Di chúc của ông Gaddafi
Website của ông Muammar Gaddafi, Seven Days News, đã đăng di chúc của nhà cựu lãnh đạo Libya quá cố này.
Văn bản trên đã được trao cho 3 người thân của ông, trong đó một người đã chết, người thứ hai bị bắt, còn người thứ ba trốn thoát trong trận chiến ở thành phố Sirte.
Sau đây là bản dịch di chúc này:
“Đây là chúc thư của tôi. Tôi, Muammar bin Mohammad bin Abdussalam bi Humayd bin Abu Manyar bin Humayd bin Nayil al Fuhsi Gaddafi, xin hứa rằng tôi sẽ chết như một người Hồi giáo.
Ông Muammar Gaddafi sau khi bị bắt ở Sirte. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Nếu tôi chết, tôi muốn được chôn theo nghi thức Hồi giáo, mặc bộ quần áo tôi đang mặc lúc tôi chết và không tắm rửa thi thể, tại nghĩa trang Sirte, kế bên gia đình và người thân của tôi.
Tôi muốn gia đình tôi, đặc biệt là các phụ nữ và trẻ em, được đối xử tốt sau khi tôi chết. Tôi kêu gọi những người ủng hộ tôi tiếp tục kháng chiến và chiến đấu với bất kỳ tên xâm lược nước ngoài nào chống lại Libya, hôm nay, ngày mai và mãi mãi.
Hãy để cho nhân dân tự do trên thế giới biết rằng chúng tôi đã có thể trả giá và bán đứt chính nghĩa của chúng tôi để đổi lấy sự an toàn cá nhân và cuộc sống ổn định. Chúng tôi nhận được nhiều lời đề nghị nhưng chúng tôi chọn lựa đứng tiên phong trong cuộc đấu tranh như biểu hiện của nghĩa vụ và danh dự.
Thậm chí nếu như chúng tôi không chiến thắng ngay, chúng tôi sẽ dạy cho các thế hệ trẻ bài học rằng chọn cách bảo vệ đất nước là một vinh dự và hành động bán nước là tội phản bội lớn nhất mà lịch sử sẽ ghi nhớ mãi mãi cho dù những người khác cố tình nói ngược lại”.
Theo Người Lao Động
Lãnh đạo châu Phi học gì từ số phận Gaddafi?
Cái chết của cựu lãnh đạo Libya ngay tại thành phố quê hương Sirte chính trong tay người dân nên là bài học xác đáng với các chính khách trên thế giới. Đó là, quyền lực của người dân luôn chiến thắng.
Người dân xếp hàng chờ xem xác của Gaddafi tại Misrata. Ảnh: Getty Images
Khi Muammar Gaddafi lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1969, người dân chưa bao giờ hình dung, một ngày nào đó, họ buộc phải đứng lên cầm vũ khí chống lại ông. Trong 42 năm ông dẫn dắt đất nước, Libya trở thành một người chơi lớn trên thế giới và Gaddafi đã sử dụng tài nguyên dầu mỏ để thúc đẩy những chương trình nghị sự.
Ở châu Phi, ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp các chính phủ tự đấu tranh giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhưng "người anh em" luôn ra tay giúp đỡ ấy đã sớm thay đổi và bước vào chế độ độc tài.
Vai trò của Gaddafi ở Liên minh châu Phi (AU) rất khó thách thức. Sự tham gia của ông trong các cuộc họp AU giống như các bài thuyết giảng mà ông luôn có tuyên bố cuối cùng với mọi thứ.
Các nhà lãnh đạo châu Phi, những người nắm giữ quyền lực phụ thuộc vào tiền của ông, và ảnh hưởng sẽ bị sụt giảm nếu như thách thức ông, thậm chí khi những hành động của ông gây tổn hại cho tiến bộ và thống nhất châu Phi.
Sự sụp đổ của chế độ Gaddafi và cái chết của ông - bắt nguồn từ những hỗ trợ quan trọng của phương Tây, giúp AU có cơ hội bước sang một con đường mới.
Thất bại của tổ chức này trong việc làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình ở Libya, hoặc thúc đẩy giải pháp chính trị nhanh chóng tại Bờ Biển Ngà, nên được coi là một bài học, chừng nào các nhà lãnh đạo châu Phi không sát cánh bên nhau và cùng lên án chế độ độc tài hay chuyên quyền, bên ngoài sẽ tiến vào châu lục để nhân danh bảo vệ các quyền con người.
Sẽ có những người như Gaddafi tiếp tục nắm quyền vì nhiều người đồng cấp với họ trong châu lục không lên tiếng. Phong trào Mùa xuân Ảrập đã dẫn tới việc thay đổi lãnh đạo ở Tunisia và Ai Cập, giờ đây là Libya, sẽ mang lại hy vọng cho các quốc gia châu Phi nếu vẫn còn dưới chế độ độc tài.
Và một ngày nào đó, họ cũng sẽ chiến thắng.
Theo VietNamNet
Đã khám nghiệm tử thi của ông Gaddafi Hôm nay 23.10, việc khám nghiệm tử thi của ông Gaddafi đã được hoàn tất, Reuters đưa tin. Tuy nhiên, vẫn không có manh mối nào được tiết lộ về kết quả của cuộc khám nghiệm này. Thi thể ông Gaddafi trong một kho lạnh ở chợ Misrata - Ảnh: Reuters Một thành viên có tham gia cuộc khám nghiệm chỉ cho Reuters...