Đi chuộc chó cưng
Để tìm lại chó cưng bị mất, nhiều khổ chủ phải nhờ đến các cò chỉ mối, dẫn đường và phải trả một số tiền chuộc không nhỏ…
Phải qua tay “cò”
Tại TP.HCM, các điểm như cầu Kiệu (Q.1), Lê Hồng Phong (Q.10), chợ Ông Tạ (Q.Tân Bình), chợ Bùi Phát (Q.3), Bình Triệu (Q.Thủ Đức)… từ lâu được biết đến là những nơi khổ chủ thường đến tìm lại chó cưng sau khi bị mất. Cũng tại những địa điểm này, từ lâu xuất hiện đội quân “cò” tìm chó. Đa phần, những tay “cò” này là những người chạy xe ôm.
Bà L. đang ngồi chờ khách vào chuộc chó trên đường Lê Hồng Phong – Ảnh: Công Nguyên
Vừa thấy chúng tôi rà xe và nhìn dáo dác trước khu vực chợ Ông Tạ, lập tức một nhóm xe ôm quây lại hỏi: “Tìm chó phải hông? Chó cảnh hay chó thường?”. Sau khi biết chúng tôi tìm chó cảnh, “cò” Bảy, một người chạy xe ôm kiêm “cò” tìm chó trên đường Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), quả quyết: “Ở đây chỉ có chó thường để làm thịt, nhưng muốn tìm chó cảnh thì cũng bao luôn”. Sau khi thỏa thuận giá 50.000 đồng tiền dắt mối, “cò” Bảy bắt đầu hành trình dẫn chúng tôi đi tìm chó. Trên đường đi, “cò” Bảy luôn miệng: “Gần 10 năm nay, tui dắt không biết bao nhiêu người đi tìm chó tại khu vực này rồi. Có những người tìm được chó của mình vui quá bồi dưỡng tôi cả 500.000 đồng luôn đó. Ở đây có nhiều lò lắm, nhưng người lạ thì bất khả xâm phạm những chỗ đó. Muốn tìm chó, thì phải qua tay bọn tui”.
Phân vùng thị trườngTheo P., một đầu nậu chó có tiếng ở khu vực chân cầu Kiệu, hiện khổ chủ dễ tìm ra chó cưng của mình hơn trước nhờ việc bắt trộm và bán theo thị trường cụ thể, như chó bị mất trộm tại khu vực quận 1, 2, Bình Thạnh, Phú Nhuận thường bán về các lò tại khu vực cầu Kiệu còn quận 3, 5, 10, Tân Bình thì được bán về chợ Ông Tạ, Bùi Phát…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại chợ Ông Tạ có hơn 10 “cò” tìm chó kiêm chạy xe ôm.
Trên đường Lê Hồng Phong, hằng ngày có tốp người thường trực làm “cò” trước các cửa hàng bán chó cảnh. “Ở đây, ngày nào chúng tôi cũng dắt không dưới 20 người đi tìm chó mà mấy ông sợ chúng tôi lừa tiền. 1, 2 xị (100.000 – 200.000 đồng – PV) của mấy ông đáng gì so với con chó cảnh hàng triệu đồng mà tiếc”, H. – một “cò” tại đây, thuyết phục khi thấy chúng tôi tỏ vẻ nghi ngại. Nói về nghề này, một người quen từng làm nghề “cò” chuộc chó bật mí với chúng tôi: “Chó bị mất khi chuộc không có giá cụ thể đâu, ít nhất là 1 chai (1 triệu đồng) trở lên. Nhưng đa phần các mối nhìn mặt và nước mắt giữa chủ và chó để hét giá. Hôm trước có bà kia nhìn thấy con chó của mình bị nhốt trong lồng, khóc quá trời nên bị “chặt” phải chi tới 5 chai mới được đưa chó về đó”.
Đầu nậu chuộc chó
Video đang HOT
Chó mất trộm tại Sài Gòn khi bán về các lò được phân loại thành chó thịt và chó cảnh. Sau khi phân loại, chó cảnh được đưa về các mối tại đường Lê Hồng Phong, chó thịt thì đưa đi chợ Ông Tạ hoặc đi Thủ Đức và Bình Dương. Trong giới đầu nậu chó cảnh phải kể đến một phụ nữ có tên L. tại khu chợ chó Lê Hồng Phong. Còn đối với chó thịt thì phải nhắc tới ông T. ở chợ Bùi Phát và P. ở chân cầu Kiệu. Người tìm chó cứ bỏ tiền chung chi cho “cò” dắt vô lò. Khi đến lò chỉ cần mang theo ảnh, hoặc nói đặc điểm, màu lông, giống chó, mất ở đâu, khi nào thì các ông “trùm” sẽ gọi điện dò la và tìm kiếm.
Chó trộm cắp bị làm thịt tại lò của ông T. – Ảnh: Công Nguyên
Theo “cò” Bảy, chúng tôi tới lò chó ông T. tại chợ Bùi Phát. Căn nhà rộng chưa đầy 30 m2 của ông T. nằm sâu trong hẻm nhỏ chỉ vừa 1 người đi lại, chủ yếu để đặt các lồng nhốt chó. Cạnh đó, 3 thanh niên đang ngồi làm thịt chó để đưa đi bán. Dẫn chúng tôi vào, chỉ nơi các lồng nhốt chó, ông T. bảo: “Vào đó xem thử, có con nào của mình không, không thì ra đây tôi gọi điện cho”. Thấy có người lạ, các chú chó nhảy cẫng lên vì tưởng chủ nhân mình tới đưa về. Sau khi chúng tôi lắc đầu vì không thấy chú chó cần tìm, ông T. móc điện thoại gọi cho ai đó và nói lại: “Mấy ông về đi, bỏ số điện thoại lại đây, hình như ngày giờ đó mấy thằng Q.8 có bán một con như vậy bên lò khác, tôi sẽ kiểm tra kỹ, có sẽ báo lại liền”.
Tại cửa hàng chó của bà L. trên đường Lê Hồng Phong, một buổi sáng chúng tôi chứng kiến hai thanh niên mặt mày bặm trợn, đi trên xe máy tấp vào giao chú chó Đức khá đẹp. Như quá quen thuộc, bà L. chạy đến ôm chú chó và bỏ vào lồng nhốt lại. Sau đó, quay ra bà cầm sổ ghi thông tin gì đó. Xong việc, hai thanh niên nhận 2 tờ 500.000 đồng từ bà L. và chạy mất hút.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà L. từ nhiều năm qua đã trở thành cái tên quen thuộc đối với các “cò” cũng như “trung tâm” chuộc chó cảnh. “Chó bị bắt, bán vào các lò, sau đó mới đưa ra tiệm để chúng tôi bán. Nếu mấy anh muốn tìm chó cứ bỏ tiền và số điện thoại lại đây đảm bảo sau 1 ngày sẽ tìm có ngay”, bà L. chắc nịch.
Có thể xử lý hình sự
Luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng hành vi của người trộm chó dù lượng (tang vật) thu giữ có giá trị dưới 2 triệu đồng vẫn có thể xử lý hình sự nếu kẻ trộm đã có tiền án hoặc từng bị xử phạt hành chính về hành vi trộm chó, khi đó có thể khởi tố hình sự về tội “trộm cắp tài sản” theo điều 138 bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. Còn việc bắt giữ chó sau đó bắt chủ nhân phải bỏ hàng triệu đồng ra để chuộc lại là hành vi “cưỡng đoạt tài sản” theo điều 135 bộ luật Hình sự. Khung hình phạt cao nhất của tội này phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo TNO
Người và xe "khóc hận" chung cư...
Dắt xe máy lên tận tầng 5, hễ có khách là chủ nhà phải cử người xuống sân coi xe... là nỗi khổ của dân chung cư cũ vì thiếu nhà gửi xe.
Ngày nào bận công việc về muộn một chút, những người sống trong các khu chung cư cũ lại đau đầu tìm nơi gửi xe qua đêm. Nếu trước đây, mỗi gia đình chỉ có một chiếc xe thì nay ít nhất một nhà có hai xe máy, nỗi khổ tìm nơi gửi xe còn trở lên khó gấp vạn lần với những gia đình có ô tô. Hà Nội hiện có hơn 400 nhà chung cư cao tầng cũ, trong đó, số chung cư không nhà để xe chiếm phân nửa. Báo chí đã tốn không ít giấy mực đề cập đến vấn đề này nhưng trên thực tế, người dân sống trong chung cư cũ khổ vẫn hoàn khổ. Số xe máy trong các gia đình tăng dần đều còn nhà gửi xe thì tìm mỏi mắt chẳng thấy.
Thiếu chỗ gửi xe, các gia đình chọn cách đẩy xe lên nhà
Hò nhau đẩy xe lên tầng cao
Khu nhà tập thể ngân hàng B5, phường Láng Hạ, quận Đống Đa (Hà Nội) là chung cư cũ, không có nhà để xe, theo đó, các hộ dân phải mang xe sang các khu tập thể bên cạnh và trường mầm non để gửi nhờ. Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Văn Chu, cư dân khu nhà B5 cho biết: "Có những gia đình ở tận tầng 5 nhưng mang cả xe đạp, thậm chí là xe máy lên nhà. Với những gia đình có 3 chiếc xe, gửi thì cũng gửi 1-2 thôi chứ gửi tất cả thì tốn tiền lắm. Tiền gửi xe máy hàng tháng 150.000 - 200.000 đồng/xe, tùy vào xe ga hay xe số, có người mang xe lên tầng với lý do không thích gửi các khu bên vì rắc rối phải đi lấy xe xa".
Cũng theo ông Chu, trước đây, số người mang xe lên tầng nhiều nhưng do xảy ra một số tai nạn nên giờ chỉ đàn ông khỏe mạnh mới dám dắt xe lên. Chị em phụ nữ và người già giờ không dám dắt nữa, nếu có thì phải hò nhau cùng đẩy xe lên. "Có lần, một chị ở tầng 3 đang ga xe lên cầu thang thì xe bị tắt máy, lùi nhanh xuống, chị này sợ quá vứt xe né sang một bên. Chiếc xe cứ thế trượt nhanh xuống dưới, may mà không có ai đi từ dưới lên, nếu không chẳng biết hậu quả ra sao", ông Chu lo lắng kể lại.
Theo quan sát của PV, các cầu thang đều được thiết kế thoai thoải, ở giữa có một con lươn rộng chừng 30cm. Ông Nguyễn Văn Chu cho biết, các con lươn giữa cầu thang thường được làm bằng đá granit, xe dắt lên xuống nhiều mài nhẵn đá gây trơn trượt. Theo đó, việc người dân dắt xe lên tầng rất nguy hiểm. Ông Chu bày tỏ mong muốn những con lươn cầu thang sẽ được cạp thêm, mở rộng thêm 10cm và tạo vết nhăn tránh trơn trượt.
Tại khu nhà C5B, Hoàng Ngọc Phách (Đống Đa, Hà Nội), tình hình cũng tương tự. Anh N.P.L (phòng 504, nhà C5B) nói: "Cả phố Hoàng Ngọc Phách mới có một nhà để xe máy qua đêm mà chỉ có một bộ phận nhỏ được gửi vé tháng. Tiền gửi xe máy một đêm là 6.000 đồng, còn gửi trong ngày là 3.000 đồng. Thường khi tôi đi công việc về quá 23h là hết chỗ gửi xe, phải dắt ra phố Nguyên Hồng gửi với giá 15.000 đồng/đêm. Có hôm hết chỗ, tôi phải mang sang tận phố Thái Thịnh gửi rồi đi bộ nửa cây số về nhà, cực lắm nhưng chẳng còn lựa chọn nào khác. Những gia đình ở tầng 1 cũng có khi nhận trông xe nhưng gửi không thoải mái thời gian, phải lấy sớm vào một giờ cố định. Công việc của tôi thì không gò bó thời gian nên gửi không tiện".
Chuyện gửi xe tưởng nhỏ nhưng khi hàng ngày phải nghĩ xem hôm nay đi công việc ra sao, gửi xe ở đâu cũng khá đau đầu. Anh L. còn kể lại trường hợp hai người hàng xóm tranh nhau chân cầu thang làm chỗ để xe qua đêm, chẳng ai nhường ai nên nảy sinh cãi vã, bất hòa. Theo anh L., đồng ý rằng việc người dân không còn cách nào khác mới mang xe lên tầng 4, tầng 5 nhưng có những lúc 1h đêm, đám thanh niên đưa xe lên tầng, rú ga làm nhiều em bé giật mình khóc thét. Cả khu bị thức giấc nhưng chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán.
"Có hôm đi sinh nhật đến 1h sáng mới về, không tiện sang phố Thái Thịnh gửi, tôi để xe trong chân cầu thang, khóa 2 khóa cho an toàn nhưng sáng hôm sau chiếc xe đã không cánh mà bay. Bây giờ có xa mấy cũng phải gửi bên phố Thái Thịnh rồi dong bộ về. Ở bên dãy nhà số 1 của khu C5B, các gia đình thống nhất làm cửa khóa cầu thang, tất cả xe đạp, xe máy để trong cầu thang. Thú thực, các gia đình mang xe lên tầng 4, tầng 5 cũng nguy hiểm lắm. Có khi gia đình trên tầng 4 đang ầm ầm dắt xe xuống thì dưới tầng cũng phi lên, người ta phải gọi với xuống để bên dưới biết mà không ga xe đi quá nhanh", anh P.L kể.
Khi PV đang tìm hiểu thêm những bất cập của việc không có chỗ để xe tại khu nhà C5B Hoàng Ngọc Phách thì tình cờ gặp một thanh niên đang dắt chiếc xe Wave từ trên tầng đi xuống. Đang trôi chậm, bất ngờ phanh trước của xe bị vô hiệu hóa, người thanh niên này bước thật nhanh nhưng lập tức phải buông tay vì chiếc xe lảo đảo rồi chổng vó trước khi vỡ tan một bên gương, yếm xe cũng vỡ tan một mảng. Thấy tôi giơ máy ảnh chụp, anh cười: "Chuyện thường mà cô, có gì đâu mà chụp!".
Mất xe, sẩy thai vì... thiếu chỗ để xe
Tại khu tập thể Dược liệu trung ương 1 (ngõ 713, đường Giải Phóng, Hà Nội), tất cả các đình đều mang xe lên nhà vì không có chỗ để. Không nhà gửi xe, xung quanh cũng hiếm, tìm mỏi mắt chẳng được nơi gửi, người dân nơi đây bàn nhau góp tiền làm "chuồng cọp" ở gầm cầu thang thành nơi để xe qua đêm. Tuy nhiên, dù "chuồng cọp" có khóa nhưng tình trạng mất xe vẫn xảy ra thường xuyên.
Bà P.T.V (khu tập thể Dược liệu trung ương 1) kể: "Hôm sinh nhật đứa con gái, do không tìm đâu ra chỗ gửi xe, tôi đã phải xuống sân tập thể làm người trông xe bất đắc dĩ, chẳng được dự sinh nhật con. Khổ nhất là mỗi khi nhà có người thân, bạn bè, thi thoảng là đối tác làm ăn đến nhà, không lẽ lại đi gửi xe cách cả cây số. Chưa hết, gửi xe còn phải theo giờ, quy định 6h tối phải lấy thì sau đó tôi cũng chả biết tính sao, vừa tiếp khách vừa ngóng xe, sợ mất trộm...".
Một số khu chung cư cũ như nhà E8, Thanh Xuân Bắc (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), tập thể Lắp ghép Trương Định (Q.Hoàng Mai), nhà B20A tập thể Kim Liên (Q.Đống Đa) và nhà 178 đường Giải Phóng... cũng ở trong tình trạng tương tự. Ông Đào Văn Tam (khu nhà E8, Thanh Xuân Bắc) cho biết, các gia đình trong khu nhà đau đầu và khổ trăm bề với việc tìm chỗ gửi xe máy, ô tô. Có hôm, một cháu gái đi học về buổi tối, dựng xe được chừng 3 phút để lên cầu thang gọi bố xuống dắt xe lên nhà, lúc quay xuống thì chiếc xe đã "không cánh mà bay".
"Dắt xe máy lên nhà rất nguy hiểm, ngoài việc mất phanh ra thì khi các chị em phụ nữ dắt thường yếu tay, dễ gây tai nạn. Tôi còn nhớ một trường hợp vô cùng đau lòng và đáng tiếc trong khu xảy ra với đôi vợ chồng trẻ chỉ vì thiếu chỗ gửi xe. Lấy nhau bảy năm, chị vợ mới mang bầu, từ ngày có tin vui, chị cũng bỏ hẳn phần việc dắt xe lên tầng cho anh chồng. Hôm ấy, anh chồng đi công tác, chị vợ đi làm về vội vàng dắt xe lên nhà còn làm cơm đãi mẹ chồng. Chiếc xe bị lùi đột ngột làm chị vợ ngã ra phía sau, ngất và đã bị sẩy thai. Đến nay đã hai năm trôi qua, chạy chữa đủ kiểu mà vẫn chưa có thai", ông Tam nói.
Gửi xe cũng phải ... lụy đò
Trao đổi với PV Người đưa tin, anh N.P.L (nhà C5B, Hoàng Ngọc Phách, Hà Nội) bức xúc: "Ai có thời gian đi làm không ổn định thì xe bị để chỗ không có mái che, chỗ ngóc ngách, khó lấy, rất chật, xe hay bị vỡ yếm, vỡ đèn. Người giữ quăng xe chúng tôi như một thứ vô giá trị. Giá cả thì đắt đỏ, muốn quát nạt thế nào tùy hứng. Nếu phản ứng thì nhận một câu đại loại như ""mai đi gửi chỗ khác"". Đôi lúc, tôi cảm thấy mình đi gửi xe mất tiền mà như đi năn nỉ, quỵ lụy, xin xỏ người ta, nhất là những hôm muộn, trời mưa. Thiếu nhà gửi xe, một số nơi trông giữ xe không có chỗ cạnh tranh nên tác oai tác quái".
Ông Đào Văn Tam (khu nhà E8, Thanh Xuân Bắc) thì cho rằng, nhiều nhà gửi xe tự ý đưa ra các quy định kỳ quặc như không được về sau 22h tối, một ngày chỉ được đi ra, đi vào tối đa 2 lần, nếu quá cuối tháng phải đóng thêm tiền. Buổi sáng nếu không chủ động dậy sớm dắt xe thì "gặp hạn", cầm chắc muộn giờ làm vì nhà chủ sẽ xếp xe vãng lai chật cứng khó mà lấy ra". Để tiết kiệm chi phí và được chủ động, nhiều gia đình chọn giải pháp đẩy xe lên nhà. Khu nhà 5 tầng lầu, mỗi tầng 4-6 hộ, hộ nào cũng 2-3 xe máy. Kiếm được chỗ gửi xe là cả một vấn đề. Xe máy với người dân là tài sản và cũng là phương tiện làm ăn, sinh hoạt. "Chúng tôi mong thành phố có các bãi giữ xe, không chỉ riêng cho các hộ như chúng tôi, mà còn cho hàng triệu người khác đi lại, làm ăn, sinh hoạt trong thành phố" - ông Đào Văn Tam mong muốn.
Theo NDT
"Khổ chủ" bất bình vì bỗng dưng bị "chiếm giữ" tài sản! Nửa đêm, bị chủ cho thuê mặt bằng cũ xông vào chiếm giữ tài sản, "khổ chủ" gửi đơn "kêu cứu" đến các cơ quan chức năng, nhưng vụ việc lại bị "đùn đẩy" giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau, khiến đương sự bất bình... Nửa đêm bị "đột kính" Ông Hoàng Phan Cao (75 năm tuổi, ngụ phường Bến...