Đi ăn phiên bản xôi nấm vỉa hè
Các bạn đã quen với món xôi nấm nổi tiếng ở phố Lò Đúc, vậy món xôi nấm vỉa hè ở một khu phố xa xôi thì sẽ ra sao nhỉ? Liệu có kém cạnh xôi “trên phố” không?
Hẳn đối với những bạn trẻ sành ăn, xôi nấm Lò Đúc đã trở thành một món ăn quen thuộc vừa ngon vừa đôi chút “sang chảnh”. Không biết sẽ ra sao nếu bạn được thưởng thức món xôi đặc sản phố này trên vỉa hè những con phố lớn sầm uất. Xem xem một món ăn từng được phục vụ trong nhà hàng sẽ ra sao khi được biến tấu thành phiên bản món ăn đường phố sẽ thế nào?
Hàng xôi nấm hè phố mà chúng tôi muốn giới thiệu hôm nay nằm ở khu chợ ẩm thực chiều trường mầm non Ánh Sao – khu Nghĩa Tân – Cầu Giấy Hà Nội. Cả khu chuyên bán những món ăn vặt quen thuộc với các bé như cháo trai, cháo sườn, bánh giò, bánh đúc nóng…nên việc xuất hiện một hàng bán xôi nấm như thế này là rất dễ thấy và dễ tìm khi bạn ghé qua đây.
Nói là hàng cho vui nhưng thực chất chỉ có mấy chiếc ghế con con kê quanh một cái bàn be bé và mấy chõ xôi to nhỏ. Khi được yêu cầu 1 bát xôi nấm, cô chủ quán sẽ nhanh tay xới xôi từ trong chõ nóng hổi rồi rắc ruốc nấm, gắp thịt kho, trứng cút khi và rưới nước thịt lên cho bạn. Ở đây, xôi nấm tức là xôi nấu với nấm. Gạo nếp vo sạch được trộn lẫn cùng nấm sò đã được cắt khúc nhỏ xong đâu đấy cho vào chõ đồ lên dẻo thơm. Chính vì được nấu như vậy nên miếng xôi ở đây ăn đượm mùi nấm, hạt xôi dẻo quyện cùng vị ngọt thanh của miếng nấm sò được hấp lên.
Video đang HOT
Xôi nấm ăn cùng ruốc nấm được làm từ chân nấm hương cắt ra. Tuy nhiên theo chúng mình thấy thì ruốc nấm ở đây không thực sự đặc sắc, mùi thơm không dậy và hơi ít so với bát xôi. Xôi nấm được ăn kèm trứng cút và thịt kho. Cả 2 món đều được kho chung nồi tẩm ướp vừa tay nên ăn khá vừa miệng và đều cơm với xôi nấm đấy các bạn ạ. Nếu thấy nhạt các bạn có thể xin cô chủ rưới thêm nước thịt bùi bùi ngọt ngọt lên trên.
Một suất xôi nấm đầy đủ thế này có giá 20k/ bát. Theo chúng tớ thấy thì xôi nấm phiên bản vỉa hè không thực sự quá đặc sắc và vượt trội. Đây cũng giống như một món ăn vặt cần thử qua mà thôi. Quán mở từ chiều đến 7h, 8h tối là đóng cửa rồi các bạn nhé.
Theo Kenh14
Trong trẻo như bánh quai vạc
Bánh quai vạc trong suốt hấp dẫn, nhìn thấy rõ cả nhân tôm biển trong bánh.
Má tôi là người phụ nữ khéo tay. Dù chỉ là món trứng luộc, rau luộc đơn giản nhưng dưới bàn tay khéo léo của má, nó vẫn ngon vô cùng.
Chị Hai tôi may mắn thừa hưởng tài nội trợ giỏi giang của má. Bởi vậy mà từ nhỏ, thi thoảng đi đám tiệc ở đâu về, là chị tôi lại "thể nghiệm" ngay những món ăn đó trong bữa cơm gia đình. Mà món nào cũng lạ, cũng ngon. Trong muôn vàn món ngon mà chị làm, tôi thích nhất là bánh quai vạc. Nhà tôi có tiệm tạp hóa nên trong nhà lúc nào cũng sẵn bột lọc, có lẽ vì thế mà khi tôi vòi vĩnh "thèm bánh quai vạc" là chị Hai làm liền. Còn tôi, ngoài "thèm bánh" tôi còn thích cùng chị vọc tay vào thau bột, nhồi tới nhồi lui cho dẻo rồi ngắt một cục bột nhỏ xíu ra vo vo, nặn nặn...
Trong muôn vàn món ngon mà chị làm, tôi thích nhất là bánh quai vạc.
Chị thương tôi nhưng cũng rất nghiêm. Mỗi lần thấy cái tay nhỏ xíu của tôi thò vào thau bột, là chị lấy đũa khẻ ngay. Chị bảo, bánh quai vạc làm thì dễ nhưng để bánh ngon thì không dễ chút nào. Khó nhất là khâu nhồi bột, nếu nhồi bột không kỹ, bánh sẽ bị sượng mất ngon. Rồi chị vừa làm vừa hướng dẫn: trước khi nhồi bột, cần đun một ấm nước sôi. Sau đó tùy lượng bột mà đong nước cho vào, cứ một chén nước sôi sẽ trộn vào hai chén bột. Nhưng nhớ cho thêm một muỗng dầu ăn để bột đỡ bết, rồi nhồi liên tục cho đến khi bột dẻo mịn, không dính tay được. Sau đó lấy từng miếng bột nhỏ, nặn dẹp, rồi cho nhân vào giữa, gấp lại và bấm nhẹ quanh mép bánh. Nhân bánh có thể là một vài con tôm biển, một vài lát thịt ba chỉ xắt sợi được xào với mỡ hành và gia vị. Sau khi nặn bánh xong, đun một nồi nước sôi, thả từng chiếc bánh vào. Đợi bánh nổi lên là vớt ra cho vào một thau nước sôi để nguội. Xếp từng chiếc bánh vào đĩa, phết mỡ hành lên để bánh không bị bết dính vào nhau. Nước chấm dùng ăn bánh, tôi để ý thấy chị làm rất lạ. Chị hòa chung đường với nước mắm, khuấy đều rồi bắc lên bếp đun hơi sánh là nhấc xuống, sau đó cho nước cốt chanh, tỏi băm nhuyễn và ớt xắt vào trộn đều.
Nhân bánh có thể là một vài con tôm biển, một vài lát thịt ba chỉ xắt sợi được xào với mỡ hành và gia vị.
Có lần cắc cớ tôi hỏi, sao gọi là bánh quai vạc? Chị chỉ cười và bảo, có lẽ vì cái bánh giống quai của cái vạc. Tôi nhìn tay chị nhồi bột rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ xinh, nhìn những ngón tay thon khéo léo cho nhân vào giữa miếng bột tròn rồi gấp gọn hai đầu và bấm nhẹ vào cạnh bánh... tạo hình cái quai và tin ngay lời chị nói.
Lớn lên đi học xa, mỗi lần "ghiền" bánh quai vạc là tôi lại rủ đám bạn cùng phòng đi ăn. Những chiếc bánh cũng có hình quai vạc mà người ta gọi là bánh bột lọc, bánh xếp... có cái gói trong lá chuối, có loại hấp trần, có cái được chiên giòn trông rất bắt mắt. Mấy đứa bạn tấm tắc khen ngon, còn tôi thì vẫn có cảm giác như không ngon bằng món bánh chị Hai làm ngày xưa. Nhất là từ ngày chị đột ngột qua đời do tai nạn, thì cái hương vị của bánh quai vạc cứ mặn đắng ở đầu môi.
Theo Phunuonline
Đặc biệt như mắm ruột miền Trung Mắm ruột rất đặc biệt với nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển. Từ nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển, người dân vùng duyên hải miền Trung đã chế biến ra một loại mắm ruột rất đặc biệt. Tuy không phổ biến như những loại mắm ở miền Tây Nam bộ, nhưng mắm ruột vẫn khiến...