Di chứng nguy hiểm liên quan tới xương với người từng mắc Covid-19 ở Ấn Độ
Ấn Độ phát hiện một di chứng nguy hiểm liên quan tới xương mà các bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 ở nước này có nguy cơ mắc phải.
Ấn Độ ghi nhận hơn 30,6 triệu ca Covid-19 và trên 403.000 trường hợp tử vong vì dịch (Ảnh minh họa: Reuters).
Theo Sputnik , giới chức y tế Mumbai, Ấn Độ cho biết họ đã ghi nhận ít nhất 19 ca mắc hội chứng “hoại tử vô mạch” (AVN) hay còn gọi là hoại tử tế bào xương. Điểm chung của những ca này là họ đều là những người từng được chữa khỏi Covid-19 trước đó.
Họ đều dưới 40 tuổi và đang được chữa trị ở bệnh viện địa phương. Họ có các triệu chứng 2 tháng sau khi hết dương tính với Covid-19. Các bác sĩ cảnh báo rằng, có thể có thêm nhiều ca AVN bùng phát trong vài tháng tới.
“Hoại tử vô mạch là hiện tượng xương chết cục bộ do chấn thương tại chỗ do tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh tật. Đây là hội chứng rất nghiêm trọng vì khu vực hoại tử của xương sẽ không hoạt động hiệu quả và yếu đi, có thể dẫn tới việc bị sụp đổ (cấu trúc xương). Phần hông là khớp phổ biến nhất bị ảnh hưởng bởi hoại tử vô mạch, sau đó là đầu gối, vai, mắt cá chân, khủyu tay và cổ tay”, bác sĩ Sanjay Agarwala tại bệnh viện Hinduja, Mumbai, cảnh báo.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, bệnh nhân Covid-19 được chữa bằng steroid trong một thời gian dài có thể mắc AVN như là một di chứng.
“Bệnh nhân Covid-19 được chữa bằng steroid và bị đau quanh hông và đùi nên đi thăm khám và chẩn đoán liên quan tới AVN. Bệnh này có thể chữa khỏi được và không cần phẫu thuật nếu được phát hiện từ giai đoạn sớm”, bác sĩ Mayank Vijayvargiya tại bệnh viện Hinduja, cho biết.
Trong thời gian qua, Ấn Độ ghi nhận hàng loạt trường hợp bệnh nhân Covid-19 bị mắc di chứng sau khi khỏi bệnh do việc điều trị cứu mạng họ sử dụng steroid. Làn sóng lây nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đã giảm nhiệt sau thời điểm bùng phát dữ dội hồi tháng 4 và tháng 5, tuy nhiên những tác động của dịch bệnh tại quốc gia Nam Á vẫn rất nghiêm trọng. Hàng loạt các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau khi dùng steroid như các bệnh nấm, hội chứng virus cytomegalo nguy hiểm chết người xuất hiện trên những người được chữa khỏi Covid-19, đe dọa gây thêm áp lực lên hệ thống y tế Ấn Độ.
Hiện “nấm đen” là một trong những di chứng nghiêm trọng nhất hậu Covid-19 ở Ấn Độ với hơn 40.000 ca bệnh và nó cũng gây tử vong cho nhiều người. Một số bệnh nhân thậm chí phải mổ bỏ phần mắt, cắt xương hàm để ngăn vi khuẩn không lan lên não.
Chống COVID-19 'ưu tiên kinh tế hơn mạng người' ở Indonesia gây bức xúc
Theo báo Jakarta Post, dường như toàn bộ chiến lược chống lại dịch COVID-19 của chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo là theo định hướng bảo vệ nền kinh tế hơn là cứu người.
Thợ mộc gấp rút sơn hòm do nhu cầu mai táng người thân chết vì COVID-19 ở Indonesia tăng vọt - Ảnh: REUTERS
Từ ngày 3-7 đến 20-7, các biện pháp kiểm soát COVID-19 được siết chặt hơn trên đảo Java và Bali, Indonesia. Các biện pháp này bao gồm lập nhiều chốt giao thông kiểm tra chặt chẽ về đi lại, cấm nhà hàng, quán ăn phục vụ tại chỗ, cấm các môn thể thao ngoài trời, đóng cửa các ngành nghề không thiết yếu.
Các biện pháp chống dịch có thể kéo dài sau ngày 20-7 để đưa số ca COVID-19 về dưới 10.000 ca/ngày. Mục tiêu này đồng nghĩa với giảm 2/3 số ca nhiễm so với kỷ lục 27.913 ca ghi nhận trong ngày 3-7.
Báo Al Jazeera đưa tin mặc dù người dân được kêu gọi làm việc ở nhà nhưng ngoại lệ dành cho những người đóng quan tài. Trong bối cảnh số ca tử vong do COVID-19 tăng, nhu cầu mua quan tài tăng, thợ mộc phải làm việc không ngơi nghỉ dù đây không hẳn là mong muốn của họ.
Thu nhập của anh Suherman, thợ mộc ở Jakarta, tăng thêm 30 USD/tháng so với trước khi xảy ra dịch COVID-19. Thêm tiền nhưng anh không vui. "Thà tôi giảm thu nhập còn hơn. Tôi chỉ mong COVID-19 biến mất", anh nói.
Báo Jakarta Post cho biết các biện pháp kiểm soát "dù muộn màng" của chính phủ vẫn đáng hoan nghênh, vì trong tình cảnh khủng hoảng hiện nay, tất cả biện pháp nhằm giảm thiểu số ca bệnh đều đáng được ủng hộ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dịch tễ, các biện pháp kiểm soát này là quá ít và quá muộn để kiểm soát sự lây lan của biến thể Delta, cơn ác mộng của nhiều quốc gia trên thế giới do khả năng lây lan nhanh.
Theo Reuters, dự báo hợp lý là số ca bệnh COVID-19 ở Indonesia vẫn sẽ tăng trong vòng 2 tuần tới cho tới khi các biện pháp kiểm soát áp dụng từ 3-7 ở Indonesia phát huy hiệu quả.
Jakarta Post nhận xét không chỉ qua chính sách cụ thể mới nhất hiện nay mà dường như toàn bộ chiến lược chống lại dịch COVID-19 của chính quyền Tổng thống Joko Widodo là theo định hướng bảo vệ nền kinh tế hơn là cứu người.
Chú trọng kinh tế nên bộ trưởng kinh tế mới lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm COVID-19 thay vì nhạc trưởng của ngành y tế. Chú trọng bảo vệ nền kinh tế nên chính phủ từ chối lời kêu gọi phong tỏa nghiêm ngặt, quy mô lớn khi Indonesia bước vào làn sóng dịch thứ hai, lặp lại thảm kịch Ấn Độ 2 tháng trước.
Thiếu các biện pháp mạnh, số ca bệnh tăng lên, nhiều người chết vì không được điều trị dù chính quyền trưng dụng cả bãi đậu xe làm phòng cấp cứu và đẩy mạnh tiêm vắc xin ở những vùng dịch nặng.
Trong 2 tuần qua, COVID-19 đã làm hơn 5.000 người Indonesia chết, trong đó có hàng chục nhân viên y tế. Tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Indonesia từ đầu dịch đến nay đã lên đến 2,26 triệu với 60.000 người chết.
Jakarta Post khẳng định người dân không đáng bị chết. Họ là công dân cần được chính phủ bảo vệ. Không có phép mầu nào để làm người chết sống lại nhưng chính phủ có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát ưu tiên bảo vệ tính mạng người dân trước đại dịch.
Chuyên gia cảnh báo hiểm họa đáng sợ từ "nhà máy sản xuất biến chủng" Các chuyên gia cảnh báo, người không tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 có thể trở thành "nhà máy sản xuất biến chủng" của virus SARS-CoV-2. Chuyên gia cảnh báo, người không tiêm vắc xin có thể trở thành "nhà máy sản xuất biến chủng" SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa: Getty). Những người không tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 không chỉ mạo hiểm...