Đi “chợ một giá” ở vùng cao
Không họp theo phiên như những chợ quê khác, không chen lấn, xô bồ mà gần gũi, thân thuộc lại vô cùng độc đáo bởi nơi đây toàn bán những sản vật địa phương.
Sản vật đem ra chợ đều là những thứ của nhà làm ra
Chợ “một giá” duy nhất ở vùng đồng bào dân tộc ở xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đang là điểm dừng chân hấp dẫn của người dân Yên Bái cũng như du khách trên tuyến đường Nghĩa Lộ – Yên Bái.
Cuối thu, đầu đông, khi những nương cải của đồng bào dân tộc Mông vào mùa thu hoạch, trước kia đồng bào chỉ trồng để dùng cho bữa ăn gia đình, sau vì rau nhiều, nhà lại gần đường nên 1 số người mang ra bày bán, lâu dần người dân quen mua, người cần bán cũng nhiều, thế là hình thành nên chợ.
Ban đầu chỉ có đồng bào Mông tụ họp, họ bán những mớ rau cải, củ gừng, mấy quả bí ngô hay mớ rau rừng, thang thuốc lá cây… vì là những sản vật sẵn có nên họ chỉ bán với 1 giá duy nhất – 5 nghìn đồng. Và vì người mua đã quen nên cũng không thấy ai mặc cả, họ chỉ lấy hàng và trả tiền cho người bán, lại còn hỏi thăm chuyện trò rất rôm rả như những người thân lâu ngày gặp nhau. Lâu dần người Thái, người Tày cũng mang những sản vật của mình đến góp vui, giờ thì chợ có thêm nhiều mặt hàng khác như quả vườn nhà, khoai nương, ngô, măng, hoa chuối hay những món gia vị đậm đà của những món ăn dân tộc, hoặc những món bánh của đồng bào dân tộc có thể mua về gia đình hay làm quà cho người thân, bạn bè đều ý nghĩa.
Chợ đã có từ 2, 3 năm nay và vẫn giữ được những nét giản dị, chân chất của vùng đồng bào dân tộc miền núi, chợ chưa có tên, chưa được quy hoạch thành chợ dân sinh nên người dân vẫn quen gọi là chợ “5 nghìn” hay chợ “một giá”.
Video đang HOT
Cùng khám phá nét đẹp giản dị của chợ “một giá” này:
Bánh trưng đen, đặc sản của dân tộc Tày
Những trái bí ngô đúng vụ
Phiên chợ tấp nập người bán, người mua
Đây là rau cải nương
Rau rừng xanh mướt
Rau rớn
Theo xahoi
Rùng mình phá thai như thời trung cổ
Về làng Mlá xã Phú Cần, huyện Krông Pa, Gia Lai hôm nay nghe kể về cái chết tức tưởi của H'Uy, một thiếu nữ Jrai xinh đẹp ở tuổi 17, khiến ai cũng đau xót. Cái chết của H'Uy bắt đầu chuyện không chồng mà lại mang thai, nên nhờ bà "lang băm" trong làng "xử" giúp và đã dẫn đến cái chết bi thương...
Làng Mlá vào Đông nhưng vẫn nắng gắt như đứng bên chảo lửa. Già làng Mlá giải thích, có lẽ rừng đã hết nên khí hậu ở đây biến đổi thất thường. Càng "nóng" hơn khi nghe chúng tôi nhắc đến cô con gái đầu lòng Rơ Lan H'Uy của chị Rơ Lan H'Prim đã không sao cầm được nước mắt. Ở cái tuổi ba lăm, H'Prim đã có 2 đời chồng và 5 đứa con.
Con gái H'Uy là con của người chồng trước đã bội bạc bỏ mẹ con chị để đi theo người đàn bà ở buôn khác. H'Uy cùng 4 chị em sớm xa cha, lớn lên trong sự yêu thương của mẹ và bà ngoại. Nhưng chỉ học hết lớp 3 thì H'Uy ở nhà, ngày ngày theo mẹ lên rẫy. Nhờ "Yàng" cho H'Uy có nhan sắc tuyệt vời nên nhiều thanh niên trong làng để mắt. Tuổi 17, "bẻ gãy sừng trâu", sức trẻ, khỏe và xinh đẹp của H'Uy, đã làm cho nhiều chàng trai trong làng mê mẩn tìm đến tán tỉnh ngày càng đông hơn.
Mẹ con bà H'Tre bên nỗi đau mất con
Lúc đầu H'Uy không bắt mắt được ai, nhưng dần về sau cũng đã mủi lòng với một người thanh niên ăn nói rất mềm dẻo, trắng trẻo rất thư sinh có tên Nay Thương. Khi chưa đạt mục đích, chàng thanh niên này luôn tỏ hành động là người tử tế, nhưng đùng một cái gần hai tháng không thấy mặt cậu ta đến nữa.
Con gái H'Uy như người mất hồn, nước da có vẻ xanh xao... Mẹ và bà ngoại thương con cháu nên gặng hỏi mãi cuối cùng H'Uy cũng nhận là lỡ dại với Nay Thương. Bà ngoại H'Tre và mẹ H'Prim dắt con gái H'Uy sang thị trấn Phú Túc để nhờ bác sĩ kiểm tra và nhận kết quả thai nhi đã gần 4 tháng.
Biết vậy nên bà cháu, mẹ con H'Uy im lặng ra về và bàn kế hoạch đưa con gái sang buôn Uar, xã Chư Drăng để tìm Nay Thương bắt phải về làm đám cưới. Nhưng khi đến nơi thì mới vỡ lở vì cả buôn Uar không có ai tên Nay Thương như lời chàng thanh niên hằng ngày đến chơi giới thiệu. 3 bà cháu đành câm lặng quay về làng trong nỗi đau, nước mắt lưng tròng.
Luật tục của người Jrai, chuyện con gái không chồng mà lại có mang là điều không chấp nhận. Theo luật làng thì án phạt khá nặng nếu không chỉ ra được "tác giả" của cái bào thai trong bụng. Đau hơn nữa là dị nghị trong làng để tiếng đời rất khó sống.
Suy nghĩ đau đớn nên mẹ con bà H'Tre suy tính, quyết định phải bịt chuyện này không để ai trong làng biết được. Mẹ con bà H'Tre đã thống nhất đưa H'Uy đến nhờ bà "lang băm" chuyên việc phá thai trong làng nhờ giúp giải quyết cái thai của H'Uy với giá thỏa thuận 1,5 triệu đồng. Ngày 3/10, bà H'Tre cùng H'Prim dẫn H'Uy đến nhà bà "lang băm" bên bờ sông Mlá để giải quyết.
Chiều tối, sau buổi đi rẫy về, mẹ con bà H'Tre nghe người nhà bà "lang băm" đến báo tin con bé H'Uy bị ra máu nhiều, nguy mất, phải chuyển đi bệnh viện gấp. Sau khi đưa H'Uy đến Trung tâm Y tế huyện Krông Pa cấp cứu thì đã quá muộn. H'Uy chỉ kịp kể với các y, bác sỹ: Bà lang dùng tay lần mò bên ngoài bụng rồi bóp nặn cái thai, dùng chày gỗ đập, giộng mạnh vào bụng để cho cái thai chết và tuột ra... Sau những tiếng nói yếu ớt sau cùng, H'Uy đã ra đi.
Từ sau ngày xảy ra cái chết của H'Uy, vợ chồng bà "lang băm" đã bỏ sang buôn Uar nơi có nhà và rẫy để ở mà không về buôn Mlá nữa... Theo Ban hòa giải của thôn, thống nhất gia đình bà "lang băm" Ksor H'Ly đền cho bà Rơ Lan H'Prim một con bò cái to còn sống khỏe mạnh vì đã gây ra cái chết của H'Uy. Thật khó hiểu nổi nỗi đau luật tục ở làng đến giờ vẫn còn dai dẳng.
Theo 24h
Gian nan vượt rừng tìm chữ Hàng chục năm nay, các em nhỏ vùng cao ở Hang Còi (bản Đá Còi, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) phải gùi theo gạo, sách vở, áo quần... băng khe suối, vượt hàng chục km đường rừng heo hút để học lấy chữ Bác Hồ, gieo ước mơ thoát nghèo. Trèo đèo, lội suối ra trung tâm trọ học Hang...