Đi chơi cuối tuần gặp sương mù, những lưu ý này sẽ giúp lái ô tô an toàn
Lái xe đường sương mù tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, do đó các tài xế nên trang bị thêm kỹ năng, chuẩn bị các phương án để có thể đối phó với điều kiện thời tiết dễ gặp vào mùa này.
Sương mù thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, kéo sang đầu hè hoặc xảy ra quanh năm ở khu vực có địa hình hiểm trở, khắc nghiệt như miền núi phía Bắc. Ngay cả một số người cầm lái lâu năm cũng cho rằng vượt đường sương mù không hề dễ dàng do tầm nhìn bị hạn chế.
Với những hành trình đi chơi cuối tuần, tài xế hoàn toàn có thể gặp kiểu thời tiết bất lợi này. Dưới đây là những lời khuyên của các “tài già” khi lái ô tô gặp sương mù.
Lên lịch trình, hạn chế di chuyển vào thời điểm sương mù
Sương mù xuất hiện dày đặc nhất vào sáng sớm hoặc chiều tối về đêm, do đó không có việc cần thiết thì không nên lái xe vào thời điểm này.
Nếu buộc phải di chuyển vào thời điểm có sương mù, nên tìm cho mình cung đường thuận tiện, quen thuộc và đề cao sự an toàn lên trên hết thay vì những đường ngắn hơn nhưng xấu. Ngoài ra, tài xế nên cập nhật thông tin dự báo thời tiết để chủ động ứng phó với những huống xấu như mưa, lốc, gió,…
Kiểm tra xe trước khi khởi hành
Trước khi khởi hành, tài xế nên dành chút thời gian kiểm tra toàn bộ các chi tiết của xe. Đây là một việc rất quan trọng mà lái xe cần ghi nhớ, kể cả đi đường ngắn hay đường dài.
Những bộ phận cần kiểm tra trước mỗi hành trình bao gồm: đai an toàn, hệ thống đèn, phanh, còi, cần gạt nước, lốp xe, hệ thống điều hòa, xăng, động cơ,…
Đặc biệt lái xe trên cung đường có sương mù, mặt đường dễ ẩm ướt, trơn trượt và hạn chế tầm nhìn, tài xế cần chú ý đến hệ thống đèn xe. Ngoài chức năng hỗ trợ tầm nhìn cho người lái, đèn còn có vai trò quan trọng trong việc giúp các phương tiện khác có thể nhận diện nhau trong không gian phủ sương mù trắng xóa.
Tập trung quan sát khi lái xe
Video đang HOT
Để không bị phân tâm khi điều khiển xe, tài xế cần tắt các tính năng giải trí, không trò chuyện điện thoại,… Luôn tập trung quan sát và trong trường hợp cần thiết có thể hạ cửa kính xuống để nắm rõ hơn môi trường xung quanh mình..
Duy trì tốc độ ổn định và chậm hơn bình thường
Duy trì tốc độ ổn định, chậm hơn bình thường để có thể quan sát tốt và kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ ập đến. Tránh phanh xe đột ngột bởi hành động này có thể làm xe bị lật hoặc trượt bánh do sương mù thường kéo theo ẩm ướt, đường trơn.
Ngoài ra, di chuyển với tốc độ ổn định còn giúp các phương tiện khác chủ động hơn trong việc tránh nhau.
Đi đúng làn đường, hạn chế vượt
Tuân thủ quy định giao thông là cách để tài xế hạn chế tối đa những tình huống nguy hiểm. Hãy đi đúng làn đường và không vượt xe khác nếu không cần thiết.
Muốn vượt xe phải ra tín hiệu trước và giữ tín hiệu một lúc đủ lâu để các phương tiện xung quanh nhận ra xe của bạn. Khi vượt, cần tăng tốc dứt khoát theo đường thẳng và nhanh chóng di chuyển về đúng làn đường dành cho xe mình. Lý do là tầm nhìn lúc này bị hạn chế đi rất nhiều, đường lại dễ trơn trượt.
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
“Bức tường trắng” do sương mù gây ra luôn tiềm ẩn những tình huống bất ngờ. Vì thế hãy luôn duy trì khoảng cách xa hơn lúc di chuyển ở điều kiện bình thường với xe phía trước để có thêm thời gian xử lý. Thực tế, khi bạn khó quan sát thì các tài xế khác cũng vậy, khoảng cách các xe gần nhau có thể gây ra sự cố dây chuyền.
Dùng đèn hợp lý
Lái xe khi đường sương mù nên để đèn ở chế độ chiếu gần, bật thêm đèn gầm để tài xế nhìn rõ hơn. Trong trường hợp cần thiết, có thể bật đèn khẩn cấp và “bò” với tốc độ thật chậm.
Nếu ở khu vực miền núi hay người thường di chuyển trong điều kiện sương mù thì có thể lắp thêm các loại đèn hỗ trợ nhưng cần đảm bảo quy định và sử dụng một cách hợp lý để không ảnh hưởng tới phương tiện khác.
Theo kinh nghiệm của các tài xế, ánh sáng vàng giúp “phá sương” tốt hơn ánh sáng trắng. Do đó, lái xe có thể dán decal chuyên dụng ( phim trong màu vàng) để thay đổi nhiệt độ màu của đèn nguyên bản trên xe. Ngoài ra, dán thêm tấm phản quang phía sau và hông cũng giúp các phương tiện khác dễ nhận ra xe của mình.
Xử lý kính bị mờ do bị bám hơi nước
Sương mù làm hơi nước tích tụ ở kính lái, tạo thành một lớp màng gây ảnh hưởng đến tầm quan sát. Lúc này, cần gạt nước chính là công cụ hữu ích đối với tài xế. Ngoài ra, nên bật sấy kính lái và sấy gương chiếu hậu để làm bay hơi nước, khôi phục lại khả năng quan sát cho lái xe.
Không liều lĩnh đi tiếp nếu thời tiết diễn biến xấu
Khi sương mù quá dày đặc gây khó khăn khi di chuyển, tài xế không cảm thấy tự tin thì cũng không nên liều lĩnh đi tiếp. Điều nên làm lúc này là tìm một vị trí an toàn để đỗ xe, chờ đến khi thời tiết thuận lợi hơn.
Hãy bật đèn tín hiệu cho các phương tiện khác nhận diện rồi mới từ từ điều khiển xe vào chỗ đỗ. Nếu dừng ở đường thì cần di chuyển thật sát vào lề và vẫn bật đèn cảnh báo để các xe khác biết. Không dừng đỗ ở khu vực đường cong, tầm quan sát bị hạn chế…
Những biện pháp để cải thiện tầm nhìn tài xế vào ban đêm
Tầm nhìn vào ban đêm rất quan trọng, ánh sáng yếu có thể làm tài xế cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Khi lái xe ra ngoài thành phố hoặc đi trên những con đường vắng có thể gây mất an toàn.
Những biện pháp để cải thiện tầm nhìn tài xế vào ban đêm
Giảm ánh sáng cụm đồng hồ và hệ thống thông tin giải trí
Trong điều kiện ánh sáng yếu, mắt của bạn thường nhạy cảm hơn với nguồn ánh sáng mạnh hơn. Các nguồn sáng từ bảng đồng hồ và hệ thống thông tin giải trí có thể làm bạn xao nhãng hoặc bị lóa mắt. Điều này khiến tài xế có thể bị mất tập trung.
Bên cạnh đó, những người đeo kính cũng thường bị chói mắt khi quan sát ở góc lệch, việc này sẽ dẫn đến một số điểm bị chói trong tầm nhìn. Bởi vậy, tài xế nên giảm độ sáng của các hệ thống trên để có thể tập trung quan sát đường đi.
Không nhìn "chằm chằm" vào các đèn pha đi ngược chiều
Cũng như việc nhìn thẳng vào mặt trời, việc nhìn thẳng vào đèn pha đang chiếu tới không chỉ gây hại cho mắt mà còn khiến mắt không thể nhìn rõ đoạn đường phía trước. Đặc biệt là trên con đường không có đèn chiếu sáng xung quanh, việc nhìn thẳng vào đèn pha của xe khác sẽ làm căng mắt và mất tập trung.
Điều chỉnh gương chiếu hậu cho phù hợp
Ánh sáng từ đèn pha của xe phía sau phản xạ qua gương, chiếu thẳng vào mắt tài xế. Chói mắt là một trong những nguyên nhân lớn gây mất tập trung vào ban đêm. Ánh sáng cường độ mạnh làm mắt mất khả năng quan sát, thậm chí hiện tượng này còn kéo dài tiếp tục trong vài giây sau khi nguồn sáng biến mất. Khoảng thời gian tích tắc đó đủ để những điều tồi tệ nhất xảy ra.
Người lái cũng cần điều chỉnh gương chiếu hậu để bao quát tầm nhìn đồng thời không bị chói do ánh đèn phản chiếu từ các xe khác. Với gương chiếu hậu hai bên, tùy vào tầm vóc, góc quan sát, người lái nên điều chỉnh sao cho có thể nhìn thấy góc bên trái, phải phía sau xe.
Với gương chiếu hậu bên trong của xe, nếu các xe đi phía sau đi gần và bật đèn pha làm phản chiếu qua gương gây chói mắt, tài xế nên gạt nhỏ lẫy nhỏ phía sau gương để gương chuyển sang chế độ chống chói.
Làm sạch các bề mặt kính
Người lái cũng nên chú ý đến việc làm sạch của hệ thống kính chắn gió trước, sau cũng như kính cửa sổ hai bên để đảm bảo tầm quan sát khi lái xe ban đêm. Khi rửa kính, tài xế cũng nên sử dụng các loại nước chuyên dụng và không để lại những vệt lau kính trên bề mặt.
Bật công tắc cần gạt nước, khi hệ thống này hoạt động nếu phát hiện tình trạng gạt nước gạt không sạch trên không gian nhìn của người lái, nên vệ sinh lưỡi gạt. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa như bột giặt để vệ sinh cần gạt bởi có thể gây biến chất lưỡi gạt cao su. Sau khi cọ rửa xong nếu vẫn thấy các vệt trên kính thì tài xế nên thay cần gạt.
Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng
Trước khi di chuyển mỗi chuyến đi dài, tài xế nên kiểm xe kỹ trước khi di chuyển. Đèn chiếu sáng được coi là thiết bị quan sát thiết yếu trong đêm cũng như khi di chuyển trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Những sự cố như cháy bóng đèn, đèn mờ hay lệch góc sáng... luôn khiến người lái gặp khó khăn khi điều khiển ô tô vào ban đêm. Vì vậy, trước mỗi chuyến đi, lái xe nên dành thời gian kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn chiếu sáng.
Do vậy, tài xế nên chuẩn bị sẵn trong xe bóng đèn dự phòng cũng như dụng cụ tháo mở để thay thế, phòng trường hợp đèn bất ngờ bị cháy khi đang lưu thông. Với những xe không hỗ trợ chức năng tự động điều chỉnh góc chiếu của đèn pha, người lái nên chú ý cân chỉnh lại góc chiếu của đèn để đảm bảo tầm quan sát.
Ngoài ra, nên đạp phanh và nhờ người hỗ trợ quan sát để kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn phanh. Nếu phát hiện hư hỏng hay một trong các đèn phanh không phát sáng, nên mang xe đến gara để thay thế. Bởi nếu đèn phanh không hoạt động, rất dễ dẫn đến va chạm từ phía sau khi lái xe ban đêm.
Kỹ năng lái xe tránh sa lầy trên đồi cát Lựa chọn lốp chuyên dụng, giảm áp xuất lốp, duy trì ga, hạn chế phanh là những điều tài xế cần quan tâm khi lái xe đường cát. Để đi địa hình cát, tài xế cần sử dụng xe hai cầu chủ động (4WD, 4x4) hoặc tối thiểu là dẫn động bốn bánh toàn thời gian (AWD). Trước khi đưa xe qua những...