Đi chợ nổi, ngắm cảnh từ tàu hỏa nổi bật trong cuộc bình chọn sản phẩm du lịch ấn tượng Huế
Trải nghiệm tuyến tàu hỏa kết nối Huế – Đà Nẵng, đi chợ nổi ngắm bình minh trên phá Tam Giang hay đến A Lưới tìm hiểu tục ‘đi Sim’… là những trải nghiệm du lịch độc đáo, nhận được nhiều bình chọn trong khuôn khổ chương trình ‘Top 9 sản phẩm du lịch Huế’, hạng mục ‘Top 9 hoạt động – dịch vụ trải nghiệm ấn tượng’, tính đến ngày 3-10.
Chương trình “Top 9 sản phẩm du lịch Huế” do Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sài Gòn Tiếp Thị – một ấn phẩm của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.
Tuyến du lịch kết nối Huế – Đà Nẵng bằng tàu hỏa
Từ tháng 3-2024, Tổng công ty đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng tổ chức chạy tàu đoạn Huế – Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.
Ảnh: Nguyễn Phong
Trên hành trình, tàu sẽ dừng đỗ tại ga Lăng Cô khoảng 10 phút để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp, check-in và chụp ảnh vịnh Lăng Cô – một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức đặc sản địa phương ngay trên tàu.
Ngắm bình minh trên chợ nổi tại phá Tam Giang
Nằm trên phá Tam Giang, “chợ nổi” Ngư Mỹ Thạnh thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được xem là nơi buôn bán, trao đổi thủy hải sản độc đáo ở “xứ Huế”, thu hút khách ghé đến tìm hiểu, tham quan.
Ảnh: TL
Đến đây, du khách sẽ trải nghiệm phiên chợ nổi lúc bình minh, hòa vào không khí họp chợ với các loại thủy hải sản đầm phá như cá dìa, cá nâu, cá kình, tôm đất, cua… Ngoài ra, du khách được tham gia vào hoạt động trải nghiệm thú vị như đạp trìa, chèo sup, thưởng thức những món ăn đặc sản của đầm phá Tam Giang…
Trải nghiệm du lịch tại chiến khu Dương Hòa
Chiến khu Dương Hòa thuộc xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, từng được biết đến là căn cứ cách mạng quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Video đang HOT
Ảnh: TL
Đến đây, du khách sẽ có cơ hội khám phá lịch sử hào hùng qua di tích Bia Chiến tích và chợ kháng chiến Dương Hòa, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của thác Đá Dăm. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống độc đáo như chẻ tăm hương, làm chổi từ cây lồ ô, và khám phá quy trình sản xuất tinh dầu thơm.
Đặc biệt, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của những vườn thanh trà sai quả và thưởng thức những món ăn dân dã đậm chất núi rừng.
Đánh golf giữa cánh đồng Laguna Lăng Cô
Ảnh: TL
Sân golf Laguna Lăng Cô thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây được mệnh danh là một trong những sân golf tốt nhất châu Á năm 2024 do chuyên trang www.golf.com bình chọn. Địa hình sân là sự kết hợp hài hòa giữa núi rừng với biển cả và đặc biệt hơn hết là cánh đồng lúa vàng ươm mang lại trải nghiệm khác lạ cho các golf thủ.
Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” bằng xe máy
Ảnh: TL
Với tầm nhìn ra biển Đông xanh thẳm, trải nghiệm chinh phục đèo Hải Vân bằng xe mô tô là điều nhất định phải thử dành cho những ai đam mê phiêu lưu và khám phá. Đặc biệt, du khách có thể check-in Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân – nơi được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” của Việt Nam.
Ngắm cảnh Huế từ xe buýt hai tầng
Ảnh: TL
Từ năm 2022, công ty cổ phần Ngắm Cảnh Việt Nam – chi nhánh Huế cung cấp dịch vụ xe buýt ngắm cảnh 2 tầng, giúp du khách trải nghiệm tham quan thành phố Huế từ trên cao. Theo đó, xe sẽ đưa du khách đến các điểm đến nổi tiếng như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền… Xe bao gồm nhiều tiện ích, đặc biệt được trang bị hệ thống thuyết minh tự động 9 thứ tiếng.
Ngâm tắm onsen Nhật Bản tại KOBI Onsen
KOBI Onsen Resort Hue thuộc thôn Mỹ An, xã Phú Dương, thành phố Huế. Trong thời gian qua, đây là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách cùng dịch vụ ngâm tắm onsen với nguồn khoáng nóng thiên nhiên.
Ảnh: TL
Nguồn khoáng nóng thiên nhiên Mỹ An có hàm lượng khoáng chất cao đặc trưng là lưu huỳnh đã được kiểm nghiệm khoa học, có khả năng ngâm tắm chữa bệnh, giúp thư giãn, phục hồi sức khỏe, cải thiện làn da.
Một ngày dạo quanh chợ Đông Ba
Trong hơn 125 năm qua, chợ Đông Ba không chỉ là nơi giao thương, trao đổi mua bán hàng, lưu giữ nhiều nét văn hóa… mà còn là điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế.
Ảnh: TL
Đến chợ, du khách có thể thưởng thức những tinh túy văn hóa của Huế vẫn còn giữ được cho đến ngày nay, như nón lá Phú Cam, trà cung đình Đức Phượng, mè xửng Thiên Hương, mắm ruốc Cô Ri, sen khô hồ Tịnh… và cả những món ăn Huế như cơm hến, bún bò, bánh lọc, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván…
Trải nghiệm “đi Sim”, tắm suối tại điểm du lịch cộng đồng Hồng Hạ
Ảnh: TL
Điểm du lịch Hồng Hạ thuộc thôn Cân Tôm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, cách thành phố Huế khoảng 45km. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm tục “đi Sim” – hình thức hẹn hò, tìm hiểu của các chàng trai cô gái đồng bào nơi đây. Đôi nam nữ đối đáp nhau bằng làn điệu dân ca, ví von chứa đựng nhiều ý nghĩa.
Ngoài ra, du khách còn có dịp tắm suối Pâr Le – con suối đẹp bậc nhất tại A Lưới và trải nghiệm cho cá mát-xa chân.
Bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải lọt top trải nghiệm ấn tượng
Cảm giác lơ lửng giữa đại ngàn hùng vĩ, ngắm những nương lúa như sóng cuộn phía dưới là trải nghiệm tuyệt vời đối với du khách bay dù lượn ở Mù Cang Chải.
Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa công bố kết quả top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng năm 2023 gồm: Xem nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn (Tuyên Quang), bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải từ trên cao (Yên Bái), thả rùa con về biển ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), cắm trại trên thảo nguyên Bùi Hui (Quảng Ngãi), săn mây từ đỉnh Pa Phách (Sơn La), chèo thuyền kayak qua hẻm Tu Sản (Hà Giang) và khám phá chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, đây là động lực giúp địa phương vùng cao này phấn đấu thu hút trên 350.000 lượt khách du lịch trong năm 2024, doanh thu từ du lịch đạt trên 350 tỉ đồng.
"Nhờ khai thác những tiềm năng thế mạnh về thiên nhiên, văn hóa và con người để phát triển du lịch, số lượt khách du lịch đến với huyện Mù Cang Chải tăng qua từng năm. Hiện có rất nhiều du khách đăng ký tham gia trải nghiệm bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải", đại diện thông tin.
Ông Đặng Văn Mỹ - phi công dù lượn có số giờ bay nhiều nhất tại Việt Nam - chia sẻ: "Khau Phạ của Mù Cang Chải là một trong những đèo dài nhất nước, cao trên 1.200m so với mực nước biển, điểm cất cánh cách điểm hạ cánh chênh cao khoảng 600m.
Với các điều kiện tự nhiên về địa hình, gió và đặc biệt vào thời điểm mùa lúa chín vàng, nơi đây đã trở thành điểm bay hấp dẫn của môn thể thao dù lượn. Tôi hy vọng bay dù lượn có thể góp phần giúp Mù Cang Chải trở thành địa điểm du lịch thu hút khách bốn mùa, chứ không chỉ riêng mùa lúa chín".
Theo ông Mỹ, bên cạnh các hoạt động dù lượn, du khách đến Mù Cang Chải còn có cơ hội trải nghiệm văn hóa địa phương đặc sắc như học hỏi cách làm cốm non của đồng bào dân tộc thiểu số, ngâm chân lá thuốc, lội suối ngắm hoàng hôn buổi chiều...
Nhiều người hào hứng trải nghiệm bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải trên cao. Ảnh: Bảo Nguyên
Về An Giang thăm chùa Krăng Krốch với sắc hồng nổi bật Chùa Krăng Krốch, hay còn được gọi là chùa Hàng Còng, nằm tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ngôi chùa này gây ấn tượng với du khách bởi hàng còng cổ thụ nối dài từ cổng đến bên trong khuôn viên chùa, cùng chánh điện mang sắc hồng rực rỡ. Chùa Krăng Krốch gây ấn tượng...