Đi cổ vũ lấy tiền
Nghệ sỹ Chí Trung trên chương trìnhChat với Rubic đã than thở rằng, ở miền Bắc, chuyện đi xem văn nghệ bằng vé mời còn nhiều lắm, trong Nam khác hẳn. Đến anh vào muốn xem kịch thì đồng nghiệp cũng phải mua vé để tặng chứ không đâu có sẵn.
Nghe xong một cổ động viên bóng đá chép miệng nói: “Bên văn hoá nó vậy chứ nói thật, bên thể thao đi xem bóng đá còn được quà nữa kìa”.
Đơn giản là khi ấy để mua được chiếc vé theo đường chính thống vào sân không dễ, thường người xem phải mua vé chợ đen hoặc nhờ vả dẫn vào. Những trận đấu giữa Hải Quan và Cảng Sài Gòn thì đến việc đứng hai chân xuống đất cũng khó chứ đừng nói cảnh nằm ngồi ngả ngớn.
Đội kèn đồng được “mời” vào sân để thêm phần sôi động. Ảnh trên sân Thống Nhất. Ảnh Quang Minh
Chuyện cổ động viên Cảng Sài Gòn trước khi chết trăng trối được chôn cùng chiếc áo thi đấu của câu lạc bộ, giờ đã thành huyền thoại.
Chuyện ông Thuyết (cựu vô địch chạy việt dã quốc gia) chở bằng xe máy chiếc trống to đùng đi khắp phía Bắc để cổ động cho Nam Định giờ cũng đã là hiếm, nhất là khi ông Thuyết “trống” yếu dần đi và con rể Trung Kiên đã đầu quân cho đội bóng Sài Gòn. Bây giờ, đôi khi người ta đến sân nào phải chỉ vì tình yêu.
Cảnh kèn đồng tò te trên sân Thống Nhất, hay cảnh các sinh viên học nhạc ở Hà Nội thổi du dương nhạc cụ trên khán đài giờ chẳng còn gì là lạ. Và cả làng thể thao cùng biết rằng, họ đến sân thổi nhạc cổ động chẳng hề vì máu lửa với đội bóng, cũng chẳng phải yêu thích gì.
Họ đang đi cổ động lấy tiền!
Hoàng Thanh nhà ở đường Lê Duẩn (Hà Nội) là sinh viên kèn đã chọn cách đi làm thêm đầy tinh thần thể dục như vậy. Cậu nói với cô chị rất tếu táo: “Chị xem trong miền Nam có giá hơn thì em chuyển hẳn, mỗi tuần đi thổi kèn trên sân là em được “3 lít” (300.000 đồng) đấy. Đi loanh quanh các sân phía Bắc có cả xe đưa đón nữa cơ”.
Cô chị tên Hoàng Hạnh tình thật đi hỏi nhiều người để rồi phát hiện ra, trên sân Thống Nhất có dàn kèn đám ma thổi cổ động thật nhưng chia tiền ra không được nhiều đến thế.
Tất nhiên, cảnh các em nhỏ trang phục chỉnh tề, nhún nhảy thổi kèn trên sân Thống Nhất ở mùa giải 2011 trong những trận đấu có câu lạc bộ TP.HCM thi đấu cũng không hề miễn phí.
Video đang HOT
Người đẹp ngồi trước mặt, cầu thủ chạy dưới sân. Nhiều khán giả vẫn ngủ ngon lành. Ảnh chụp trong trận Hà Nội T&T gặp SHB Đà Nẵng. Ảnh Quang Minh
Cổ động có thưởng
Còn với người xem bình thường, không thuộc “nghề cổ động”, thì giờ vào sân mà không có quà gì đã là quá quắt lắm rồi chứ đừng nói chuyện không được miễn phí.
Đi cùng anh bạn vào sân Hàng Đẫy để xem hội cổ động viên được trao giải Cổ động tốt nhất năm 2010 đình đám đến thế nào mới ngớ người.
Hoá ra nhiều người trong số họ đến vì hội là chính, thậm chí còn vận động “phụ huynh” cao tuổi ở nhà đi giúp cho. Cần gì vé, chỉ cần đeo thẻ hội viên hoặc mặc chiếc áo màu vàng là vào sân “thanh thản”.
Thậm chí để “rủ nhiều người cùng đến sân cho vui” như lời anh hoạt náo viên, ban quản lý hội còn để sẵn những chiếc nón màu vàng ở chỗ ngồi, ai vào được tặng cầm về đội đi loanh quanh cho mát.
Ấy thế mà vẫn chê, người ta thấy cảnh nón thừa người thiếu.
Ở phía Nam, mà cụ thể là ở TP.HCM, nỗi ám ảnh đầy ê chề nhất là ở mùa 2010, trận Navibank Sài Gòn gặp Khánh Hoà, chỉ có vỏn vẹn 300 khán giả giữa sân lộng gió.
Đầu năm 2011, TP.HCM có hội cổ động viên “liên hợp”, vận động những ai yêu thích bóng đá vào hội để cổ động cho một lúc 3 đội bóng của thành phố. Bây giờ phải yêu kiểu “hợp tác xã” chứ chẳng phải kiểu yêu ai ghét ai như ngày xưa, dù hai đội Sài Gòn Xuân Thành và CLB TP.HCM là đối thủ ở giải hạng Nhất.
Hội được hỗ trợ kinh phí hoạt động hẳn hoi, có quyết định công nhận số 24/QĐVHTTDL của Sở Văn hoá Thể Thao Du Lịch đàng hoàng.
Đương nhiên, nguồn kinh phí ấy cũng từ các đội bóng mà ra, áo cổ động phát cho các cổ động viên, xăng xe đi các tỉnh lân cận cũng được phát nốt.
Ấy vậy mà dạo gần đây nhiều lời than thở rằng, “ngày Hà Nội T&T được cúp, hội cổ động viên của họ còn được thưởng riêng vài chục triệu để liên hoan. Cổ động cả ba đội bóng chả lẽ chẳng được gì đã bắt đầu râm ran”
Nói nghe có vẻ hơi buồn nhưng kỳ thật, tình yêu mà phải kèm vật chất thế này thì sân bóng hoá ra cứ như sân khấu. Ở đó người ta yêu đương giả, vui vẻ giả, buồn giả và tất nhiên khi không có tiền thì cũng “xin lỗi tình yêu” luôn.
Hội cổ động viên Hà Nội T&T nổi bật khi có rất nhiều người cao tuổi đến sân ngồi xem đầy kiên nhẫn. Ảnh Quang Minh
Rất nhiều chiếc nón màu vàng được dành tặng cho người vào sân xem bóng đá nhưng rất tiếc… nón thừa người thiếu. Ảnh Quang Minh
Chiếc áo cổ động viên có đến logo của 3 đội bóng. Chiếc áo này được chính các khán giả xem bóng đá bình bầu là “độc nhất vô nhị”. Ảnh Quang Minh
Theo Yahoo
Mất chó, mất của và suýt mất... mạng vì World Cup
Trái bóng Jabulani lăn trên sân cỏ Nam Phi kéo theo bao chuyện mất chó cưng, mất của, thậm chí suýt... mất mạng ở Đà Nẵng.
Từ mất chó cưng
Trong khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đang làm say đắm bao con tim của các tín đồ túc cầu giáo ở Đà Nẵng thì cũng có không ít tấn bi hài kịch xảy ra theo nhịp lăn của trái bóng Jabulani khiến người chỉ còn biết dở khóc, dở mếu!
Chủ nhân của các chú cún con cũng phải hết sức
cảnh giác kéo cún "biến mất" trong mùa World Cup.
Hôm 24/6, chị Đỗ Thị Cẩm Liên (trú tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu) đến Công an phường khóc sướt mướt vì mất chú chó kiểng giống Ăng-lê mà theo mô tả của chị là "mũm mĩm cứ như chú lợn con". Chị rất cưng chú chó kiểng trị giá đến 7 triệu đồng này và luôn giữ cẩn thận. Vậy mà khi về nhà, chị tá hoả vì chú chó đã... biến mất. Không có cách nào tìm ra nên chị đành phải đến nhờ công an tìm giúp.
Chỉ qua điều tra sơ bộ, công an đã phát hiện thủ phạm không phải ai xa lạ mà chính là... Phạm Văn Anh Sơn, 19 tuổi, con trai chị Liên và cũng là cậu chủ nhỏ của chú chó kiểng Ăng-lê. Sơn khai nhận, do túng tiền cá độ bóng đá nên đã... lén đem chó bán lấy 3 triệu đồng nướng hết vào cá độ. Đến nước này thì chị Cẩm Liên chỉ còn biết than trời, bởi bình thường con trai chị tỏ ra rất cưng chú chó!
Đến mất của
Tại phường Hoà Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu), World Cup mới diễn ra vài hôm thì Công an phường đã tiếp bà Trần Thị Bốn (sinh năm 1924, trú tổ 31) đến trình báo bị kẻ gian "nhập nha" quơ sạch 1 sợi dây chuyền vàng, một số hột xoàn và 1,7 triệu đồng bà dành dụm để dưỡng già. Sau 1 ngày điều tra, công an phát hiện kẻ gian chính là Phan Văn Hoàng, 17 tuổi, sống cùng tổ với bà Bốn!
Anh Đỗ Hồng Phong (trú phường Phước Ninh, quận Hải Châu) cũng "than thở" với công an việc nhà anh bị trộm đột nhập rạng sáng 22/6 rồi tự trách mình quá chủ quan. Số là đêm hôm đó anh thức khuya xem trận Tây Ban Nha - Honduras lúc 1g30. Trời nóng nực nên anh mở cửa tầng 2 cho mát, rồi ngủ quên lúc nào không hay. Thức dậy thì đã thấy chiếc laptop Vaio, 1 điện thoại di động cùng cái ví có hơn 700 ngàn đồng và các loại giấy tờ tuỳ thân biến mất!
Và... suýt mất mạng!
Khi Tây Ban Nha quyết chiến với Thuỵ Sĩ trên sân Durban tối 16/6 thì ở một quán cafe trên đường Ông Ích Khiêm cũng xảy ra vụ đánh nhau to. Trong khi ngồi xem bóng đá với mấy người bạn, Vũ Xuân Lương (sinh năm 1987, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu) cổ vũ có phần quá đá, thậm chí văng tục, chửi bậy...
Từ cuồng nhiệt cổ vũ bóng đá đến va chạm trong quán
nhậu chỉ cách nhau một... lằn ranh mong manh.
Nguyễn Văn Hoàng (sinh năm 1989) ngồi bàn bên cạnh thấy "gai" mắt nên qua nhắc nhở. Lương ỷ mình lớn hơn, không chịu tiếp thu lời nói phải mà còn quay lại đá vào lưng Hoàng. Thế là Hoàng cùng nhóm bạn hất tung bàn ghế đứng bật dậy, dùng ly, chai đánh vào đầu Lương gây thương tích rồi bỏ chạy!
Bị đánh oan hơn là Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1990) xảy ra sau đó một đêm tại quán nhậu trên đường Nguyễn Tất Thành. Đang giữa trận Argentina - Hàn Quốc thì người nhà gọi Tuấn về gấp. Bước ra vội vàng nhưng mắt vẫn ngóng chiếc tivi ở phía sau nên anh vô tình vấp chân làm rơi ly trên bàn của Hà Đông (sinh năm 1989, trú phường Bình Thuận). Chưa kịp nghe lời xin lỗi, Đông và nhóm bạn đã xông vào đánh Tuấn bị thương rồi chuồn khỏi quán, "quên" luôn trả tiền nhậu!
Nhưng "đau" nhất phải kể đến trường hợp của chị Nguyễn Thị Nhài (trú tại khu chung cư Thuận Phước). Anh chồng là Phạm Xuân Phi cứ bỏ nhà đi với bạn bè bù khú chuyện bóng đá thâu đêm, sáng mai về nhà ngủ say như chết, bỏ bê công việc làm ăn khiến chi Nhài không thể kìm nén nổi cơn tam bành.
Sáng 24/6, trong khi anh Phi vẫn đang chìm vào giấc mơ "Quơ cup" trên tấm phản ở góc nhà thì chị Nhài vừa lau nhà, vừa chửi đổng cái thứ rủ rê chồng người ta mê bóng đá mà quên vợ quên con. Vừa càm ràm chửi rủa, chị Nhài vừa mạnh tay... lau nhà tới mức làm văng nước bẩn lên người anh Phi.
Bị đánh thức giữa chừng sau một đêm thức trắng làm tín đồ túc cầu giáo, lại nghe vợ chửi rủa "môn phái" lẫn các "đồng môn" của mình nên anh Phi cũng nổi cơn điên tiết, chụp con dao gọt trái cây để trên bàn đâm luôn vào vai vợ. Rất may là vết đâm chỉ dính vào phần mềm nên chị Nhài chỉ... suýt mất mạng!
Theo Vietnamnet
Dán cao chống buồn ngủ coi World Cup cực hại! Để có thể thức hằng đêm xem bóng đá, nhiều người dùng cao dán hoặc "thuốc lào tiên" chống buồn ngủ. Các chuyên gia khẳng định điều này rất có hại cho sức khỏe. Trong mùa World Cup, rất nhiều giải pháp chống buồn ngủ được dân nghiền bóng đá áp dụng, từ uống chè đặc, uống cà phê, nhai kẹo cao su,...