Đi bắt ốc, hai anh em chết đuối thương tâm
Hai anh em rủ nhau đi bắt ốc ở đập nước gần nhà. Khi gia đình không thấy hai em đâu liền đi tìm kiếm và những người đi làm đồng đã phát hiện hai em chết đuối ở đập nước.
Chiều tối 1/4, ông Nguyễn Văn Phúc – Chủ tịch UBND xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An xác nhận thông tin trên.
Theo đó, vào khoảng trưa cùng ngày, hai cháu là Đinh Công Nguyên (9 tuổi, học lớp 4) và Đinh Công Trỗi (7 tuổi, học lớp 2) trú tại xóm Lạc Thành, xã Hùng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) rủ nhau ra đập Lạc Thành để bắt ốc.
Mãi đến 14h cùng ngày, gia đình vẫn không thấy hai cháu đâu nên đã tá hỏa đi tìm kiếm. Trong lúc gia đình tìm kiếm, một số người dân địa phương đi thăm đồng đã phát hiện thi thể hai anh em Nguyên và Trỗi chết đuối ở khu vực đập Lạc Thành.
Chiều cùng ngày, gia đình đã tổ chức đám tang cho 2 anh em theo phong tục địa phương.
Được biết, hai cháu Nguyên và Trỗi là con anh Đinh Công Long (SN 1975, hiện đang đi xuất khẩu lao động tại Nga). Hoàn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn trong xóm.
Video đang HOT
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Trung úy hy sinh tại Trường Sa về với đất mẹ
Ngày 23.1, chiến sĩ Phan Văn Hạnh (Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải Quân), hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Trường Sa đã yên nghỉ tại quê nhà.
Di ảnh người chiến sĩ trẻ Phan Văn Hạnh
Căn nhà cấp 4 lụp xụp ở xóm Trung Thành, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) từ chiều tối qua đã chật cứng người thân, hàng xóm, bạn bè đến chờ đón linh cữu người chiến sĩ trẻ Phan Văn Hạnh.
Đón nhận linh cữu cùng những kỷ vật của con trai, bà Trần Thị Đúc (mẹ của chiến sĩ Hạnh) rưng rưng: "Mẹ đau lòng lắm Hạnh ơi...".
Từ hôm nhận được tin con trai cả hy sinh tại Trường Sa, bà Đúc ngất lên xỉu xuống. Những lúc tỉnh, bà lại đi ra đi vào như người mất hồn, thỉnh thoảng nhìn di ảnh con trai rồi khóc nấc gọi tên con.
Gia đình và hàng xóm tiếc thương chiến sĩ Hạnh
Sau khi thi thể chồng được đưa về ngôi nhà tại cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai), chị Nguyễn Thị Dung (vợ chiến sĩ Hạnh) dường như đã kiệt sức, khóc gọi tên chồng không thành tiếng.
Chị Dung cho biết hai vợ chồng đã có một cháu gái 5 tuổi. Cô con gái Phan Thùy Dương của vợ chồng chị Dung còn quá bé nên chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Trên đầu thắt vành tang trắng, cháu bé cứ ngơ ngác cùng mẹ ngồi bên linh cữu bố.
Ôm con gái nhỏ vào lòng, chị Dung nắm lấy đôi bàn tay của con rồi bảo con vái lạy bố. Thấy mẹ khóc, cô bé cũng òa khóc theo.
Quê nhà đón linh cữu người chiến sĩ trẻ hy sinh trên đường làm nhiệm vụ nơi hải đảo xa xôi của Tổ quốc
Trung úy Phan Văn Hạnh sinh ngày 15.10.1982 trong một gia đình nông dân nghèo có 4 anh em, ông Phan Văn Hà (gần 60 tuổi, bố chiến sĩ Hạnh) là lao động chính trong gia đình. Ngoài việc đồng áng, ông còn làm thêm nghề thợ nề để có thêm thu nhập nuôi 4 con ăn học.
Chiến sĩ Hạnh là con trai trưởng trong gia đình. Anh luôn là người sống gương mẫu cho các em noi theo. Tháng 3.2002, anh lên đường nhập ngũ và công tác tại Tiểu đoàn 865, Lữ đoàn 126 Hải quân.
Tháng 8.2007 đến tháng 4.2013, anh Hạnh được phong quân hàm từ thiếu úy lên trung úy quân nhân chuyên nghiệp, công tác tại Trạm 94 đảm bảo căn cứ hậu cần kỹ thuật 696 Hải quân.
Từ tháng 5.2013, anh được điều động về Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân và nhận nhiệm vụ ở đảo Tốc Tan thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.1, trên đường đi tuần tra tại đảo Tốc Tan C, xuồng của Trung úy Phan Văn Hạnh đã bị lật và anh đã vĩnh viễn ra đi.
Sau khi trung úy Hạnh hy sinh, đồng đội đã đưa thi thể anh vào đảo Tốc Tan C rồi đưa về cảng Nhơn Trạch, Đồng Nai, bằng tàu Hải quân. Từ đây, lãnh đạo Vùng 4 Hải quân và đồng đội đưa anh về Bệnh viện 175 Bộ quốc phòng (đóng tại TP.HCM), làm lễ nhập quan và truy điệu. Chiều tối 22.1, thi thể trung úy Hạnh về đến quê nhà.
Theo TNO
Ca ghép tủy thành công đầu tiên tại Nghệ An Mắc căn bệnh u Lympho ác tính, nữ công nhân may đã được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân tại một bệnh viện ở khu vực Bắc Trung Bộ. Sáng 18/1, chị Hoàng Thị Hằng (22 tuổi, ở huyện Yên Thành, Nghệ An) - người đầu tiên được ghép tủy tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An - đã xuất viện....