Đi chơi 2/9, bé gái 3 tuổi lạc giữa Thủ đô
Khoảng 15h hôm nay (2/9), khi đang đi tuần, Tổ công tác phát hiện một cháu bé đang đứng khóc đoạn gần cửa khẩu Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Cháu bé được nhóm cán bộ chiến sĩ gồm Trung tá Bùi Văn Kha, Thiếu tá Công Anh Tuyến và Thượng sỹ Đinh Trọng Duy phát hiện chiều nay (2/9),
Khoảng 15h, khi đang đi tuần, Tổ công tác phát hiện một cháu bé đang đứng khóc đoạn gần cửa khẩu Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trời lúc này đang mưa.
Khi các cán bộ chiến sĩ CSGT hỏi, cháu bé nói rằng theo gia đình đi chơi Công viên Thống nhất bị lạc. Tuy nhiên cháu chỉ kể được một số thông tin địa chỉ nhà không rõ ràng. Cháu cho biết: tên là Ngọc, 3 tuổi, nhà ở thôn Cổ Châu, bố tên là Huynh mẹ tên là Sự. Tổ công tác đã đưa được cháu bé về đơn vị và mua đồ ăn thức uống cho cháu.
Cháu bé được các cán bộ chiến sĩ Đội CSGT số 1 giúp tìm thấy gia đình
Đội CSGT số 1 lâp tức liên hệ với Công an các phường xung quanh Công viên Thống Nhất (nơi gia đình cháu có thể đang có mặt) và thông báo trên đài phát thanh.
Khoảng 1 tiếng sau, gia đình cháu bé nghe trên đài phát thanh VOV Giao thông và đã biết được thông tin. Gia đình cháu đã đến Đội CSGT số 1 xin đón cháu về.
Bố cháu bé, anh Nguyễn Văn Huỳnh cho biết nhà anh ở thôn Cổ Châu, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Hôm nay cháu được ông nội đưa đi chơi. Do đông người, nhân lúc ông không để ý, cháu chạy lạc.
Anh Huỳnh và ông nội cháu bé đã thay mặt gia đình cảm ơn tổ công tác đội CSGT số 1.
Theo Khampha
Kỹ sư giao thông chế tàu phá thủy lôi
T5 được thử rất nhiều lần tại vùng hồ công viên Thống Nhất, sau đó được thử ở Hồ Tây và sông Hồng.
Ngày 24/8/1972, không quân Mỹ thả thủy lôi phong tỏa sông Đuống ở khu vực Đào Viên, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
Ngày 25/8, tàu T5 được lệnh đưa về Bến Trì và tối 25/8 thì anh em làm T5 được lệnh tập trung ở 120 Hàng Trống (Hà Nội) để lên đường làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Trước khi T5 hoạt động một ngày, đơn vị quản lý sông Đuống đã dùng canô lắp máy phóng từ trường T480 đi phá thủy lôi. Trên canô có mặt giám đốc (hồi ấy gọi là đoạn trưởng) Đoạn Quản lý đường sông số 4 và huyện đội trưởng, huyện Quế Võ. Thủy lôi nổ, hất tung người trên canô xuống sông, huyện đội trưởng Nguyễn Đăng Đối đã hy sinh. Đó là tổn thất đầu tiên về người ở vùng sông nước này do thủy lôi của Mỹ.
Bức ảnh ghi lại quá trình điều khiển thử nghiệm tàu T5
Công trình sư T5 Nguyễn Hữu Bảo trầm ngâm:
- Giá như chúng tôi đưa T5 về Đào Viên sớm một ngày. Chỉ một ngày thôi thì chắc chắn đồng chí Nguyễn Đăng Đối không phải ra đi ở cái tuổi 33(!)
Ra hiện trường, cả đoàn chúng tôi đi trên bờ sông Đuống. Đồng chí Đăng và đồng chí Lộ thay nhau dắt T5 vào bãi thủy lôi. Một tình huống bất ngờ, T5 lao mũi vào bãi cạn và không lùi ra được.
Dưới sông có thủy lôi chưa nổ, T5 là thiết bị kích nổ, vậy ai dám xung phong đi cứu T5? Khi ấy có một ông lái đò đã tự nguyện chèo chiếc thuyền nan đưa anh em cập sát T5 và cùng nhau đẩy tàu ra khỏi cạn.
- Ông có nhớ quả thủy lôi đầu tiên mà T5 làm nổ trên sông Đuống vào thời gian nào không?
- Nhớ lắm. Ông Bảo nói: Đó là 17h45 ngày 26/12/1972.
Ngày hôm sau T5 đã phóng từ làm nổ liên tiếp. Sông Đuống được thông luồng.
Anh em vừa về tới trụ sở phân viện ở 120 Hàng Trống, kỹ sư Nguyễn Hữu Bảo được mời lên gặp Bộ trưởng Bộ GTVT Phan Trọng Tuệ.
- Đóng thêm nhiều T5 nữa trong thời gian ngắn có được không? - Bộ trưởng hỏi.
- Thưa Bộ trưởng, nếu tập trung sức mạnh của nhiều đơn vị đóng tàu cùng làm thì T5 sẽ hoàn thành nhanh ạ.
Bộ quyết định đóng ngay 10 chiếc nữa để dùng cho cả giao thông và quốc phòng.
Trước khi có T5, đã có những cách như kéo tôn, bè nứa có gắn những tấm kim loại rồi PĐ, để quét qua vùng có thủy lôi. Các phương pháp rà phá này có làm thủy lôi nổ, nhưng còn có rủi ro. Khi T5 ra đời thì về cơ bản vấn đề an toàn tính mạng người rà phá đã được giải quyết.
Ông Nguyễn Hữu Bảo kể chuyện về tàu T5
Công trình sư Nguyễn Hữu Bảo tiết lộ: T5 được chế tạo, lắp ráp, rồi hạ thủy và hoàn thiện chiếc thử nghiệm đầu tiên ngay trong công viên Thống Nhất (Hà Nội). Nhà thuyền du lịch phía đường Đại Cồ Việt ngày nay là nơi hạ thủy con tàu. Gọi là tàu, nhưng thực ra T5 trông vỏ ngoài cũng giống như chiếc thuyền máy trong công viên. T5 dài 4m, không có chỗ ngồi cho người lái. Thân tàu là một lõi từ còn xung quanh là những cuộn dây. Khi đóng mạch điện, cả con tàu trở thành một nam châm mạnh. Khi ấn nút phóng từ, đèn hiệu trên tàu nhấp nháy báo rằng đang chấp hành lệnh.
- Thưa công trình sư, ý tưởng T5 có từ đâu? - Bác Hồ.
Ông kể tiếp:
- Chuyện là thế này, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ từ Khu IV ra, lên báo cáo với Bác, Bộ trưởng mang theo cuốn phim vừa quay về đảm bảo giao thông từ Hà Nội tới Nghệ An chiếu cho Bác xem. Trong phim có cảnh phá lôi bằng kích nổ. Người lái canô mặc áo chống đạn, bên ngoài có thêm áo phao ngồi điều khiển canô chạy rất nhanh qua khúc sông có thủy lôi.
Xem xong Bác bảo: Các chú thật dũng cảm, nhưng mặc thế kia thì cử động thế nào. Chú thử nghĩ xem có phương pháp nào điều khiển canô chạy tự động qua bãi thủy lôi, chứ làm thế này nguy hiểm đến tính mạng các chiến sĩ.
Chính vì thế, sau khi gặp Bác, Bộ trưởng giao cho Viện Khoa học công nghệ tàu thủy (tên gọi bây giờ) nghiên cứu làm T5.
T5 được thử rất nhiều lần tại vùng hồ công viên Thống Nhất, sau đó được thử ở Hồ Tây và sông Hồng.
... Hôm ấy, những người làm T5 nhận được chỉ thị là thử T5 để Bộ trưởng Bộ GTVT xem chiếc T5 được đưa lên Hồ Tây. Theo sự phân công, công trình sư Nguyễn Hữu Bảo chịu trách nhiệm điều khiển tàu. Sau khi kiểm tra lại lần cuối cùng những bộ rơ le, máy thu phát vô tuyến... vì phát hiện có trục trặc trong hệ thống điều khiển nên có ý kiến đề nghị xin hoãn cuộc thử nghiệm, nhưng Bộ trưởng không rõ đã đến từ bao giờ, đang đứng cạnh con tàu. Công trình sư Bảo cho động cơ hoạt động rồi điều khiển con tàu chạy thẳng về phía chùa Trấn Quốc. Đứng điều khiển ở khu vực nhà thuyền, công trình sư Bảo bỗng thốt lên:
- Đúng thật! Lái không ăn rồi!
Bộ trưởng bước lại chỗ công trình sư và khẽ nói:
- Trong nghiên cứu khoa học thắng hay bại là chuyện bình thường, cả hai đều có thể xảy ra - vả lại đây đâu phải là thất bại. Các cậu xem xét lại để lần sau thử sẽ mời một số đồng chí lãnh đạo Nhà nước cùng xem.
Giáo sư Tạ Quang Bửu đã xem lại hệ thống rơ le điều khiển, Đại tá Hoàng Đinh Phu, Viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự cùng một số nhà khoa học cũng góp nhiều ý kiến cho T5 hoàn thiện.
Lần thử sau cũng ở Hồ Tây có cả đồng chí Tố Hữu đến dự. T5 hoạt động đúng như thiết kế.
Sau hiệp định Paris năm 1973 từ ngày 8/1-18/7/1973, Mỹ phải tiến hành rà phá những thủy lôi mà họ đã từng ném xuống miền Bắc. Chiến dịch này phía Mỹ gọi là Nhát quét cuối cùng với lực lượng hiện đại, đồ sộ: 10 tàu quét thủy lôi, 6 tàu kéo, 9 tàu đổ bộ, 3 tàu trục vớt cứu hộ, 19 khu trục hạm, 1 đơn vị trực thăng với tổng chi phí tác nghiệp tới 20 triệu đô la.
Nhưng họ đã rất ngạc nhiên sau nhiều ngày chỉ phát hiện còn vài quả lẻ tẻ nổ, còn lại đều là các vùng nước đã bình yên.
Khi biết ta đã dùng nhiều lực lượng kể cả T5 phá nổ từ trước Hội nghị Paris rồi, họ thu quân trở về với sự thán phục.
Trong bài của nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Bình Tâm viết về Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ có một đoạn như sau:
"Việc phá bom, thủy lôi, đáng ra là nhiệm vụ của binh chủng công binh (quân đội). Song không thể cứ chờ đợi, trong khi yêu cầu từng giờ, từng đêm các hệ thống đường, phà, sông ngòi, bến cảng phải thông suốt, nên ông đã quyết định và chuyển các đơn vị xây dựng cầu đường thành các đơn vị vừa phá bom vừa khôi phục giao thông...".
Chúng tôi không có số liệu để thống kê số thủy lôi của từng loại phương án đã làm nổ được baonhiêu. Nhưng tất cả các cuốn sách, bài báo viết về T5 đều có chung một lời kết: "Khi đưa T5 thực hiện phá lôi, thì hoàn toàn chưa có trường hợp nào tổn thất về người".
Về chiến dịch nhát quét cuối cùng do Hoa Kỳ thực hiện điều khoản của Hiệp định Paris, cuốn lịch sử ngành GTVT đã viết:
"Ban chỉ đạo rà phá bom mìn Bộ GTVT đã cử các kỹ sư Thới Liệu, Nguyễn Hữu Bảo, Nguyễn Ngọc Linh tham gia về phía Việt Nam...".
Như vậy là vị công trình sư T5 lại được Bộ cử trực tiếp làm việc với phía Hoa Kỳ. Nhát quét cuối cùng đã quét ở Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng và một số địa điểm khác nhưng: "Những thiết bị hiện đại, tân tiến cùng với lời quảng cáo rầm rộ, Mỹ chỉ làm nổ được 3 quả thủy lôi trong hàng vạn quả mà họ đã thả. Một tàu vớt mìn đã bị hỏng, một máy bay lên thẳng đã bị rơi, một lính Mỹ bị chết, chín người khác bị thương".
Ngày nay tại hai đơn vị: Đoạn Quản lý đường sông số 4 (ở Bắc Ninh) và Bảo tàng Hải Phòng, mỗi nơi đều có một con tàu T5 được lưu giữ như một tượng đài chiến thắng.
Hàng năm những người làm T5 lại tập trung về Bắc Ninh để gặp mặt và ôn lại chuyện đưa T5 đi phá lôi lần đầu rồi ghé thăm gia đình liệt sĩ Nguyễn Đăng Đối, nguyên là huyện đội trưởng huyện Quế Võ, người đã hy sinh vì thủy lôi ở dòng sông Kinh Bắc.
Không quân Mỹ đã ném hơn 10.000 quả bom trên đường sông, đường biển của Việt Nam và thả trên 6.000 quả thủy lôi từ tính để phong tỏa cảng sông, cảng biển. Trước T5, bằng các phương pháp rà phá thủy lôi có người lái và nhiều biện pháp rà phá khác, ta làm nổ một số lớn, nhưng đã có thương vong. Khi dùng T5 thì đặc biệt tránh được thương vong về người, số thủy lôi bị phá hủy nhiều hơn, nhanh hơn, góp phần thực hiện khẩu hiệu của toàn ngành GTVT: Địch phá ta cứ đi.
Theo Nguyễn Đức Ngọc
Bị xe Lexus chèn, Toyota Camry lao vào dải phân cách Cuối giờ chiều 5/7 trên đường Đại Cồ Việt trước cổng Công viên Thống Nhất, một chiếc xe Toyota Camry bản 2,4 G đã mất lái, húc đổ cột biển báo giao thông và hàng loạt rào chắn của dải phân cách mới chịu dừng lại. Chiếc xe gặp nạn là Camry 2.4 G, số sàn, biển kiểm soát 29X-9465. Theo quan sát...