Đi bao xa, anh ấy cũng về chỗ của mình
“Tất cả diễn ra quá nhanh, chỉ trong vòng 3 năm. Tôi từ có tất cả, giờ không còn gì hết”.
“Tôi bây giờ không nhà cửa, không chồng, không nghề nghiệp. Con trai thì gửi học nội trú mấy năm nay rồi; mà nó cũng chẳng coi mẹ ra gì nữa, cả tuần không thèm gọi, mẹ nhắn tin không thèm trả lời”.
Hạnh kể với tôi qua tin nhắn, sau khi tôi gửi cô tấm ảnh của nhóm leo núi cách đây 3 năm. Hồi ấy, tôi và đồng nghiệp đăng ký tour leo núi quyết tâm chinh phục đỉnh cao “trước khi chân cẳng rệu rã”. Đoàn leo gồm 11 người và anh hướng dẫn tên Thắng.
Hạnh mặt đẹp, da trắng, tóc dài. Trông dáng thanh mảnh nhưng cô có sức bền tốt nhất nhóm. Hạnh trèo các bậc núi thảnh thơi như đi dạo trong khi chúng tôi thở phì phò. Chúng tôi đầu bù tóc rối trong khi mặt mũi Hạnh long lanh, nụ cười lúc nào cũng ngời sáng. Lên dốc xuống đèo, lúc dọn đồ hay khuân vác, Hạnh lanh lẹ, gọn ghẽ khiến các chàng nể phục.
Ảnh mang tính minh họa – 8Photo
Chuyến đi rất mệt, chúng tôi không quá để ý nhau. Tới khi hạ trại đốt lửa, thấy Hạnh lăng xăng phục vụ mọi người, tôi mới ngờ ngợ Hạnh giống một người tổ chức hơn là khách. Và rồi đêm đó có thông tin cho biết Hạnh là bồ của anh Thắng, vì họ ngủ chung một chiếc lều.
Tôi cũng quen Thắng đã lâu. Vợ chồng anh trục trặc mấy năm trước, chị đang nuôi cả 3 con, anh tìm niềm vui trên những cung đường trekking. Nhờ tổ chức các đoàn phượt dài ngắn trong và ngoài nước, anh cũng có thu nhập khá ổn định.
Trong cuộc gặp định mệnh, Hạnh và anh Thắng bị sét đánh, từ đó Hạnh cứ bám riết theo anh. Cũng phải thôi, anh mạnh mẽ và đẹp trai, phong trần sương gió, lại làm ngành dịch vụ đã lâu nên giỏi tâm lý, rất yêu chiều nâng niu Hạnh.
Tôi và nhóm leo núi năm ấy đã tự hỏi, mối tình này rồi sẽ đi về đâu. Liệu Hạnh có bỏ chồng để thành đôi với người tình sét đánh hay chỉ là cơn say nắng nhất thời. Nhưng sau khi về thành phố, nhóm leo núi không họp mặt được lần nào, group chung rộn ràng hôm nào cũng từ từ nhạt chuyện và trôi mất. Chúng tôi chỉ còn like, comment cho nhau trên mạng.
Video đang HOT
Ảnh mang tính minh họa – Jcomp
Bẵng đi một thời gian, tôi bỗng thấy nick Facebook của anh Thắng nổi lên. Anh khoe thành tích học tập của con. Khoe người yêu lâu năm: “Đi bao xa anh cũng phải về chỗ của mình. Cảm ơn em đã bên anh tròn 20 năm”.
Tôi gửi tấm hình chụp chung để lấy cớ hỏi thăm Hạnh thì cô cho thông tin không lấy gì làm vui. Hạnh đã ly hôn, con cái, nhà cửa, đã chia hết, cô nghỉ việc theo anh Thắng đi khắp các cung đường. Có lẽ Hạnh chỉ còn chờ một cái đám cưới hoặc đơn giản hơn là tờ giấy đăng ký kết hôn. Tuy vậy, cô chờ mãi không thấy gì và cái kết như tôi đã thấy anh khoe trên Facebook: anh trở về với vợ.
“Tất cả diễn ra quá nhanh, chỉ trong vòng 3 năm. Tôi từ có tất cả, giờ không còn gì hết. Nhiều lúc tôi thấy chuyện này như trong một giấc mơ. Nhưng nó là thực, là thực đấy bạn ạ” – Hạnh gõ cho tôi, tôi nghe như có nước mắt của cô trong những dòng chữ.
Chỉ kết hôn khi "chân ái" xuất hiện
Ở tuổi ngoài 30, sau nhiều lần thất bại trong chuyện tình cảm, Tâm quyết định tận hưởng cuộc sống "độc thân rực rỡ", chờ "chân ái" xuất hiện mới kết hôn.
Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Tại sao cứ đến tuổi là phải lấy chồng?
Cả trăm lần Tâm hỏi mẹ câu này, mỗi khi bị bà giục "lấy chồng", rồi nhận được câu trả lời: "Phải lấy là phải lấy, không thì chết già à?". Có lần bị hỏi dồn dập, "Tại sao lại phải trong khi bản thân chưa sẵn sàng?", mẹ Tâm bật khóc, giải thích cho con gái: "Cha mẹ rồi già cả, qua đời. Tới lúc đó mà không chồng, không con, cô đơn, bệnh tật, ốm đau... ai lo cho?".
Cha mẹ Tâm hiếm muộn, mãi mới sinh được mỗi cô con gái là Tâm. Năm Tâm 26 tuổi, cha cô qua đời do đột quỵ. Kể từ đó, mẹ càng hối thúc Tâm kết hôn. Bà lo chẳng may một ngày bà cũng ra đi đột ngột, Tâm sẽ bơ vơ trên cõi đời này.
Sau nhiều lần đấu tranh tâm lý để vượt qua những lần mẹ rơi nước mắt, từ tuổi 33, Tâm quyết định không nghĩ tới chuyện kết hôn. Nếu có yêu, cô cũng để mặc mọi thứ trôi đi tự nhiên, khi nào "chân ái" xuất hiện, đem đến cho bản thân cảm giác an toàn, Tâm sẽ suy nghĩ việc "lấy chồng".
Sở dĩ Tâm sợ bước vào hôn nhân vì nhiều năm gần đây, cô chứng kiến quá nhiều bạn bè ly hôn. Các bạn gái của Tâm đều kết hôn, làm mẹ ở tuổi 23 tới 25, để rồi vài năm sau đó lại ly hôn, rồi trở thành mẹ đơn thân. Thậm chí, có đôi, yêu, gắn bó với nhau từ thời phổ thông, đến khi tốt nghiệp đại học, đi làm vài năm mới cưới, mà chia tay chỉ đúng 3 tháng sau đám cưới. Ngày tòa trao quyết định thuận tình ly hôn cũng là ngày đứa con đầu lòng của họ chào đời.
Nói đâu xa, Tâm thi thoảng phải qua nhà trông con dùm cho bạn cô đi công việc hoặc đi hẹn hò. Bạn cô ly hôn khi con được hơn 2 tuổi, sau nhiều năm làm mẹ đơn thân, bạn quyết định hẹn hò với anh chàng kém tuổi. Mỗi lần như vậy, cô lại nhờ Tâm qua chơi với đứa bé. Thậm chí, Tâm nhiều lần phải ngủ lại qua đêm hoặc đem đứa trẻ về nhà ngủ cùng mình và mẹ.
Chứng kiến câu chuyện của bạn con gái, mẹ Tâm vẫn nằng nặc khẳng định, chỉ là cô bạn không gặp may, lấy phải anh chồng tệ. Còn Tâm, nếu để ý lựa chọn kỹ, chắc chắn sẽ không thất bại trong hôn nhân.
Một động lực khác khiến Tâm tin vào chữ "duyên" trong hôn nhân, chính là cuộc hôn nhân muộn của chị đồng nghiệp. Sếp Tâm - một phụ nữ sắp bước vào tuổi 50, mới kết hôn năm ngoái với người chồng cùng tuổi. Chị không có ngoại hình nổi bật, nếu không nói là "không ưa nhìn". Chị giỏi chuyên môn cũng như giỏi kiếm tiền, đảm đang, khéo tay, thậm chí có thể làm được nhiều việc của đàn ông như sửa điện, nước...
"Chừng đó thứ khiến mẹ chị lo chị ế chồng, không chàng trai Việt nào dám lấy. Mẹ chị hay đùa, có anh nào dũng cảm hỏi cưới, chắc ảnh hỏi chị "làm chồng", còn việc làm vợ để ảnh lo. Mẹ chị có lẽ khi mất vẫn day dứt chuyện chị còn độc thân. Nhưng biết làm sao được, chị quan niệm, đã sở hữu là sẽ mất tự do. Kết hôn chắc chắn mất tự do, mà chị là người tôn thờ tự do" - sếp Tâm có lần tâm sự.
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Bỗng một ngày sếp gửi thiệp mời cưới. Trước ánh mắt ngơ ngác của nhân viên, sếp chỉ cười, nói: "Cô nào chưa chồng, ráng mà tận hưởng cuộc sống độc thân rực rỡ đi, khi nào mỏi gối, chồn chân hãy nghĩ đến chuyện tựa vào hôn nhân".
Thấy bản thân đang có quá nhiều điều kiện để tận hưởng cuộc sống độc thân tự do, Tâm quyết "cãi lời mẹ", không màng chuyện lấy chồng, dù năm nay, cô đã được xếp vào hàng U40.
Làm sao để độc thân rực rỡ?
Nhìn lại hôn nhân của bạn bè, Tâm nhận ra, trong khi mình đi công tác, đi du lịch nước ngoài, tận hưởng của ngon, vật lạ khắp nơi thì bạn bè cô vùi đầu trong tã sữa. Đi họp lớp cấp III, Tâm còn bị bạn bè có chồng nói xa xôi rằng cô sống ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ, không lo lấy chồng, sinh con cho mẹ cô có niềm vui tuổi già.
Tự chủ tài chính là bước đầu tiên để bản thân thấy cuộc sống độc thân là "đáng sống". Làm việc hết mình để dư dả tiền bạc, nhằm nuông chiều sở thích của bản thân mà không phải ngửa tay xin ai là điều Tâm luôn tự nhắc bản thân. Xong việc vào chiều thứ Sáu, cô có thể chạy thẳng ra sân bay, tới bất kỳ nơi nào để tận hưởng 2 ngày cuối tuần mà không phải bận tâm nghĩ ngợi: Tối nay nấu gì cho chồng con. Ngày lễ tới phải tặng gì mẹ chồng. Nhà cửa có dọn kịp trước khi đón con không...
Quỹ thời gian của cô luôn lấp đầy mọi hoạt động với đủ cung bậc. Ngoài du lịch, cà phê, hẹn hò với bạn bè, Tâm dành thời gian đi chơi, nấu ăn, làm việc nhà, làm vườn cùng mẹ. Cô luyện tập thể thao mỗi ngày. Sáng sớm đạp xe hoặc bơi, chiều tối tập yoga. Cô tham gia những lớp rèn luyện kỹ năng, lấy chứng chỉ để có thêm nghề tay trái, phòng khi thất nghiệp.
Ở tuổi ngoài 30, Tâm có chứng chỉ lặn biển quốc tế, chứng chỉ huấn luyện viên yoga... Việc dạy yoga vào cuối tuần và tham gia các khóa huấn luyện lặn cho tân binh cũng đem lại nguồn thu nhập kha khá.
Bận rộn vậy nhưng Tâm vẫn có thời gian cùng bạn trai. Cả hai chung sở thích du lịch, cùng tôn trọng tự do, đời sống cá nhân của người còn lại. Tâm và bạn trai đều thống nhất để mọi chuyện diễn ra tự nhiên, không cứ phải chăm chăm "yêu là cưới".
"Yêu là phải vui. Ở bên nhau mà hết vui thì giải tán, tìm niềm vui khác. Đàn ông với tôi giống như cuốn sách, đọc đến trang 17 mà cuốn hút thì mình đọc tiếp, còn không, mình đọc cuốn khác" - Tâm chia sẻ.
Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Bạn bè cô, có người con đã vào cấp III, riêng Tâm vẫn thấy để chấm dứt cuộc sống tự do, đủ đầy của mình cô còn xem xét và cân nhắc thật kỹ, đưa ra cán cân nhiều tiêu chí. Cô có công việc ổn định, thu nhập tốt, có bạn trai tốt, có mẹ là hậu phương vững chắc...
Mục tiêu những năm tới của cô là con số bao nhiêu đất nước cô sẽ đặt chân đến cũng như số dư trong tài khoản cá nhân. Tâm nói rõ với mẹ, cô không xác định sẽ sống độc thân nhưng cũng không xác định năm bao nhiêu tuổi sẽ phải lấy chồng, chỉ là cô cần một mối quan hệ đủ chín muồi, cần thực hiện nhiều mục tiêu mà có thể khi kết hôn vì những ràng buộc sẽ không thực hiện được.
Mẹ Tâm thấy con gái hạnh phúc theo cách riêng, cũng thôi không thúc giục cô nữa.
Nhận nuôi em học Đại học, sau 2 năm tôi xấu hổ khi biết mỗi tháng vợ bắt em nộp 2 triệu tiền sinh hoạt Vợ tôi cầm tiền không nói gì, mặt chẳng dễ chịu chút nào. Khó hiểu trước hành động của 2 chị em, tôi gọi vợ vào phòng nói chuyện và hỏi cho ra nhẽ. Lớn lên trong gia đình khó khăn, bố thì bị bệnh hiểm nghèo, mẹ vất vả một mình lo việc đồng áng nuôi 2 anh em tôi nên tôi...