Đi chợ, thấy cà chua có 3 đặc điểmnày dứt khoát đừng mua: Có thể chứa độc tố hoặc đã bị tiêm thuốc kích chín, người trồng còn không dám ăn
Cà chua vừa ngon vừa dồi dào dinh dưỡng nên nhu cầu tiêu thụ cà chua rất lớn. Tuy nhiên khi đi mua cà chua bạn nên chú ý chọn lựa bởi có không ít loại cà chua bị phun thuốc kích chín.
Một trong những loại rau quả được các chuyên gia khuyến khích ăn nhiều nhất đó chính là cà chua.
Cà chua rất giàu vitamin C, cũng như vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, rất cần thiết để duy trì năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính, chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, phổi…
Cà chua vừa ngon vừa dồi dào dinh dưỡng nên nhu cầu tiêu thụ cà chua rất lớn. Tuy nhiên khi đi mua cà chua bạn nên chú ý chọn lựa bởi có không ít loại cà chua bị phun thuốc kích chín.
Cà chua để tự nhiên rất khó chín đều, do đó muốn cà chua chín đẹp người trồng thường lựa chọn thời điểm cây cà chua bắt đầu héo lá, quả to đều, lác đác thấy có quả chín thì sẽ phun thuốc ngay. Không chỉ biến quả xanh thành quả chín siêu tốc, thuốc kích chín còn khiến cà chua chín đều, bóng vỏ, căng mọng vô cùng ngon mắt. Nhiều người trồng thú nhận bản thân cũng không dám ăn loại cà giấm siêu tốc này.
Để tránh mua phải cà chua tiêm thuốc kích chín, khi đi chợ đừng nên chọn những quả có dấu hiệu dưới đây.
Đi chợ, thấy cà chua có 3 đặc điểm này dứt khoát đừng mua
1. Cà chua màu sắc đỏ bóng, căng mọng bất thường
Cà chua sạch sẽ chín từ từ, hơn nữa do sự chênh lệch của ánh sáng mà cà chua thường chín không đều, phần nào tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn phần đó thường chín trước, chỗ đậm chỗ nhạt. Ngược lại, những quả cà chua bị phun hóa chất sẽ có màu đỏ đẹp mắt, chín đều, căng mọng, sờ vào vẫn cứng chứ chưa mềm.
Ngoài ra, khi đi chợ thấy cà chua có vỏ màu xanh, chưa chín kỹ cũng không nên mua vì đây là cà chua chưa trưởng thành, có chứa một lượng solanin nhất định, nếu ăn quá nhiều sẽ gây buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt thậm chí có thể bị ngộ độc.
2. Cà chua mất cuống hoặc cuống trông quá non
Video đang HOT
Bình thường, cà chua mất thời gian để chín nên phần cuống sẽ có màu xanh đậm hoặc trông hơi già. Tuy nhiên với cà chua bị phun thuốc kích chín thì phần cuống sẽ non, hoặc màu xanh nhạt. Bên cạnh đó, cuống của cà chua cũng có thể bị ngắt bỏ để người mua không thể kiểm tra được tình trạng của cà chua. Với những quả cà chua có màu cuống bất thường, tốt nhất các bà nội trợ không nên mua.
3. Ruột cà chua quá mềm, mùi lạ
Với những quả cà chua chín tự nhiên, phần ruột cà chua sẽ có hạt trắng vàng, chín đỏ, mùi thơm đặc trưng. Trong khi đó cà chua phun thuốc thường có phần ruột mềm, nhanh nát, hạt có thể bị thối hoặc có mùi lạ, ăn sống rất khó ăn.
Bên cạnh đó, cà chua chín tự nhiên có thể bảo quản trong tủ lạnh 7-10 ngày sẽ bắt đầu nhũn, thối. Ngược lại với các loại cà chua phun thuốc thì dù để lâu ở nhiệt độ phòng cũng không hề có dấu hiệu bị hỏng.
Lưu ý quan trọng khi tiêu thụ cà chua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 quả cà chua sống với kích thước trung bình hoặc 7 quả cà chua bi.
Không nên ăn cà chua lúc đói vì cà chua có chứa nhiều Pectin, nhựa Phenolic… có thể tác động tới quá trình tiêu hóa thức ăn hoặc gây ra chứng viêm loét dạ dày.
Khi ăn cà chua sống không nên ăn hạt cà chua, bởi vì hạt cà chua sẽ khiến đường ruột không thể tiêu hóa
Nên ngâm cà chua với nước muối trước khi tiêu thụ để loại bỏ hết bụi bẩn, thuốc trừ sâu (nếu có) trên chúng.
Trồng cà chua không ra quả, chắc chắn bạn đã mắc phải 1 trong 9 sai lầm nghiêm trọng này
Cà chua là loại cây dễ trồng, nếu cây của bạn không ra quả hoặc chết là do bạn đã làm sai những điều sau:
Trồng các giống cũ
Nếu bạn mới làm quen với việc trồng cà chua, bạn nên chọn một giống lai vì chúng ít bị bệnh, đồng thời cho năng suất cao hơn. Cà chua giống truyền thống có thể cho hương vị thơm ngon hơn nhưng rất khó trồng, khó tính trong cách chăm sóc và thu hoạch không được nhiều nếu chưa có kinh nghiệm.
Trồng sai mùa
Năng suất cà chua không đạt có thể là do gieo trồng không đúng thời vụ. Bạn nên trồng chúng vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè khi nguy cơ sương giá đã qua đi.
Trồng sai địa điểm
Điều kiện trồng trọt không phù hợp cũng là lý do tại sao cây cà chua của bạn không cho năng suất cao. Thiếu ánh sáng mặt trời và vị trí râm mát dẫn đến số lượng quả ít. Cây cà chua ưa khí hậu ấm, cần ít nhất 6 giờ ánh nắng trực tiếp và lưu thông không khí tốt.
Tưới nước
Dựa vào nơi bạn trồng cây, nhu cầu tưới nước sẽ khác nhau. Ví dụ nếu bạn trồng cà chua trong chậu, bạn cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên, nếu trồng trên luống trong vườn, hãy chú ý tưới chúng hai lần/ tuần vì tưới quá nhiều có thể làm cây dễ bị ngập úng, thối rễ.
Bón phân quá mức
Bón quá nhiều phân cho cà chua, đặc biệt là nhiều nitơ có thể làm hỏng cây. Cây sẽ ra nhiều lá, phát triển thân trong đó lại ra ít hoa và quả. Bón nhiều phân còn khiến rễ cây chuyển sang màu đen. Nếu đất có nhiều đạm thì dùng phân hỗn hợp 5-10-5 để cân đối lượng đạm trong đất.
Ngăn ngừa bệnh khi trồng cây
Đôi khi người làm vườn thường không thực hiện đủ các biện pháp ngăn ngừa cây trồng khỏi các bệnh như nấm mốc sương, bạc lá sớm. Cây cà chua nên được phun thuốc xịt sâu bệnh để hạn chế tình trạng này.
Không phủ đất cho cây
Mọi người thường bỏ qua việc phủ lớp đất cho cây cà chua, nó thực sự cần thiết giúp đất giữ được độ ẩm. Phủ đều đất bằng rêu than bùn hoặc lá vụn, ngay sau khi trồng cà chua.
Quên để cây con cứng cáp trước khi trồng
Không để cây giống cứng cáp trước khi đem đi trồng là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người thường mắc phải. Trên thực tế, đó là một trong những điều quan trọng nhất để đảm bảo sự sống còn của cà chua. Quá trình "cứng cáp" cho phép cây con thích ứng với những thay đổi về nhiệt độ hoặc thời tiết như gió và mưa.
Hãy từng bước tăng sự tiếp xúc của cây con với môi trường tự nhiên khoảng một tháng sau khi nảy mầm. Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo rằng bạn đưa cây giống tiếp xúc các yếu tố này trong bảy ngày hoặc nhiều hơn trước khi cấy chúng vào khu vườn bên ngoài.
Khoảng cách không phù hợp
Thông thường, khoảng cách giữa các cây ít hơn dẫn đến không khí lưu thông kém, thậm chí nhiều hơn. Thực vật bắt đầu cạnh tranh với nhau về chất dinh dưỡng và nước. Nếu trồng cà chua số lượng lớn, hãy đảm bảo khoảng cách vừa đủ để cây dễ dàng phát triển, thông thoáng lá để tránh sâu bệnh.
8 sai lầm khi nấu nướng khiến chảo chống dính nhanh bị vứt đi, lãng phí cả đống tiền Những thói quen tưởng vô hại nhưng lại làm bong chóc lớp chống dính, khiến chảo vừa nhanh hỏng và gây độc hại cho cơ thể. Chảo chống dính vô cùng tiện lợi, giúp việc xào nấu, chiên rán của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nhờ lớp chống dính nên thức ăn không bị dính sát chảo là điều nhiều người vô...