Đi cặp bồ vì “đói chuyện ấy” 2 năm, phản ứng của vợ khiến tôi chán nản
Vợ không đáp ứng được nhu cầu “chăn gối” của tôi nhưng lại không hề thấy mình sai.
Vợ chồng tôi nên duyên từ chính dãy trọ của gia đình. Bố mẹ tôi đã nghỉ hưu nên xây dãy nhà trọ cho thuê. Em là cô gái ở trọ để đi làm tại thành phố.
Tôi mến em không phải vì vẻ bên ngoài mà bởi cách cư xử dịu dàng, đằm thắm. Bố mẹ tôi khen em rất nhiều trong số những người ở trọ nên cố gắng se duyên cho hai đứa.
Khi tán tỉnh được em, tôi cảm thấy cuộc đời mình thực sự hạnh phúc. Thực tế, các cô gái xung quanh tôi không thiếu nhưng chọn được một người phù hợp để làm bạn đời, có hiếu với bố mẹ khi về già quả thực không dễ.
Từ khi yêu cô ấy, tôi cảm nhận đó là người biết đối nhân xử thế, hiểu cách vun vén cho chồng con.
Tôi yêu em bằng tất cả sự tôn trọng. Chuyện tình dục trước hôn nhân không hề hiếm trong xã hội hiện nay, nhưng tôi vẫn chấp nhận chờ cho đến lúc cô ấy thật sự sẵn sàng.
Trải qua hơn một năm yêu nhau, chúng tôi chỉ dừng lại ở âu yếm, vuốt ve. Em khất lần rất nhiều, cuối cùng hai đứa thống nhất chờ đến đêm tân hôn.
Vợ chồng ngày càng ít gần gũi nhau khiến tôi phải đi “vụng trộm” bên ngoài (Ảnh minh họa: Freepik).
Lớn lên ở quê từ bé nên vợ tôi khá ngại ngùng khi nhắc đến “chuyện ấy” hay các vấn đề nhạy cảm nam nữ. Tôi xem đó là chuyện thường, vì em được giáo dục kỹ càng giống những tiểu thư khuê các.
Sau thời gian yêu đương, chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân. Đêm đầu tiên ngủ chung phòng, vợ chồng tôi tận hưởng cảm xúc mặn nồng với màn “dạo đầu” tuyệt vời.
Tuy nhiên, đến lúc trải qua “chuyện ấy” mới thực sự khó khăn. Vợ đau đớn, còn tôi vật vã mà chẳng nên cơm cháo gì.
Trước khi kết hôn, tôi đã đọc và tìm hiểu thông tin trên nhiều bài báo. Tôi hiểu, nếu vợ chưa thật sự sẵn sàng, phải chấp nhận trò chuyện, tâm sự với nhau để hai bên cởi mở hơn.
Video đang HOT
Sau tân hôn vài tuần, chúng tôi vẫn chưa thể làm “chuyện ấy” đúng nghĩa vì mỗi lần bắt đầu, vợ lại co rúm cả người.
Tôi lại tiếp tục chờ đợi… mãi một tháng sau, mọi thứ mới thành công. Chúng tôi như trút được gánh nặng, cả hai cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, sau lần đó, vợ tôi lại thờ ơ, lạnh nhạt với “chuyện chăn gối”.
Mỗi lần tôi muốn, phải cầu xin, thậm chí nài nỉ, vợ mới đồng ý. Cô ấy cố gắng hợp tác cho xong chuyện, hoàn toàn không có sự hào hứng hay thỏa mãn. Một thời gian sau, vợ có bầu, “chuyện ấy” của vợ chồng tôi thưa thớt dần đến hết thai kỳ.
Mang tiếng cưới nhau gần một năm nhưng số lần quan hệ không nhiều hơn số ngón trên hai bàn tay. Trong thai kỳ, tôi hiểu vợ mệt mỏi, càng không sẵn sàng nên đành “nhịn”.
Sau khi vợ sinh con xong, tôi tiếp tục “nhịn” hết 6 tháng nghỉ thai sản. Những tưởng vậy là quá đủ, không ngờ mỗi lần tôi gợi ý, vợ lại gạt tay rồi than thở chăm con quá mệt mỏi.
Nếu tôi cố gắng đòi hỏi, cô ấy vẫn đồng ý nhưng cả hai không có cảm xúc nồng nàn một chút nào.
Số lần quan hệ cứ thưa thớt dần… Thậm chí có tháng, cả hai không gần gũi nhau một chút nào. Tôi không muốn ép vợ vì có con là thêm gánh nặng, nhưng trong hôn nhân, “chuyện ấy” là thứ phải có.
Cho dù kiếm được nhiều tiền đi chăng nữa mà tình dục không được đáp ứng, chồng hoặc vợ sẽ rơi vào cảnh “bị bỏ đói” và không thấy thoải mái.
Có những lúc mệt mỏi, tôi muốn “hâm nóng” chuyện vợ chồng để cả hai giải tỏa cho nhau nhưng vợ không chịu thấu hiểu. Sự lạnh nhạt với “chuyện ấy” của vợ làm tôi hay nổi cáu, đôi khi không tập trung được vào bất cứ việc gì.
Khi sự chịu đựng không thể kéo dài, tôi đành “vụng trộm” bên ngoài với các cô gái khác. Thực tế, đó là chuyện “cực chẳng đã”, còn chẳng ai muốn vậy.
Bởi khi “yêu” vợ, cảm giác thoải mái ngập tràn, không mang những nỗi sợ bệnh tật đeo bám. Tuy vậy, ở trong hoàn cảnh oái oăm, tôi đành “tặc lưỡi”, tự nhắc bản thân cẩn thận và giữ gìn.
Những cuộc hẹn bên ngoài của tôi ngày càng tăng lên, thậm chí tôi cố gắng đi tìm niềm vui cho mình vào cả cuối tuần.
Lâu dần, bí mật này cũng bị vở lỡ. Vợ vô tình đọc được tin nhắn trên điện thoại của tôi và bắt đầu truy vấn về mọi chuyện.
Thay vì tự suy xét lại nguyên nhân, cô ấy mắng mỏ tôi bằng nhiều từ ngữ không lọt tai.
Cô ấy nói rằng: “Anh là người chồng hư hỏng và đốn mạt, không biết nghĩ cho gia đình. Anh không tự vượt qua được cám dỗ của tình dục, không chịu tập trung việc khác để quên đi mà cứ sa đà vào chuyện chăn gối là không có bản lĩnh”.
Tôi giải thích: “Anh chẳng muốn vậy, nhưng vì em quá thờ ơ chuyện ấy. Anh đành phải tìm cách để giải tỏa cho mình”.
Vợ tôi đáp lại: “Có nhiều cách để giải tỏa, sao anh phải chọn cặp với những cô gái khác? Anh có thể tự mình giải tỏa cơ mà, làm như vậy sẽ an toàn cho bản thân và vợ con”.
Tôi không biết nói gì hơn sau khi nghe quan điểm của vợ. Tôi muốn cô ấy một lần đặt bản thân vào vị trí của chồng để thấu hiểu sự bức xúc khi “phòng the” nguội ngắt.
Tôi không muốn như vậy, tất cả chỉ vì hoàn cảnh. Vợ càng nói, càng không hiểu về cuộc sống hôn nhân khiến tôi thất vọng.
Sau cuộc tranh cãi đó, cô ấy tỏ ra chủ động trong “chuyện ấy” hơn. Nhưng tất cả chỉ kéo dài vỏn vẹn vài tháng.
Hiện nay, vợ chẳng còn hứng thú gì nữa, tôi sống trong cảnh bị “bỏ đói” chuyện tình dục. Tôi đoán, có lẽ vợ tôi không có nhu cầu tình dục nên có ép buộc bản thân chiều chồng cũng không hứng thú.
Tôi thừa nhận sai lầm khi “giải tỏa” bên ngoài, nhưng liệu vợ tôi có đúng?
Hay tôi chưa đủ kinh nghiệm để thủ thỉ, tâm tình khiến vợ thay đổi và ham muốn nhiều hơn.
Khi người khác vay tiền, người EQ cao từ chối cũng không khiến đối phương bị tổn thương
Nếu có người ngỏ ý muốn vay tiền, người nói 4 câu này chứng tỏ EQ thấp. Những ai EQ cao dù có từ chối cũng biết cách không để đối phương tổn thương.
Trong những hoàn cảnh khó khăn, người ta sẽ tìm tới gia đình, bạn bè nhờ giúp đỡ. Giúp đỡ nhau vấn đề tiền bạc lúc hoạn nạn trở thành điều cơ bản, thường thấy trong xã hội. Khi đã có sự tin tưởng, nhiều người không ngại cho người khác vay tiền mà không quan tâm tới khoản lãi.
Tuy nhiên, trên thực tế khi người khác vay tiền, không phải ai cũng biết cách cư xử đúng mực. Họ sẽ có những lời nói thiếu suy nghĩ, hành động thiếu cẩn trọng làm đối phương tổn thương. Trong khi đó, những người EQ cao sẽ có cách cư xử được lòng người.
Những người suy nghĩ nông cạn và sống ích kỷ thường sợ giúp đỡ người khác, kể cả khi họ gặp khó khăn. Dù thân thiết và gắn bó tới đâu, khi người khác mượn tiền kiểu người nông cạn cũng sẽ trốn tránh và tìm cách thoái thác. Họ cũng vô tình nói ra những lời "cay đắng" làm người kia tổn thương.
"Tôi không có tiền đâu nhé" chính là 1 câu nói như thế. Câu nói này giống như đang cố gắng thoái thác, không quan tâm tới hoàn cảnh của đối phương. Khi người EQ thấp nói ra câu này, người vay tiền rất dễ chạnh lòng. Họ sẽ nghĩ họ đang làm phiền bạn và bạn chỉ tìm cách trốn tránh lời nhờ vả này thôi.
"Sao không mượn người khác mà lại hỏi tôi" cũng là 1 câu gây tổn thương sâu sắc cho đối phương. Câu này thường được người EQ thấp nói và không có chút suy nghĩ nào. Khi 1 người muốn vay tiền bạn nghĩa là họ tin tưởng và coi bạn là người thân thiết. Nếu đáp trả thế này, chẳng phải bạn mang phiền não thêm cho người đó sao?
Dù bạn có khả năng giúp đỡ người ta hay không cũng nên trả lời 1 cách khéo léo tránh sứt mẻ tình cảm. Đó là điều nên làm trong mọi hoàn cảnh.
"Bao giờ bạn trả được" cũng là câu nói không nên dùng nhưng người EQ thấp vẫn sử dụng. Biết rằng trong chuyện tiền bạc chúng ta cần phân minh, rõ ràng. Thế nhưng hãy quan tâm tới số tiền mà người đó muốn vay bạn trước. Sau khi hỏi rõ ràng thông tin, bạn mới nên hỏi thời gian mà đối phương trả tiền.
Nếu như ngay từ đầu bạn đã hỏi "bao giờ trả được", người nhạy cảm sẽ nghĩ bạn không tin tưởng họ. Bạn lo sợ họ không trả hoặc trả chậm số tiền này nên phải hỏi ngay lập tức.
"Nếu vợ tôi đồng ý tôi sẽ cho bạn vay còn không thì cũng đành chịu" cũng là 1 câu nói người EQ cao không bao giờ sử dụng. Mặc dù biết rằng công to việc lớn bạn đều bàn bạc với nửa kia nhưng không nhất thiết phải nói ra với người vay tiền.
Trong trường hợp này, bạn giống như đang đổ trách nhiệm lên bạn đời của mình. Một người không có chủ kiến rõ ràng, chỉ đổ thừa lên người khác sẽ không được đánh giá cao.
Trong khi đó, những người có EQ cao sẽ biết cách cư xử được lòng người. Khi người ta vay tiền, dù có từ chối những người EQ cao cũng không làm người khác phải suy nghĩ, tổn thương.
Nếu từ chối, hãy nói khéo léo hoàn cảnh của bạn, khẳng định rất muốn hỗ trợ người đó nhưng cũng đang vướng phải 1 số khó khăn. Bạn cũng đừng quên nhờ người ta thông cảm và hẹn lần sau nếu cần bạn sẽ hỗ trợ.
Nếu như có điều kiện để giúp đỡ người khác, hãy hỏi rõ ràng về số tiền mà người đó cần vay, họ dùng vào việc chính đáng hay không. Sau đó, nếu bạn đồng ý cho vay mới nhắc tới thời gian trả, trả ra sao...
Bạn cũng đừng quên nhắc người ta 1 cách khéo léo về tình cảm, sự tin tưởng mà bạn dành cho họ. Đó chính là lý do bạn sẵn sàng giúp họ.
Khi người khác mượn tiền, bạn không nên mang thiệt thòi về mình nhưng cũng cần sự khéo léo để người khác không chịu tổn thương dẫn đến mối quan hệ rạn nứt.
3 vấn đề nghiêm trọng dễ khiến vợ chồng đường ai nấy đi Cách cư xử trong hôn nhân vô cùng quan trọng, nếu phạm phải 3 điều dưới đây thì mối quan hệ hai bên sẽ khó bền vững. Có người nói rằng hai bên yêu nhau và kết hôn giống như tay trái nắm tay phải. Cho dù không còn yêu nhau nữa nhưng vẫn chọn tiếp tục ở bên nhau. Tuy nhiên nói...