Đi cả trăm km ’săn’ rau, thịt sạch dịp Tết
Trước tình trạng các loại thịt chứa nhiều loại thuốc tăng trọng, rau củ chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật hoặc vi khuẩn có thể gây ngộ độc tức thời, nhiều gia đình ở Hà Nội đang ráo riết săn lùng thịt, rau sạch từ các vùng nông thôn để có một cái Tết an toàn.
Đổ dồn về quê
Giáp Tết, chuyện ăn uống trở thành mối quan tâm của hầu hết mọi gia đình. Rau và thịt sẽ là 2 mặt hàng được sử dụng nhiều nhất nên đang được nhiều người “săn” từ các nguồn sạch mà họ yên tâm hoàn toàn. Đó là sản phẩm có xuất xứ từ các vùng quê và nhất định phải mua qua người quen thì chất lượng mới được đảm bảo.
Nếu ai có người thân ở quê thì đây là thời điểm lý tưởng để “nhờ vả”. Nếu không có thì hầu hết các nội trợ gia đều cậy đến những người bán hàng quen ở chợ, nhờ những người này tìm kiếm cho mình nguồn cung rau, thịt đảm bảo từ các vùng quê lân cận Hà Nội.
Chị Nguyễn Thanh Nga, một giáo viên tại Hà Nội thường xuyên ăn rau tự trồng trong hộp xốp nhưng do dịp Tết cần rau, thịt sạch với số lượng nhiều nên chị đã gọi điện về quê ngoại (tại Thanh Oai, Hà Nội) từ cách đây hơn 1 tuần để “đặt hàng” mọi loại rau, thịt, củ quả.
Các loại rau bán tự do ở chợ không thu hút người tiêu dùng dịp Tết vì nỗi lo ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
“Tôi đã nhờ em dâu ở quê tìm và mua giúp gà ta, rau mọi loại ở nơi an toàn, tức là rau không phun thuốc, gà nuôi hoàn toàn bằng cám, lúa, rau xanh. Đây phải là những địa chỉ không trồng rau, chăn gà để kinh doanh mà chỉ để phục vụ gia đình, thừa thì bán. Như vậy mới có thể đảm bảo”, chị Nga nói.
Sở dĩ phải chọn lựa kỹ càng vì nếu ở nông thôn mà gia đình nuôi để kinh doanh thì có thể gia chủ vẫn dùng cám tăng trọng hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Chị Nga cho biết chị hoàn toàn thoải mái khi trả giá cao hơn cho những sản phẩm này, một phần để mua được hàng, một phần để “giữ mối” mua tiếp cho những năm sau.
Video đang HOT
Tại Hà Nội cũng không thiếu cửa hàng quảng báo bán rau sạch, nhưng chị Nga không yên tâm. “Đôi khi vào nơi chuyên bán rau sạch nhưng vỏ túi đựng rau không ghi nguồn gốc, hỏi thì người bán hàng nói rau trồng ở Đông Anh, hoàn toàn sạch. Nhưng tôi không tin được. Tôi thấy hiện giờ thực phẩm sạch hay không chỉ có người chăn nuôi mới biết. Thực phẩm sạch đang là một món quà dân dã nhưng rất quý”, chị Nga nói.
Có gia đình còn cầu kỳ hơn khi đến tận nơi trồng rau sạch để “chọn hàng” ngay từ khi gia chủ bắt đầu gieo hạt cho vụ mới để đảm bảo rau được trồng và chăm bón theo đúng “đơn đặt hàng” mình đưa ra. Thời gian tính từ lúc gieo hạt (các loại rau như xà lách, rau mùi, cải cúc, …) đến lúc thu hoạch sao cho trùng với thời điểm Tết Nguyên đán là thích hợp nhất. Đến khoảng 28 hoặc 29 âm lịch số rau trên sẽ được thu hoạch và “cuốn sạch” về Hà Nội, nằm gọn trong tủ lạnh của cả gia đình.
Trên các diễn đàn trực tuyến đang khá sôi nổi bàn tán về cách “đầu tư” công phu và tốn kém này. Nếu như giá rau sống ở chợ hiện nay ở mức 1.700 đồng/lạng xà lách thì tính ra theo cách làm trên, giá có thể lên đến 2.500, thậm chí 3.000 đồng/lạng. Tuy nhiên, không ai thấy mức giá này là vượt quá khả năng chi trả của mình, miễn sao rau sạch, ngon, đảm bảo an toàn. Cách đầu tư này đang thu hút khá nhiều người có điều kiện kinh tế và thời gian rảnh rỗi.
Đi gần trăm cây số để mua thịt sạch
Nếu như rau sạch, gà sạch “chính hiệu” ở các vùng nông thôn lân cận Hà Nội có thể thỏa mãn các vị khách khó tính, thì với thịt lợn – loại thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết – lại đòi hỏi công sức nhiều hơn nếu thực khách muốn mua được loại thịt ngon, đảm bảo về chất lượng. Thay vì đi đến các vùng nông thôn ở ngoại thành 20-30 km, nhiều gia đình còn lái xe lên tận Hòa Bình (cách Hà Nội cũng đến gần trăm km) để mua được loại lợn chỉ ăn toàn cám, cơm, gạo và thả rông trong vườn.
Điểm đáng chú ý là không chỉ trong dịp Tết thói quen này mới ra đời. Ngay cả trong sinh họat bình thường, cũng đã có không ít gia đình dày công tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch.
Anh Năm có vợ làm giáo viên, thời gian rảnh rỗi nhiều và cuối tuần anh được nghỉ 2 ngày, gia đình cũng tương đối khá giả nên thường kết hợp các chuyến đi chơi cuối tuần với việc tìm kiếm các loại rau sạch, thịt sạch mang về.
Nơi gia đình anh Năm (cùng một số bạn bè thân thiết) hay tìm đến là Hòa Bình. Trước khi đến, anh Năm thường gọi điện cho một vài người quen tại địa phương nhờ tìm giúp những con lợn nhỏ, nuôi trong thời gian tương đối dài, ăn hoàn toàn cám, rau, gạo, vv… để mua cả con, xẻ thịt tại chỗ rồi mang về và chia cho một nhóm gồm 2-3 gia đình ăn dần.
“Cách làm này không những đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn rẻ hơn thịt trên thị trường rất nhiều. Hiện giờ giá thịt khoảng 8.500 đồng – 9.000 đồng/lạng. Nếu mua theo cách này thì chỉ rẻ bằng một nửa. Nhưng rẻ không quan trọng bằng sạch và ngon”, anh Năm nói.
Tăng cường đảm bảo ATVSTP dịp Tết Nguyên đán Ngày 18/1, Bộ Y tế công bố kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Tân Mão nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh dịch truyền qua đường thực phẩm. Đợt thanh tra này đã bắt đầu từ 25/12/2010 và sẽ kết thúc vào tháng 2/2011. Dịp Tết Nguyên đán Canh Dần (2010) đã ghi nhận con số rất lớn những người bị ngộ độc thực phẩm. Trong vòng 6 ngày đầu năm Canh Dần (từ 12-19/2/2010) thống kê toàn quốc của Bộ Y tế cho thấy không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhưng số ca cấp cứu phải nhập viện do ngộ độc thức ăn tại gia đình lên tới 1.104 trường hợp, tăng 75,5% so với cùng kỳ năm Kỷ Sửu (2009).
Theo Vietnamnet
Ăn mày chê... tiền lẻ
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại".
Những ngày gần đây, tại một số bến xe ở Hà Nội xuất hiện một số người xin tiền với "chiêu" mới là giả vờ khốn khổ, không có tiền mua vé xe và nài nỉ khách đi đường xin tiền đi xe về quê ăn Tết. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là chiêu mới của những người lười lao động, lợi dụng lòng từ tâm của mọi người để kiếm tiền dịp cuối năm.
Ăn mày giàu hơn... người cho tiền
Tại bến xe Mỹ Đình, lẫn lộn trong những hành khách vội vã là những người ăn xin vật vờ, đủ mọi lứa tuổi, già có, trẻ có và đặc biệt là trung niên khoẻ mạnh cũng làm vẻ khốn khổ để xin tiền. Đang chen lấn mua vé xe, một người đàn ông ăn mặc đoàng hoàng nhưng vẻ mặt khốn khổ xoè tay nói: "Các cô chú thương cho, tôi không có tiền mua vé xe về quê. Tết đến rồi không làm ăn được, cho tôi vài đồng về Tết". Nhiều hành khách tỏ vẻ thương xót, móc túi 5 - 10 ngàn ra làm phúc. Người đàn ông lần lượt đi hết chỗ này sang chỗ khác, chưa kịp thương cảm thì nhiều hành khách lại bị những cô bé, cậu bé trên dưới mười tuổi cũng với chiêu bài: "Cô ơi, chú ơi cho con xin tiền đi xe về quê với...".
Chỉ đi một vòng bến xe Mỹ Đình, chúng tôi đếm được trên chục người xin tiền đi xe về quê kiểu như trên. Khi tôi vừa ngồi xuống quán nước trước cổng chính bến xe, lại có người phụ nữ lếch thếch đi đến bên tôi cũng với chiêu bài xin tiền về Tết. Bà chủ quán nước quát: "Đi chỗ khác kiếm ăn, xin tiền về Tết gì mà ngày nào cũng xin, chúng mày còn giàu hơn cả tao...". Người phụ nữ nghe chủ quán nước chửi thì bỏ đi chỗ khác.
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại". Nghe đến thế, tôi định đưa tờ 100 ngàn để bà đưa lại cho tôi 90 ngàn nhưng để kiểm chứng lời bà bán quán nước có đúng hay không nên tôi dùng "phép thử" bằng cách móc tờ 500 ngàn ra đưa cho bà trả lại. Nào ngờ bà móc túi trong ra nắm tiền toàn loại mệnh giá 50 ngàn, 100 ngàn và đếm đủ 490 ngàn trả lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Một cậu sinh viên đứng gần đó cười nói với bà: "Bà ơi, xin tiền vé gì mà nhiều thế. Cả gia tài của con còn có 100 ngàn. Bà đi xin gì mà nhiều tiền hơn cả người cho?".
Anh Công, một xe ôm tại bến cho biết: "Hơn tuần nay sao nhiều ăn mày thế, họ tung chiêu xin tiền vé về quê nên rất nhiều người mắc bẫy". Còn chị Hoa, bán nước trong bến cười bảo: "Những người này thuê nhà gần chỗ tôi, họ vừa ở quê lên kiếm ăn chứ đói khổ gì. Thế mà có người ngày kiếm tiền triệu chứ đừng nghĩ là họ nghèo".
Một đối tượng vờ khốn khổ xin tiền về quê
Ăn mày chê... tiền lẻ
Khảo sát một vòng quanh các bến xe ở Hà Nội như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Bến Sơn La, Nước Ngầm, Lương Yên và Kim Mã... thậm chí là các bến xe buýt quanh khu vực nội thành, người ta thấy hầu như ở nơi nào cũng xuất hiện những ăn mày kiểu như trên. Tại trạm xe buýt Cầu Giấy, hơn tuần này có 2 thanh niên khỏe mạnh, lên xe để xin tiền hành khách. Một thanh niên cầm một chiếc túi đựng sách vở và quần áo đi từng hàng ghế trong nhà chờ để xin tiền khách. Có lúc cả 2 thanh niên cũng nhảy lên xe buýt và trong khi "người đồng sự" tô vẽ rằng sinh viên về Tết chẳng còn tiền, không còn cách kiếm tiền nên xin tiền mua vé về Tết khiến không ít người cảm động. Khi xe đến trạm trước cổng trường đại học Sư phạm Hà Nội thì 2 người ăn xin này xuống xe và băng qua đường đón xe đi ngược trở lại.
Còn tại bến xe Gia Lâm, một người xin tiền về quê cho biết chị là Toan, 47 tuổi, làm cửu vạn chợ người nhưng không có việc, nay muốn về quê chuẩn bị ăn Tết mà không có đồng nào mua vé, muốn xin mấy chục ngàn đủ về quê. Với sự "thật thà" ấy không ít hành khách là sinh viên, bà con đi xe tin tưởng cho người 10 ngàn. Thế nhưng theo quan sát của chúng tôi, cả buổi chiều chị ta xin tiền mua vé xe mà vẫn "chưa đủ", khi chúng tôi hỏi sao chị bảo chỉ xin tiền vé xe thôi rồi bắt xe về thì nhận được những cái lườm không thiện cảm. Anh Hưng, bảo vệ trật tự ở bến Gia Lâm nói: "Đây là một trong những đối tượng giả vờ hết tiền để xin tiền khách. Chúng tôi đuổi trong bến thì họ chạy ra cửa, leo lên xe... chứ họ nghèo khổ gì, toàn đội quân kiếm ăn "chuyên nghiệp" và rất tinh vi nên nhiều hành khách "dính" chiêu lừa".
Tại bến xe Nước Ngầm, chúng tôi gặp ông Phượng, 59 tuổi, nói rằng quê ở một tỉnh miền Trung, hết tiền về quê nên xin mỗi người ít ra xe về quê. Thế nhưng khi chúng tôi móc hai ngàn ra cho thì ông không cầm và nói: "Ít quá đến bao giờ tôi mới đủ tiền mua vé". Chị Ngân, một nhân viên bán vé tại đây cho biết: "Những đối tượng ăn mày kiểu này mới này xuất hiện khoảng 1 tuần này, điều tréo ngoe là hành khách thương tình cho ít không lấy đâu, mà phải 5 ngàn, 10 ngàn mới thôi "bám dai như đỉa đói".
Cũng theo phản ánh của một bảo vệ bến xe, những ngày giáp Tết này, một số đối tượng vờ khốn khổ để xin ăn lợi dụng sở hở để trộm cắp, móc túi... gây mất an trinh trật tự ở các bến xe khách.
Theo Đời sống & Pháp luật
Cận Tết: Xe "dù" đại náo Sài Thành Những ngày này trên khắp các tuyến đường từ cửa ngõ phía Đông, phía Tây TP.HCM tới khu vực nội đô, xe "dù" ngang nhiên hoành hành trước sự bất lực của cơ quan chức năng. Tình trạng xe "dù" xảy ra nhiều năm qua, tới dịp cận Tết lại bùng mạnh do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Ra...