Đi chụp ảnh ai cũng chọn ngày đẹp trời, có mỗi nhiếp ảnh gia này chọn điều ngược lại, lý do tại sao?
‘Những bức hình ta có thể chụp được trong điều kiện thời tiết xấu sẽ khác biệt hoàn toàn so với những gì ta chụp được trong ngày nắng đẹp. Chiếc máy ảnh của bạn được sinh ra là để chụp hình, đừng để nó ở nhà’, Aows cho biết.
Trong một video dài 9 phút, nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Tây Ban Nha Aows nói về một chủ đề khá thú vị: tại sao giới nhiếp ảnh gia nên tập chụp hình trong điều kiện thời tiết xấu. Trong video anh cũng nói về những khó khăn khi làm điều này và cách để khắc phục.
Chắc chắn kiến thức cơ bản nhất đối với những người mới học chụp hình đó là chọn điều kiện thời tiết tốt trước khi đi chụp, một ngày trời quang đãng và có nắng đẹp là lý tưởng nhất. Nhưng thiên nhiên không phải lúc nào cũng ‘chiều lòng người’, xen kẽ những ngày thời tiết đẹp là những ngày mưa, và ở những đất nước hàn đới thì cả là những ngày tuyết rơi trắng trời nữa.
Theo anh Aows, mọi người không nên tránh những ngày thời tiết xấu mà hãy tiếp tục ra đường sáng tạo vì phong cảnh trong mưa, được phủ bởi tuyết hay sương mù vẫn có những nét đẹp riêng mà ta có thể tận dụng. “Những bức hình ta có thể chụp được trong điều kiện thời tiết xấu sẽ khác biệt hoàn toàn so với những gì ta chụp được trong ngày nắng đẹp. Chiếc máy ảnh của bạn được sinh ra là để chụp hình, đừng để nó ở nhà.”
Một ưu điểm khác cũng được anh nhắc tới đó là trong những ngày này sẽ có rất ít, thậm chí không có bất cứ khách du lịch, nhiếp ảnh gia khác tới đứng trong khung hình, nhờ đó ta có thể tự tin sáng tạo và không phải lo về vấn đề ‘làm sạch’ những yếu tố thừa trong quá trình hậu kỳ. Và khi có kết quả cuối cùng thì bức hình của anh sẽ là độc nhất, không có một ai chụp được cảnh vật giống như vậy cả.
Để chụp hình trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, anh Aows cũng đã thử những phương pháp để bảo vệ chiếc máy ảnh của mình. 2 cách được các nhiếp ảnh gia khác sử dụng là ô và vỏ chống nước cho máy ảnh, nhưng cả 2 ảnh đều cho là không hiệu quả. Sử dụng ô sẽ gây vướng víu trong quá trình đi lại, còn vỏ chống nước sẽ giới hạn khả năng thay thế ống kính của máy ảnh. Cách làm của anh là sử dụng 1 chiếc túi nilon nhỏ để bọc máy ảnh, cắt 1 hình tròn nhỏ dành cho ống kính.
Video đang HOT
“Đối với tôi, điều quan trọng nhất là tìm được sự cân bằng giữa chụp được 1 bức ảnh đẹp và những mối nguy hại mà thời tiết có thể gây ra. Đây có lẽ cũng là 1 lý do mà tôi không dùng những dòng máy ảnh đắt tiền. ‘ Sức khỏe’ của máy ảnh và ống kính không phải là điều mà tôi quan tâm nhất mỗi khi lên đường chụp ảnh.”
Nếu như dùng máy ảnh và ống kính có giá tới hàng ngàn Đô, chắc chắn ta sẽ cảm thấy ‘xót’ và không muốn đem chúng đi chụp hình nếu gặp mưa tuyết. Anh Aows nói rằng mọi người nên có 1 chiếc máy ảnh đủ chức năng nhưng rẻ tiền, mà nếu như có bị hỏng hóc thì ta cũng không quá tiếc. Đối với anh thì đó là 1 chiếc máy ảnh du lịch của Sony.
Bên cạnh đó, ta cũng phải nghĩ tới sự an toàn của bản thân. Anh Aows khuyến nghị nhiếp ảnh gia chụp ảnh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên di chuyển bằng ô tô. Ta có thể đi giữa những địa điểm để chụp hình, mỗi lần chỉ vài phút sau đó có thể trở lại ô tô để giữ ấm, thay đổi ống kính và lên kế hoạch cho bức hình tiếp theo.
Trước khi lên đường chụp hình, anh Aows cũng kiểm tra dự báo thời tiết cho địa điểm mà mình tới. “3 năm trước tại Công viên quốc gia Badlands, vùng Nam Dakota tôi biết rằng sẽ có 1 cơn bão tuyết lớn sẽ tràn qua. Nhưng lúc đó tôi chưa có kinh nghiệm lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, nên đã đến trước khi cơn bão tới. Nhờ đó mà tôi có thể chụp được rất nhiều những bức hình phong cảnh trong tuyết đẹp, tất cả nhờ vào việc lên kế hoạch trước.”
Bạn đọc có thể chiêm ngưỡng thêm những bức hình độc đáo của anh Aows tại trang Instagram.
Sự thật về bức ảnh khỉ hô hấp nhân tạo cứu đồng loại bị thương
Bức ảnh khỉ hà hơi thổi ngạt cho đồng loại bị thương do nhiếp ảnh gia William Steel chụp được gây xôn xao cư dân mạng.
Sự thật về bức ảnh khỉ hô hấp nhân tạo cứu đồng loại bị thương
William Steel, 28 tuổi, nhiếp ảnh gia chuyên chụp thế giới động vật hoang dã, đã ghi lại được cảnh tượng đáng kinh ngạc bên trong Khu bảo tồn Gaborone Game ở Botswana.
Trong thế giới động vật hoang dã, khi được đánh giá là một trong những loài thông minh, dung cam, từng có nhiều hành động cưu sông đồng loại cua minh bằng cách hô hấp nhân tạo.
Ví dụ như trường hợp khỉ cứu đồng loại bi điên giât rơi xuông đương ray xe lưa tai ga Kanpur, Ân Đô. Con khỉ thông minh đã làm các động tác xoa bóp, hô hấp nhân tạo, thậm chí cắn vào đầu để cứu bạn. Sau khoảng 20 phút, con khỉ bị điện giật đã tỉnh lại.
Tuy nhiên câu chuyện về bức ảnh do William Steel có nội dung hoàn toàn khác.
Sau khi chia sẻ trên mạng xã hội, bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng vì giống như khỉ đang thực hành pha hô hấp nhân tạo vậy. Nhưng ít ai biết về sự thật đằng sau hành động có vẻ vị tha đáng thương của con khỉ lại là một âm mưu 'nham hiểm'.
William Steel, người sống và làm việc tại quốc gia Châu Phi cho biết anh đã chứng kiến cảnh con khỉ ngã nhào xuống đất theo kiểu vô cùng 'kịch tính'. Hai tay hai chân dang rộng, nằm dài ra đất. Ban đầu, William Steel dường như không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng khi ông cầm máy ảnh lên để chụp thì xuất hiện một con khỉ đực từ đâu lao tới tóm lấy con khỉ đang nằm trên đất. Con khỉ đực cúi xuống, hai tay ôm lấy mặt và dường như đang tiến hành hô hấp nhân tạo.
Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ lại William Steel phát hiện rằng "toàn bộ hành động trên của con đực chủ yếu nhằm thu hút sự chú ý của con cái".
Theo William Steel, hành động được cho là cứu mạng con khỉ cái thực ra là con khỉ đực, một con khỉ táo tợn, đang tìm cách lợi dụng tình thế lấy lòng con cái, tương tự như cảnh cưỡng hôn trong bộ phim 'The Sandlot'.
William Steel cho biết: "Loài khỉ cũng có một thứ bậc rõ ràng và quan trọng. Giống như con người, cộng đồng khỉ cũng hoạt động chủ yếu dựa trên cơ chế nếu anh làm điều này cho tôi, tôi sẽ làm điều khác cho anh. Sự liên kết giữa loài khỉ phần lớn được hình thành thông qua sự chải chuốt, vuốt ve cho nhau. Tôi thường nhìn thấy loài khỉ giúp làm sạch vết thương, thậm chí chăm sóc cho những con khác trong đàn. Một vài con khỉ sẽ đánh vào lòng trắc ẩn để tìm kiếm sự chú ý của những con khác. Thật thú vị khi tôi có dịp ghi lại khoảnh khắc này".
Ảnh chụp sân bay từ trên cao thời dịch Covid-19 Cuốn sách ảnh "Airports" mang lại góc nhìn mới về các sân bay vắng lặng giữa đại dịch Covid-19. Nhiếp ảnh gia người Đức Tom Hegen vốn được biết đến với những bức ảnh chụp từ trên cao rất đẹp. Giữa đại dịch Covid-19, Hegen đã hướng ống kính từ trên trực thăng vào sáu sân bay của Đức và ghi lại hình...