Đi An Giang bạn đã thưởng thức hết những đặc sản này chưa?
“Bắt con cá lóc nướng trui/Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa” – Có về miền Tây thì bạn mới thấu hết cái nghĩa tình cũng như sự hào sảng, phóng khoáng của con người nơi đây.
Nếu đi An Giang vào mùa này, bạn sẽ được những người dân thật thà, chất phác đãi những món ăn ngon tuyệt cú mèo.
Bông điên điển – Một trong những loài hoa dùng để chế biến món ăn cực kì thơm ngon ở miền Tây
Cá lóc nướng trui
Là một món ăn đặc sản của An Giang nói riêng và vùng Tây Nam Bộ nói chung, cá lóc nướng trui giữ nguyên được hương vị tươi ngon của cá lại đem đến một cách thưởng thức mới lạ cho nhiều du khách. Cá lóc phải lựa chọn loại cá đồng, còn tươi nguyên, sau đó đem rửa sạch bùn nhớt. Điểm đặc biệt là cá không cần đánh vảy hay làm ruột, chỉ cần lấy một cây tre, xuyên dọc theo mình cá, rồi cắm xuống đất, phủ rơm khô và châm lửa nướng cá.
Cá chín “đạt chuẩn” là vảy cá cháy đều nhưng không khét vào bên trong thịt. Cá khi chín thịt trắng và thơm nức lòng. Ăn kèm với bánh tráng, bún, các loại rau thơm,… chấm chung với mắm chua ngọt hoặc mắm nêm chua ngọt thì không món nào lai rai ngon bằng.
Cá lóc nướng trui ăn kèm với bánh tránh cuốn rau chấm mắm chua ngọt là tuyệt cú mèo
Thịt cá bên trong trắng và thơm
Bún cá Châu Đốc
Vốn là vùng sông nước nên không khó để tìm một tô bún cá ngon ở đây. Bún cá Châu Đốc nổi tiếng nhờ giữ được vị ngọt thanh, ăn hoài không ngán. Nước lèo được ninh từ xương heo, nêm mắm cá linh, mắm ruốc tạo hương vị độc đáo và đậm đà.
Phần cá cũng được làm công phu. Lựa cá lóc còn tươi ngon, đem sơ chế sạch sẽ rồi luộc chín. Sau đó, xào sơ với chút nghệ cho vàng tươi giúp giảm mùi tanh và bắt mắt, nêm thêm chút gia vị nữa là vừa ngon. Một tô bún chỉ đơn giản là những sợi bún tươi ngon mềm, thêm vài lát cá lóc, chút hành phi rồi rưới nước dùng lên, ăn kèm với các loại rau thơm thì ngon tuyệt!
Video đang HOT
Tô bún cá đơn giản nhưng đầy hấp dẫn
Một tô bún cá nóng hổi và thơm ngon vào buổi sáng sẽ là ý kiến không tồi đâu!
Tung lò mò
Món ăn có cái tên thú vị này thực ra là lạp xưởng bò – món ăn truyền thống của người Chăm. Vì theo đạo Hồi không ăn thịt heo nên người Chăm nghĩ ra món ăn thú vị này. Nguyên liệu để làm món tung lò mò là ruột bò, thịt bò, mỡ bò cùng các gia vị dậy mùi thơm như tiêu, tỏi,… Cách sử dụng món này cũng giống lạp xưởng thịt heo, có thể chiên hoặc nướng để ăn cơm hoặc nhậu đều ngon.
Những viên tung lò mò ngon và bắt mắt
Ăn với cơm hay làm món nhậu đều ngon
Đây đích thị là món ăn nổi tiếng của miền Tây nói chung và của Châu Đốc, An Giang nói riêng. Lẩu mắm phải được nấu từ xương heo cùng với nguyên liệu quan trọng là mắm cá linh hoặc mắm cá sặc mới dậy được cái mùi đặc trưng và “gây nghiện” của nó. Cho chung vào nồi nước lẩu và ít nấm, cà tím để tăng hương vị thơm ngon. Ăn chung với lẩu là các món quen thuộc như thịt ba rọi, cá basa, thịt bò, mực, tôm,… Người ta ăn lẩu mắm cũng không thể thiếu được các loại rau đặc trưng của miền sông nước là bông so đũa, điên điển, tai tượng,… Chắc chắn nếu đã ăn lẩu mắm một lần thì cái hương vị đậm đà của mắm quyện cùng vị ngọt của cá và rau củ sẽ khiến bạn khó quên.
Mắm cá linh đặc sản của vùng Châu Đốc
Nồi lẩu mắm hấp dẫn bất kì vị khách nào yêu thích sự đậm đà của mắm
Canh chua cá linh bông điên điển
Canh chua cá linh bông điên điển trở thành món ăn linh hồn trong các bữa ăn của người dân xứ sông nước. Với vị ngọt thanh và beo béo của cá linh tạo nên hương vị tuyệt ngon. Cách nấu cũng khá đơn giản và không khác với cách nấu các món canh chua thông thường. Cá linh được làm sạch, cho vào nồi nước me, đợi cá sôi chín thêm một lúc thì cho các nguyên liệu khác vào như cà chua, thơm, giá, bông điên điền, rau thơm rồi nêm gia vị và bắc xuống là xong. Trời mùa hè nóng nực mà thưởng thức một tô canh chua cá linh là đúng điệu!
Nồi canh chua đầy hấp dẫn
Ăn nóng với cơm rất ngon và ngọt
Chuột đồng nướng muối ớt
Nghe thịt chuột nhiều người có thể rùng mình nhưng đây lại là món ăn đặc sản và cực kỳ ngon của miền Tây. Chuột đồng ăn thóc lúa nên thịt rất chắc. Thịt chuột làm sạch đem ướp muối, sả ớt cùng vài gia vị khác để dậy mùi trong khoảng 30 phút. Sau đó đem thịt nướng trên bếp than hồng. Thịt chín có màu vàng óng nhìn rất ngon mắt và hương vị thì vô cùng kích thích vị giác. Thịt nướng lên chấm với muối tiêu chan, uống cùng với bia hay vài ly rượu đế thì lai rai cả buổi cũng không chán.
Thịt nướng lên nhìn rất kích thích bị giác
Ngồi lai rai buổi chiều cùng bạn bè là tuyệt nhất
Bốn đặc sản nổi tiếng vùng đất mũi Cà Mau
Mảnh đất cực Nam của Tổ quốc là nơi hội ngộ của những đặc sản ngon và độc đáo.
1. Ba khía Rạch Gốc
Cửa biển Rạch Gốc thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau lừng danh với món ba khía. Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ khoảng 5 đến 7 ngày. Ba khía muối cho vừa ăn, bẻ càng ra rồi trộn chung với tỏi, ớt băm nhỏ. Sau đó, vắt thêm chanh vào tạo vị chua và tăng độ bùi.
Đặc biệt, mai của ba khía ăn cùng cơm nóng, trộn đều với gạch son rất ngon. Ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Vị mặn, ngọn, chua, cay hòa với mùi thơm của tỏi và thịt của ba khía chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách ghé thăm Cà Mau.
2. Cá lóc nướng trui
Ở Cà Mau có một món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều du khách ưa chuộng đó là món cá lóc nướng trui. Cá lóc khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi, rồi nướng bằng rơm khô.
Cá sau khi chín, được tách thịt và trải lên lá chuối, chấm kèm theo nước mắm tỏi ớt, muối ớt, hoặc các loại mắm nêm sẽ tạo nên hương vị thơm ngon, đặc biệt.
3. Dưa bồn bồn
Dưa bồn bồn cũng là một trong những đặc sản của vùng đất Mũi. Dưa bồn bồn được chế biến từ cây bồn bồn mọc hoang ở những vùng đất thấp, ngập mặn của tỉnh Cà Mau.
Bồn bồn sau đó được bóc vỏ, chừa lại phần củ hủ và thân non, ngâm nước cơm vo với ít muối, sau 1 tuần là ăn được. Dưa bồn bồn phải ăn cùng cá kho tộ hay thịt heo kho tàu thì mới tăng thêm độ chua, độ ngon. Ngoài ra, cây bồn bồn cũng chế biến được rất nhiều món ăn khác như gỏi bồn bồn tai lợn, bồn bồn xào sả ớt...
4. Lẩu mắm U Minh
Lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của vùng Đất Mũi. Nguyên liệu làm nên lẩu mắm là cá sặc bướm, một loại cá sinh sống tại vùng rừng ngập mặn U Minh. Cá sặc bướm sau khi làm sạch vảy, ruột sẽ được đem phơi và chế biến thành mắm.
Lẩu mắm muốn ngon phải dùng kèm với rau sống. Để dậy mùi, người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu để nổi lẩu thơm và lôi cuốn hơn. Lẩu mắm vinh dự là 1 trong 50 món ăn đặc sản lừng danh do chương trình "hành trình tìm kiếm đặc sản Việt Nam lần thứ nhất năm 2012" bầu chọn.
Theo Internet
Đổi vị với những món ăn miền Tây được yêu thích tại TP.HCM Nếu muốn khám phá ẩm thực miền Tây ngay tại TP.HCM, những gợi ý dưới đây sẽ thỏa mãn tâm hồn ăn uống của bạn. Lẩu mắm là món ăn dân dã mang hương vị đặc trưng của miền Tây. Một phần lẩu gồm đa dạng các loại cá, tôm, mực, heo quay... ăn kèm 16 loại rau xanh khác nhau. Đặc biệt,...