Đi biển chơi, 3 học sinh bị đuối nước thương tâm
Trong lúc ra Đà Nẵng tắm biển cùng nhóm bạn, 3 học sinh lớp 9 của một trường ở tỉnh Quảng Nam đã không may bị đuối nước thương tâm.
Thông tin ban đầu, khoảng 11h50 ngày 26/3, một nhóm học sinh lớp 9 của trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) ra bãi biển Xuân Thiều (thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) chơi và tắm biển.
Ba học sinh Quảng Nam đã chết đuối tại biển Đà Nẵng khi ra đây tắm biển
Trong lúc tắm, 3 em học sinh gồm: Nguyễn Văn Hưng, Lê Viết Cường, Lê Phước Nhật (cùng SN 2002, trú thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) không may bị đuối nước.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tiến hành tìm kiếm thi thể các nạn nhân.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng đã đến hiện trường để thăm hỏi, động viên người thân của các nạn nhân.
Video đang HOT
Trưa cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng đã đến hiện trường để thăm hỏi, động viên người thân của các nạn nhân.
“Thi thể của các cháu đã được người thân đưa về nhà. Địa phương hỗ trợ cho mỗi nạn nhân tử vong 3 triệu đồng để lo mai tang”, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: "Đừng tiếc tiền cho môi trường mà đánh mất biển"
Về việc xử lý nước thải ra biển, Bí thư Nguyễn Xuân Anh chỉ đạo, vấn đề không nằm ở kinh phí. Nếu dự án trên có hiệu quả thì cần triển khai ngay: "Đừng tiếc tiền cho môi trường mà đánh mất biển Đà Nẵng!".
Sáng 9/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng lãnh đạo các Sở Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp phát triển nông thôn đã đi thị sát, kiểm tra tình trạng sạt lở tại biển Mỹ Khê (Đà Nẵng).
Tình trạng bờ biển bị sạt lở, xâm thực kéo dài từ quận Sơn Trà đến quận Ngũ Hành Sơn xảy ra từ trước Tết Nguyên đán. Nhiều đoạn nước lấn sâu vào đất liền tạo nên các ao xoáy, cây cối bị bật lòi rễ.
Ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng, cho biết, nguyên nhân của hiện tượng sạt lở là do các yếu tố tự nhiên.
Theo ông Nam, tình trạng bờ biển bị sạt lở diễn ra hàng năm nhưng hiện nay bị nặng là do dòng chảy theo mùa thay đổi bất thường và địa hình đáy biển không đồng nhất.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh thị sát bờ biển bị sạt lở, xâm thực nặng
"Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên không phải do ảnh hưởng của các công trình xây dựng. Khu vực biển này không có bất cứ công trình nào. Vị trí này bị sạt lở thì vị trí khác bị bồi lấp", ông Nam nói.
Ông Nam cũng cho biết, hiện có nhiều cống xả nước từ khu vực dân cư ra biển Đà Nẵng đang bị quá tải khi có mưa. Nước mưa chảy tràn ra ngoài khiến bờ biển bị xe toạc tạo thành từng dòng chảy rất mất mỹ quan.
Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Xử lý nước thải Đà Nẵng, cho hay, có 5 cống xả thải chảy ra biển. Nước chảy tràn ra ngoài mỗi lần mưa khiến gần 5.000 khối cát trôi xuống biển.
Bờ biển Đà Nẵng bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng
Ông Mã kiến nghị thành phố nghiên cứu xây dựng hệ thống thoát nước ngầm ra biển. Chi phí cho dự án này hết khoảng 20 đến 25 tỷ đồng nhưng đảm bảo an toàn lâu dài cho biển Đà Nẵng.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh yêu cầu cần theo dõi liên tục và có cách khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển bởi Đà Nẵng sắp bước vào mùa trọng điểm du lịch.
"Khách các nơi đến tắm biển mà thấy biển bị xói lở, xâm thực như vậy là mất hình ảnh lắm. Mấy cái cống này nước mưa tràn ra ngoài thì ít nhiều cũng gây ngứa, bẩn nước biển", Bí thư Xuân Anh nói.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh nghe các sở, ngành báo cáo về tình trạng sạt lở bờ biển
Về việc xử lý nước thải ra biển, Bí thư Nguyễn Xuân Anh cho hay, vấn đề không nằm ở kinh phí. Nếu dự án trên có hiệu quả thì cần triển khai ngay.
"Đừng tiếc tiền cho môi trường mà đánh mất biển Đà Nẵng. Các đồng chí cần nghiên cứu nhanh để thực hiện ngay", Bí thư Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
Trước đó, Dân trí cũng đã có bài viết phản ánh về tình trạng bờ biển Đà Nẵng đang bị xâm thực nặng.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Ngư dân Đà Nẵng kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ 'lộc trời' ruốc biển Dù đã cuối mùa, nhưng mỗi chuyến biển của ngư dân Đà Nẵng vẫn đầy ắp ruốc. Một ký ruốc tươi bán tại bến có giá 80.000 đồng, mang lại thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày cho ngư dân. Sáng sớm, những chiếc thuyền hành nghề xúc ruốc ven biển Đà Nẵng lại tập hợp về eo biển Thọ Quang (quận Sơn...