Đi chợ côn trùng, ăn thịt nhện ở xứ chùa Tháp
Nhện, dế, cà cuống, bọ cạp, ếch ương… trở thành món đặc sản thu hút sự quan tâm của du khách khi đến xứ chùa Tháp. Cách thủ đô Phnompenh 60km, chợ côn trùng Skun tỉnh Kampong Cham luôn tấp nập.
Món ăn phổ biến
Chặng đường 314km từ Phnompenh tới Siêm Riệp như ngắn lại khi được dừng chân tại chợ côn trùng ở quê hương Thủ tướng Hun Sen. Những chậu côn trùng được bày bán la liệt với nhện xào, dế trời, dế cơm chiên tẩm ớt, cà cuống rán vàng… Ấn tượng nhất với chúng tôi là những con nhện đen nhiều lông chân.
Nhện đen ở vùng này to như cua đồng ở Việt Nam được người dân chế biến làm nhiều món trong đó có hai món phổ biến được ưa chuộng nhất là nhện ướp gia vị ớt chiên giòn và nhện ngâm rượu.
Du khách tò mò với đặc sản côn trùng ở chợ Skun. Ảnh: Bảo Linh
Tò mò và hấp dẫn chúng tôi thử ăn nhện xào. Ban đầu có cảm giác sợ, nhưng khi ăn, lại thấy rất ngậy, bùi và thơm. Anh Ngô Văn Hinh, một du khách Việt Nam cho biết: “Lần đầu tiên ăn, tôi thấy rất ngon, bùi hơn món bọ xít chiên ở Việt Nam”. Theo người dân Campuchia, món nhện xào phổ biến như món bò khô ở Việt Nam. Người dân đi nhậu hay đi hát karaoke món thường xuyên có trên bàn là nhện xào.
Video đang HOT
Một con nhện được bán với giá 2.000 riels (tiền Campuchia), tức 10.000 tiền Việt. Mưu sinh bằng nghề bán côn trùng, chị Chaika, dân tộc Khơ me ở Skun và người dân quanh chợ Skun sống khỏe. “Tôi và con gái cùng bán, mỗi người bán được 7 USD/ngày (khoảng 140.000 tiền Việt) đủ nuôi cả gia đình và có tiền tiết kiệm”, chị Chaika chia sẻ.
Ông Tith Chantha, Thứ trưởng Bộ Du lịch Campuchia cho biết: “Hằng năm có 3,5 triệu du khách tới Campuchia trong đó khoảng 1 triệu là du khách đến từ Việt Nam”.
Theo chị Chaika, mỗi người bán côn trùng ở chợ Skun trung bình bán khoảng 400-500 con nhện/ngày. Ở chợ Skun có khoảng hơn 20 người bán côn trùng. Chị Chaika nói không có thống kê chính xác nhưng có khoảng gần 300 kg côn trùng được bán ra trong ngày. Nhện và dế trời là hai món được bán nhiều nhất, cà cuống được du khách ưa thích nhưng đắt hơn các món khác nên tiêu thụ chậm.
Nhiều du khách tìm tới chợ côn trùng mua nhện sống về ngâm rượu. Rượu ngâm nhện có tác dụng chữa đau nhức xương khớp. Anh Hoàng Hà đến từ TP Hồ Chí Minh cũng đã tìm mua một bình rượu nhện. Anh cho biết: Tôi đã nhiều lần tới Campuchia và lần nào cũng mua 30- 50 con nhện về ngâm. Tôi thường mua nhện sống, sau đó cho vào chai rượu mang về”. Rượu nhện là món quà thường được du khách chọn mua về làm quà.
Mỗi nhà có hơn 100 bẫy côn trùng
Người dân địa phương bắt nhện đen trong hang đá. Chị Sò, 28 tuổi, người Khơme ở tỉnh Kampong Cham làm nghề bán nhện hơn 5 năm. Chị cho biết, bắt nhện rất đơn giản. Hằng ngày người nhà chị bắt được khoảng 500 con bằng bẫy. Bẫy côn trùng là việc làm phổ biến của người dân trong vùng.
Nhà nào cũng dựng một tấm bạt nylon trắng, bên dưới làm một máng nước, trên lắp bóng đèn neon tím. Tối thắp đèn sáng, dế, cà cuống bay vào chỗ ánh sáng và sà vào nước, sau đó trôi theo máng vào túi bóng để sẵn. Theo chị Sò mỗi nhà có khoảng 100 bẫy, mỗi bẫy bắt được khoảng 2kg – 5kg côn trùng mỗi đêm. Gia đình nào đất rộng có thể đặt 200-300 bẫy thu về khoảng 50 kg một đêm.
Côn trùng là món ăn thịnh hành ở Campuchia. Dế và nhện là hai món được bày bán phổ biến dọc đường, luôn có trên bàn nhậu. Người dân Campuchia thường uống bia với dế, lai rai mấy con côn trùng vừa bùi vừa ngậy. Anh Jin, hướng dẫn viên ở Siêm Riệp khuyên chúng tôi nếu muốn ăn côn trùng thì mua côn trùng sống về chiên giòn hoặc chiên tỏi để ăn. Mua côn trùng chiên sẵn ở chợ Skun không đảm bảo vệ sinh.
Anh Jin cho biết: “Côn trùng ở Campuchia xuất khẩu sang các nước, trong đó xuất khẩu đi Thái Lan nhiều nhất. Côn trùng ở Campuchia ngon, thơm và có hương vị tự nhiên bởi người dân Campuchia làm nông nghiệp không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học. Đó cũng là lý do côn trùng tự nhiên có nhiều ở xứ này”.
Xuất khẩu côn trùng là nguồn thu nhập làm thay đổi cuộc sống của bà con tỉnh Kampong Cham (Campuchia) – quê hương Thủ tướng Hun Sen.
Theo Hải Yến
Tiền phong
Múa "khêu gợi" giúp nhện đực tránh họa sát thân
Chúng ta mới chỉ biết đến một "nữ hoàng twerking" Miley Cyrus (twerking có nghĩa là nhảy khêu gợi), hóa ra không chỉ cô nàng bốc lửa này biết tewrking mà loài nhện đực "góa phụ đen" cũng sử dụng vũ điệu này một cách vô cùng đặc biệt.
Các nhà khoa học đã khám phá ra việc nhện đực "góa phụ đen" di chuyển cơ thể của mình theo một cách nào đó để cho con cái biết sự hiện diện của mình chứ không phải là ...một bữa sáng.
Nhện cái góa phụ đen có kích cỡ lớn hơn con đực rất nhiều
Nhà côn trùng học Samantha Vibert đã chỉ ra: "khi lọt vào mạng nhện của con cái, con đực sẽ rung bụng lên xuống trong khi phần còn lại của cơ thể thì bất động". Nhện cái "góa phụ đen" là loài phàm ăn khét tiếng, hầu như tất cả những thứ gì rơi vào ổ phục kích của nó đều trở thành một bữa ăn ngon lành. Vì vậy, điệu múa của con đực nhằm truyền một thông điệp khẩn cấp đến con cái "Xin đừng ăn thịt tôi, tôi đến đây để giao phối".
Loài nhện là một loài mù, chúng không hề có mắt, giác quan quan trọng nhất của chúng là dựa vào những rung động trên mạng nhện của mình từ đó có thể nhận biết được vị trí của con mồi. Vì vậy, bằng một cách rất riêng, nhện đực có cách thông báo thông qua rung động của mạng nhện để không bị nhầm lẫn là một con mồi tội nghiệp nào đó.
Ngay cả rắn cũng trở thành con mồi của nhện cái góa phụ đen
Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã nghiên cứu những rung động của một con nhện đực "góa phụ đen", một con nhện đực thợ và một số những loài nhện khác. Kết quả cho thấy những rung động chuyền đi trên mạng nhện của từng loại nhện là khác nhau, loài "góa phụ đen" sẽ nhận ra nhau theo một rung động khác biệt không nhầm lẫn.
Những rung động của con đực "góa phụ đen" gửi đến con cái "góa phụ đen" đơn giản là một thông điệp giúp con cái trở nên hiền lành hơn. Tuy nhiên khi các nhà khoa học tăng khối lượng âm thanh rung động của con đực thì lập tức con cái sẽ trở nên hung hăng và lao vào tấn công con đực.
Nhện đực góa phụ đen phải rất cẩn thận với điệu nhảy của mình nếu không muốn trở thành món ăn cho bạn tình của mình. (Ảnh: Sean McCann)
Điều này đã giải thích vì sao nhện đực luôn cố gắng giữ điệu nhảy "khêu gợi" của mình ở một mức vừa phải để tránh kích hoạt bản năng săn mồi của con cái. Thậm chí việc ngưng hẳn nhảy múa cũng là cách khôn ngoan hơn giúp con đực bảo toàn tính mạng.
Quả thật tình trường của loài nhện "góa phụ đen" là một trò chơi tử thần.
Theo Datviet
Con gái NS Xuân Hinh đã thành thiếu nữ Cô đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp sau nhiều năm du học tại Mỹ. Mới ngày nào, NSƯT Xuân Hinh chia sẻ hình ảnh về gia đình mình, trong đó các con anh vẫn là hai "nhóc tì" rất dễ thương, thì nay, cả hai đều đã khôn lớn và đang dần trưởng thành. Riêng cô con gái Bảo Linh đã...