thấy sự thiếu thống nhất trong các chính sách nhập cư của khối này. Nhiều nước thành viên từ chối áp dụng hạn ngạch nhập cư, ngày càng thắt chặt cơ hội cho những người di cư được nhập cảnh, trong khi dòng người đến Châu Âu ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Mỗi ngày, vẫn có hàng trăm người luôn tìm cách vượt biên theo nhiều cách khác nhau, từ trèo qua hàng rào ở Morocco để tới lãnh thổ Tây Ban Nha, chen chân trong xe tải từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc lên tàu di chuyển sang các nước có “chính sách mềm” với người nhập cư tại EU. Dù vậy, tất cả đều hiểu viễn cảnh tồi tệ nhất là bị bắt giữ, đưa vào trại tị nạn, bị phạt tiền rất nặng, hay nặng nhất là bị bỏ tù, rồi trục xuất.
Châu Âu có phải là “miền đất hứa”?
Châu Âu vẫn luôn được tin là “vùng đất đổi đời” với những người di cư. Họ hy vọng sẽ đến được các quốc gia có chính sách chào đón, thậm chí hỗ trợ người di cư xây dựng cuộc sống ổn định. Ở châu Âu, sử dụng người nhập cư là một cách để mở rộng thị trường lao động, với chi phí thấp hơn so với thuê lực lượng lao động bản địa. Mặt khác, tỷ lệ sinh ở châu Âu cũng đang ở mức thấp. Các quốc gia này cần người nhập cư nhiều năng lượng, sức trẻ và kỹ năng để làm những việc mà dân bản địa không thể hoặc không muốn làm. Do vậy, ngày càng nhiều người nhập cư đã tìm cách vượt biên vào châu Âu cùng giấc mơ đổi đời.
Thế nhưng, song song với những “chính sách mềm” đối với người nhập cư, thì hệ thống chính sách nhập cư vào châu Âu lại là mang tính khắt khe nhất toàn cầu. Con đường nhập cư chính thức vào các nước châu Âu thường phải mất nhiều năm đi kèm với những rào cản phức tạp về pháp lý, do đó, người di cư buộc phải chọn cách bất hợp pháp.
Tờ The Guardian của Anh trước thảm kịch tại Essex đã đặt ra một câu hỏi: Liệu những chính sách nhập cư khắt khe, những hành động tiếp nhận di dân dè dặt và cả những biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ của EU có phải là một phần lý do khiến hàng triệu người chấp nhận dấn thân vào những hành trình dài và nguy hiểm hơn, để tự tìm cơ hội đến nơi mà họ coi là “vùng đất hứa”?
Tổ chức ủng hộ quyền lợi nhập cư Pro Asyl của Đức cũng kiến nghị Liên minh châu Âu nên chịu một phần trách nhiệm về những người đã thiệt mạng. Giám đốc của Pro Asyl, ông Gnter Burkhardt nhận định rằng “Nếu các chính sách ủng hộ việc đóng cửa đường tới EU với người tị nạn thì đó cũng là một ‘đồng phạm’ trong việc đẩy người nhập cư và người tị nạn vào tay những kẻ buôn người”. Và khi đó, thảm kịch tại Essex có thể sẽ không phải là cuối cùng./.
Theo Châu Anh/VOV1
tổng hợp
Phụ nữ Trung Quốc bị bán sang Anh làm gái : Phải tiếp hơn 10 đàn ông mỗi ngày
Nhiều phụ nữ Trung Quốc đến Anh thông qua các đường dây buôn người cảm thấy đồng cảm và nhìn thấy chính mình trong thảm kịch 39 di dân chết trong xe container ở thị trấn Grays, hạt Essex mới đây.
Theo Mirror, một số phụ nữ Trung Quốc bị ép buộc phải đến Anh cũng như các nước châu Âu khác thông qua những đường dây buôn người để kiếm tiền trả nợ cho chồng ở quê nhà.
Những người di cư đến từ Trung Quốc trở thành nhóm phụ nữ lớn nhất trong các trung tâm giam giữ người nhập cư ở Anh như Yarl's Wood ở Bedford. 85% những người được hỏi chuyện cho biết, họ đã phải chịu những tội ác tàn bạo như cưỡng hiếp, bạo lực gia đình, cưỡng hôn, cưỡng ép mại dâm và cắt xén bộ phận sinh dục nữ.
Nhiều người trong số 420 phụ nữ Trung Quốc bị lực lượng nhập cư ở Anh bắt giam vào năm 2018 đã phải dùng chính thân mình để gán nợ cho người thân.
Ảnh người di cư chen nhau thở qua lỗ khoét trên xe tải vào Anh
39 người chết trong xe container: Anh chia sẻ dấu vân tay nạn nhân với Việt Nam
"Nhiều phụ nữ chúng tôi nói chuyện chia sẻ, họ trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người khi một thành viên trong gia đình lâm vào nợ nần ở Trung Quốc", Sam Hudson, giám đốc truyền thông của tổ chức từ thiện Phụ nữ vì Phụ nữ tị nạn nói với Mirror Online.
"Chồng của họ là những kẻ nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc nghiện cờ bạc. Hoặc có thể một thành viên trong gia đình bị bệnh và tiền điều trị trở thành món nợ lớn. Khi đó, những người phụ nữ phải chấp nhận để những kẻ buôn người đưa họ đến Anh để bán dâm. Họ bị đẩy lên những chiếc xe tải, tàu thuyền hoặc các phương tiện chuyển lậu người khác", bà Hudson cho biết.
Một tù nhân khác tại Yarl's Wood chia sẻ việc chồng cô đánh đập, dùng dao chém và đe dọa giết sau khi anh này lâm vào nợ nần.
Trung tâm giam giữ người di cư trái phép Yarl's Wood ở Anh
Một phụ nữ khác kể với tổ chức từ thiện rằng cô bị ép quan hệ tình dục với những người đàn ông đến nhà thổ - nơi cô bị giam giữ ở Anh. Nếu cô từ chối, cô sẽ bị đánh đập và bỏ đói, đôi khi tới 3 ngày mà không được cho một chút thức ăn và nước uống nào.
Nỗi thống khổ của cô chỉ chấm dứt khoảng một năm sau đó, khi cơ quan di trú của Anh đột kích vào nhà thổ.
"Hành trình đến Vương quốc Anh thật khủng khiếp. Họ (những kẻ buôn người) đã gây ra những điều tồi tệ với tôi. Khi tôi đến đây (Anh), một người đàn ông đến đón tôi. Hắn đưa tôi đến một ngôi nhà - nơi những người phụ nữ khác cũng đang bị giam cầm. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm ôsin nhưng họ nói tôi phải làm nghề mại dâm. Họ ép tôi quan hệ với hơn 10 đàn ông mỗi ngày. Cơ thể và tâm trí tôi kiệt quệ, tôi chỉ muốn chấm dứt tất cả", người phụ nữ Trung Quốc chia sẻ.
Bà Hudson chia sẻ lo ngại rằng "những phụ nữ dễ bị tổn thương" đang bị chính quyền thờ ơ, thậm chí đối xử tàn nhẫn.
Một phụ nữ di cư bất hợp pháp người Trung Quốc cho biết, sau khi cô bị cảnh sát Anh bắt giữ, cô bị đẩy lên một chiếc xe tải khác. Chiếc xe chạy suốt đêm và dừng lại ở trung tâm giam giữ người tị nạn Yarl's Wood.
"Tôi bị đưa từ địa ngục này sang địa ngục khác", người phụ nữ nói.
"Thay vì nhận được sự hỗ trợ mà họ cần, những người phụ nữ mà chúng tôi nói chuyện đã bị giam giữ vì nhập cư lậu. Tuy nhiên, một người sống sót sau khi bị bán vào nhà thổ nên được cung cấp chỗ ở an toàn và nhận được sự hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống", cô Hudson cho hay.
Khi được hỏi về việc phụ nữ di cư từ Trung Quốc bị giam giữ tại Anh, người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết giam giữ là một phần quan trọng của hệ thống nhập cư, nhưng phải "công bằng và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất".
"Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho việc giam giữ, tăng tính minh bạch xung quanh việc giam giữ người nhập cư, cải thiện hơn nữa sự hỗ trợ dành cho những người dễ bị tổn thương nhất", người phát ngôn nói.
Theo danviet
"Cái nôi" của nạn buôn người sang Anh ở Trung Quốc Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc - nơi phần lớn người dân làm lao động phổ thông, được gọi là "cái nôi" của nạn buôn người. Những người dân ở các làng chài nghèo khó bắt đầu rời khỏi quê hương tìm kiếm cuộc sống mới ở nước ngoài bằng thuyền vào đầu thế kỷ XV. Nhiều người trong số này đến từ Đông...