Đi bơi bị thanh sắt đâm xuyên màng phổi
Em bé 9 tuổi rách phổi, chảy nhiều máu do bị thanh sắt ở bể bơi chọc thẳng vào ngực.
Ảnh minh họa
Bệnh nhi nhập viện Đa khoa Hoà Bình trong tình trạng đau đớn. Các bác sĩ cho biết vết thương hở dài 8 cm ở khoang liên sườn ngực phải, thanh sắt chọc thẳng vào khoang màng phổi, gây tràn khí dưới da, tràn khí và tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, ngày 11/6.
Kíp bác sĩ xử trí can thiệp vết thương thông qua mổ khâu phục hồi, dẫn lưu hút dịch và khí liên tục.
Hiện sức khoẻ bệnh nhi ổn định.
Bác sĩ Bùi Hoàng Bột, Trưởng Khoa Ngọại chấn thương, cho biết may mắn vết thương không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu xử trí chậm sẽ dẫn đến tràn dịch, khí màng phổi nhiều và nặng hơn, từ đó gây suy hô hấp.
Dịp hè, số lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông có xu hướng tăng như gãy xươnng tay, chân, bỏng, các vết thương khác trên cơ thể.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần quan tâm sát sao hơn đến trẻ. Trẻ khi bơi cần có sự giảm sát của người lớn. nếu xảy ra tai nạn, cần báo ngay đến trung tâm y tế gần nhất. Với các vết thương hở, không tự ý cứu chữa như đắp lá cây, thuốc lào… bởi nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Làm gì khi phát hiện người bị gãy xương? Có nên di chuyển người bị gãy xương không?
Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống con người. Trong sinh hoạt, trong giao thông, trong lao động... đều có thể bị gãy xương. Và nếu biết sơ cứu kịp thời, người bị gãy xương sẽ có thể phục hồi tốt hơn.
Gãy xương là do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông... khiến cho xương bị gãy. Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp, cần được điều trị kịp thời và đúng cách.
1. Triệu chứng của gãy xương
Video đang HOT
Để nhận biết triệu chứng của gãy xương, bạn có thể quan sát:
- Vùng bị thương đau, sưng, bầm tím hoặc biến dạng, lệch hẳn sẳn một bên hoặc cong, vẹo
- Vận động càng đau dữ dội
- Tê ở vùng bị thương
- Mất chức năng vùng bị gãy
- Xương chọc ra khỏi da
- Chảy nhiều máu
Gãy xương rất thường gặp trong lao động hoặc trong giao thông. Rất nhiều người bị gãy xương quá nặng không được sơ cứu kịp thời dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
2. Sơ cứu người bị gãy xương
Khi chính bạn bị gãy xương, nếu vẫn còn tỉnh táo và có thể gọi cứu trợ, gãy hô lớn cho người xung quanh được biết hoặc gọi ngay cho cơ sở y tế. Tránh di chuyển, hãy nằm im một chỗ chờ cứu trợ.
Hoặc nếu bạn phát hiện người bị gãy xương, hãy làm theo những điều sau:
- Nếu người bị nạn không phản ứng, không thở hoặc không di chuyển, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi có nhịp thở hoặc tim đập trở lại
- Nếu người bị thương chảy nhiều máu, hãy tìm cách cầm máu và gọi cấp cứu ngay
- Không cố di chuyển người bệnh, tìm cách giữ nguyên trạng thái của người bệnh tại hiện trường
2.1. Những việc cần làm ngay
1/ Cầm máu trong trường hợp bị chảy nhiều máu: áp dụng áp lực lên vết thương bằng băng vô trùng, một miếng vải sạch hoặc một mảnh quần áo sạch.
2/ Cố định khu vực bị thương: Đừng cố gắng căn chỉnh lại xương hoặc đẩy xương bị dính lại. Nếu bạn đã được đào tạo về cách nẹp và trợ giúp chuyên nghiệp không có sẵn, hãy áp dụng nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương. Đệm các nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
3/ Chườm túi nước đá để hạn chế sưng và giúp giảm đau: Đừng chườm đá trực tiếp lên da. Bọc băng trong một chiếc khăn, mảnh vải hoặc một số vật dụng khác.
4/ Điều trị sốc: Nếu người bệnh cảm thấy ngất xỉu hoặc thở bằng hơi thở ngắn, nhanh, hãy đặt người nằm xuống với đầu hơi thấp hơn thân và, nếu có thể, hãy nâng cao chân.
2.2. Tiến hành sơ cứu khi gãy xương chân
1/ Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương
2/ Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương. Ngoài ra, cần cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân Không buộc quá chặt để lưu thông máu
Sơ cứu khi gãy xương tay
Gãy tay , gãy chân là những vị trí rất dễ bị tổn thương.
1/ Khi bị gãy xương tay, hãy để cánh tay bị gãy sát người nạn nhân, cẳng tay vuông góc 2 nẹp.
2/ Cố định nẹp ở trên và dưới ổ gãy
3/ Để cẳng tay bị gãy sát với thân người bệnh, đặt dọc theo thân
4/ Nẹp từ lòng bàn tay đển khuỷu tay
5/ Không nên dùng sức để gập cẳng tay
6/ ặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.
Sau khi làm xong các bước sơ cứu, hãy chờ cứu trợ tới. Đừng cố di chuyển người bệnh bằng xe máy hoặc ô tô.
Sơ cứu khi gãy xương cột sống
Gãy xương cột sống rất khó sơ cứu, nếu bạn đã từng thực hành hoặc có kỹ năng sơ cứu gãy xương cột sống thì có thể tiến hành được. Nếu không biết, đừng cố thực hiện.
Người bị gãy xương vùng cổ cần được nằm ngửa trên cáng cứng, nằm cố định một chỗ. Người xung quanh khi phát hiện có nạn nhân bị gãy xương cổ hãy nhanh chóng giữ thẳng đầu, dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.
Nếu gãy cột sống lưng, hãy để nạn nhân nằm ngửa, tiếp tục giữ đầu nạn nhân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định nạn nhân, dùng gối mềm để chèn vào hai bên hông nạn nhân
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguy cơ khiến chúng ta bị gãy xương hoặc chấn thương xương khớp. Để phòng tránh gãy xương, trước tiên hãy cẩn thận trong lao động và cẩn thận khi tham gia giao thông. Hãy hạn chế những tác nhân gây gãy xương và bổ sung canxi, khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Ở trẻ em, cha mẹ nên quan tâm và bảo vệ con khi vui chơi, khi trẻ đi trên đường. Ở người có tiền sử bị bệnh loãng xương, cần chú ý bảo vệ và ngăn ngừa vì đây là nhóm rất dễ bị gãy xương.
Gắp sợi sắt trong mắt người Trong lúc dùng bàn chải sắt vệ sinh nhà cửa, người đàn ông 46 tuổi bị một sợi sắt bắn vào mắt gây chấn thương. Ông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Quảng Bình ngày 2/6. Bác sĩ phát hiện một sợi sắt nhỏ bắn vào mắt trái, xuyên thủng giác mạc và...