Đi bộ qua đường bị xe khách đâm tử vong
Ngày 30/10, Công an huyện Chư Pưh xác nhận, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người đàn ông tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn làm ông Võ Sanh chết tại chỗ. Ảnh: Khuất Nguyên
Thông tin ban đầu, khoảng 4 giờ 40 phút ngày 29/10, tại Km 1652 30m đường Hồ Chí Minh, đoạn thuộc thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, xe khách biển số 81B-01801 do anh Huỳnh Xuân Lâm (SN 1981), trú phường Ia Kring, TP Pleiku điều khiển lưu thông theo hướng tỉnh Đăk Lăk đi Gia Lai.
Khi xe đến vị trí trên thì tông vào ông Võ Sanh (SN 1955), trú thôn Hòa Bình, thị trấn Nhơn Hòa đang đi bộ sang đường. Hậu quả, ông Võ Sanh chết ngay tại chỗ.
Hiện, lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Video đang HOT
Khuất Nguyên
Theo CAND
Những khó khăn trong triển khai mô hình bác sĩ gia đình
Mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho công tác khám chữa bệnh, giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phòng bệnh chủ động, tích cực, góp phần giảm tải tình trạng quá tải cho các BV tuyến trên.
Tuy nhiên, công tác triển khai mô hình này còn gặp khá nhiều khó khăn.
Sau 3 năm triển khai thí điểm mô hình BSGĐ (2015-2018), TP HCM đã có 224 phòng khám BSGĐ thành lập tại các BV, trạm y tế phường, phòng khám tư nhân. Số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các phòng khám BSGĐ là khoảng 650.000 lượt bệnh nhân, hơn 900 trường hợp đến cấp cứu tại phòng khám BSGĐ, thực hiện thủ thuật gần 6.000 ca, chuyển tuyến gần 4.000 ca. Tuy nhiên, toàn TP HCM chỉ có hơn 80.000 bệnh nhân được lập hồ sơ quản lý sức khỏe một cách toàn diện. Đây là con số khiêm tốn so với hơn 30 triệu lượt người bệnh đến khám chữa bệnh trên toàn tuyến của TP HCM.
Tại Gia Lai, trong năm 2018, Sở Y tế Gia Lai đã phối hợp, tổ chức nhiều lớp đào tạo nguyên lý y học gia đình cho bác sĩ, nhân viên các trạm y tế trên toàn tỉnh nhưng việc triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên phải kể đến người dân chưa mặn mà với mô hình phòng khám BSGĐ. Cụ thể, tại TP Pleiku, do địa bàn thuận lợi, gần các BV nên khi có bệnh, người dân thường lên thẳng tuyến trên thay vì tới trạm y tế cơ sở. Hơn nữa, đa số người dân có thẻ BHYT thường đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại BVĐK tỉnh, theo quy định thanh toán của BHYT thì sẽ không được cấp thuốc tại trạm y tế xã, phường. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho mô hình này vẫn còn thiếu. Tính đến tháng 4-2019, chỉ có 5/23 trạm y tế xã, phường trên địa bàn TP Pleiku có bác sĩ. Cơ sở vật chất, nhất là những trang thiết bị sử dụng cho các xét nghiệm cận lâm sàng tại trạm y tế còn thiếu.
Quang cảnh một buổi tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế xã, phường tại Hà Nội. Ảnh: An Nhiên
Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, nguồn nhân lực cho mô hình BSGĐ ở thời điểm hiện tại còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám BSGĐ với hệ thống khám, chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân.
Theo thống kê, cả nước đã có hàng nghìn bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề BSGĐ nhưng có đến hơn 50% số BSGĐ do thời gian đào tạo ngắn nên chưa hiểu và chưa thực hiện khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình. Một trong những nguyên nhân khiến người dân không mặn mà với mô hình BSGĐ chính là họ chưa tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ. Ngoài ra, thu nhập của bác sỹ trong mô hình BSGĐ còn thấp nên việc tuyển dụng được người giỏi chuyên môn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, với các bệnh nhân bị bệnh mạn tính, bệnh nhẹ đều có thể được khám và điều trị tại y tế cơ sở. Có đến 30-40% bệnh nhân điều trị tại tuyến trên có thể điều trị tại tuyến kế dưới. Điều này sẽ giúp họ giảm bớt chi phí khám chữa bệnh, đồng thời góp phần giảm tình trạng quá tải cho các BV tuyến trên. Vì vậy phải tăng cường chất lượng y tế cơ sở, đặc biệt là các trạm y tế xã, phường. Bên cạnh đó, các Sở Y tế cần phải đưa nhân lực xuống trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện phục vụ việc khám, chữa bệnh, cùng với đó là đẩy danh mục kỹ thuật, thuốc xuống trạm y tế xã, phường.
Theo GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh - GĐ Sở Y tế TP HCM, để BSGĐ đến gần người dân hơn, các phòng khám BSGĐ tại các BV quận cần có nhiều cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, có thể công khai tên tuổi, trình độ, chuyên môn của bác sĩ, cho bệnh nhân được quyền lựa chọn bác sĩ khám cho mình cũng như tạo niềm tin nơi người dân.
Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), để đổi mới hoạt động của trạm y tế cơ sở, Bộ Y tế đã khảo sát, lựa chọn 26 xã, phường, thị trấn thuộc 8 tỉnh, TP đại diện cho các vùng để triển khai mô hình điểm. Theo đó, 26 trạm y tế điểm sẽ được trang bị đồng bộ từ giường, tủ, quầy thuốc, biển tên phòng, tên trạm y tế. Các trạm có nhu cầu có thể bố trí trang bị máy siêu âm, xét nghiệm, X-quang... Với các trạm y tế chưa có bác sĩ sẽ cử bác sĩ luân phiên về làm việc khoảng 2-3 ngày/tuần/trạm; điều chuyển đi và đến một số y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ trung cấp theo yêu cầu của các trạm cùng với tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho viên chức tại trạm y tế... Bộ Y tế cũng cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ BV tuyến Trung ương, BV tuyến cuối của TP Hà Nội, TP HCM về hỗ trợ y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đề nghị BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, TP tính toán, giao thí điểm định suất cho số thẻ đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế xã thí điểm, bảo đảm đủ thuốc cấp phát cho người dân...
Trong năm 2019 sẽ hoàn thành mô hình điểm tại 26 trạm y tế điểm. Đối với các trạm y tế chưa làm điểm, các tỉnh không có trạm y tế điểm xây dựng lộ trình triển khai, phấn đấu trong 5 năm (2019 - 2023) hoàn thành đầu tư, nhân lực và đưa vào hoạt động trạm y tế xã theo nguyên lý y học gia đình.
Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, ngành y tế tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều nội dung quan trọng để y tế cơ sở thực sự trở thành nền tảng của hệ thống y tế Việt Nam, trong đó có những đổi mới đột phá, thực chất về cơ chế và phương thức hoạt động của y tế xã, phường nhằm thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, liên tục, toàn diện và lồng ghép. Cùng với đó là thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, đổi mới cơ chế tài chính, phương thức chi trả cho y tế cơ sở, ban hành và cập nhật gói dịch vụ y tế cơ bản phù hợp với khả năng chi trả của BHYT và ngân sách Nhà nước... Đặc biệt là phải nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ trạm y tế xã, phường bằng cách cử nhiều giảng viên là lãnh đạo, các chuyên gia y tế giỏi về đào tạo cũng như chuyển giao kỹ thuật cho các trạm y tế. Có như vậy y tế cơ sở mới tạo được niềm tin với nhân dân, tạo đà cho mô hình BSGĐ phát triển và đời sống của cán bộ, nhân viên y tế được nâng cao hơn.
An Nhiên
Theo PL&XH
Phát hiện xe chở gỗ trái phép bị bỏ "quên" trên đường Trong lúc đi tuần tra, lực lượng công an huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã phát hiện 1 chiếc xe ô tô chở gỗ trái phép bị bỏ "quên" trên đường. Ngày 14/10, thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai xác nhận, cơ quan này đang tiếp tục xác minh, điều tra chủ nhân chiếc xe ô tô chở trái phép...