Đi câu cá, ông lão trúng ngay báu vật hơn 6.000 tỷ
Cuối tuần đi câu nhưng không thu hoạch được con cá nào, ông lão buồn bã thu lưới về thì vớ ngay được con rùa nghìn tỷ.
Cận cảnh “cụ rùa” nghìn tỷ
Vào một ngày đi câu, không câu được cá, ông lão quyết định thu lưới ra về. Khi kéo lưới thấy rất nặng và không giống một con cá, nghĩ dây câu vướng vào đá hoặc một vật nào đó, nếu không cẩn thận sẽ gãy cần câu, ông thận trọng, từ từ kéo lên.Truyền thông Trung Quốc hiện đang xôn xao về câu chuyện ông lão đi câu may mắn câu trúng báu vật.
Kéo dây câu vào gần bờ, ông lão hơi hoang mang khi đó không phải là một hòn đá mà là một con rùa đơn giản nhưng không kém phần kỳ quặc. Trên mai con rùa có 4 mũi tên cùng một số văn tự cổ.
Thấy con rùa có phần đặc biệt, lại mang trên mình văn tự cổ, ông liền gọi đến cục Di sản văn hóa Trung Quốc và được xác nhận đây là một con rùa bằng đồng và có giá trị lịch sử rất lớn.
Video đang HOT
Mặc dù không thể xác định rõ ý nghĩa của các con chữ trên mai rùa vì thời gian đã phá hủy ít nhiều nhưng nó cũng có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu văn hóa lịch sử Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc, rùa đã mang ý nghĩa cao quý, chúng là biểu tượng của điềm lành, điều tốt đẹp.
Sau đó, các chuyên gia đã kết luận con rùa đồng này là di sản văn hóa từ thời nhà Thương – Chu, giá trị khoảng 1,8 tỷ NDT (hơn 6.000 tỷ VND).
Thế nhưng bất ngờ là ông lão đã tặng con rùa này cho nhà nước thay vì lĩnh hơn 6.000 tỷ. Ông cho rằng con rùa rất quan trọng với lĩnh vực nghiên cứu văn hóa lịch sử nước nhà.
Ông lão tốt bụng đã quyết định tặng con rùa nghìn tỷ cho nhà nước
Cảm kích hành động và suy nghĩ cao quý của ông lão, rất nhiều người đã tìm kiếm thông tin về ông và một số vật chất “hỗ trợ” nhất định.
Một trường hợp khác cũng may mắn như ông lão vừa rồi. Đó là 1 người đàn ông tên Lương ở Tiểu Bình Dương, thị Lai Tân (tỉnh Quảng Tây) trong lúc đi câu cá đá vô tình nhặt được viên đá dạ minh châu vô cùng quý hiếm.
Hòn đá trông giống như một quả trứng ngỗng, bề ngoài có màu xanh lá cây, trông rất đẹp mắt, có khối lượng khoảng 787.28 carat (hơn 157 gram).
Trong quá khứ, Thái hậu Từ Hy cũng được cho là rất yêu thích ngọc dạ minh châu. Khi qua đời, Từ Hy Thái hậu đã được an táng cùng 1 viên dạ minh châu trong miệng. Vào năm 1908, nó được định giá là 10,8 triệu lượng bạc (khoảng 2.900 tỷ đồng).
Theo sử sách ghi chép, dạ minh châu đã xuất từ thời Viêm Đế, là một trong những loại ngọc quý hiếm nhất thế gian. Thời phong kiến, ngọc dạ minh châu thường được các quan lại vua chúa sưu tầm và coi như báu vật. Loại đá này có thể phát sáng đến mức có thể nhìn thấy cả tóc người vào ban đêm trong phạm vi 100 bước.
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, ngọc minh châu có chứa hàm lượng không nhỏ chất phóng xạ, rất có hại cho sức khỏe nếu liên tục đeo bên mình.
Phát hiện loài rùa khổng lồ, chén thịt được cả cá sấu
Loài rùa khổng lồ này to như chiếc ô tô con, hàm răng hạ gục được cả cá sấu.
Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một con rùa có kích thước bằng một cái ô tô nhỏ ở phía đông bắc Columbia.
Loài rùa khổng lồ này to như chiếc ô tô con, hàm răng hạ gục được cả cá sấu.
Họ đặt tên cho nó là Carbonemys cofrinii, thành viên của một nhóm rùa cổ. Chiếc mai rùa được phỏng đoán có niên đại khoảng từ 60 triệu năm trước, sau thời kỳ tuyệt chủng của khủng long khoảng 5 triệu năm.
Điều đó có nghĩa là vào thời điểm đó, rùa khổng lồ là một trong những sinh vật to nhất. Không chỉ to lớn, nó còn có bộ hàm cực kỳ khỏe cho phép nó hạ gục bất cứ con mồi nào kể cả đó là cá sấu.
Một trong những nguyên nhân giúp loài rùa này đạt kích thước khổng lồ đến vậy chính là nhờ vào nguồn thức ăn dồi dào, không có nhiều động vật ăn thịt và khí hậu ấm áp cho phép nó duy trì thân nhiệt mà không tiêu tốn quá nhiều năng lượng.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, loài rùa này chủ yếu săn mồi xung quanh khực vực mình sinh sống mà không di chuyển quá xa để tìm thức ăn.
Trong không gian sống của nó, khó có loài nào có thể cạnh tranh vị trí thống trị.
Báu vật kiến trúc của người Ai Cập cổ Không chỉ đơn giản là đo mực nước, các công trình này có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập thời cổ đại. Ảnh: Mena House Hotel. Thời cổ đại, người dân Ai Cập sống phụ thuộc vào nguồn phù sa từ những cơn lũ sông Nile. Mực nước dâng quyết định chất lượng và sản lượng vụ...