Đi ăn cơm sườn chéo ở Phú Nhuận
Quán cơm tấm này nằm ngay gần ngã tư Trần Huy Liệu – Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), thu hút thực khách bởi “hệ thống” nướng sườn độc đáo ngay trước cửa quán.
“Hệ thống” nướng sườn đặt trước cửa quán nghi ngút khói từ sáng đến chiều
Gọi là “hệ thống” bởi tất cả đã được tự động hóa, chủ quán chỉ việc ướp sườn, xiên vào que sắt rồi cho lên bệ nướng. Các que sắt sẽ tự quay đều để miếng sườn được chín kỹ, thấm đều từ trong ra ngoài mà hoàn toàn không bị dai. Công đoạn còn lại là dùng kéo cắt đi những phần bị khét rồi dọn lên một mâm riêng. Khách đến quán lúc nào cũng sẽ được phục vụ mẻ sườn nướng gần nhất, hoặc đôi khi phải chờ vì quán muốn đảm bảo miếng sườn lúc dọn ra phải nóng và thơm nhất.
Tôi cũng hơi thắc mắc khi quán để tên là “ sườn chéo”. Theo lời chủ quán, để món sườn nướng ở đây khác biệt so với các quán khác thì loại sườn chủ đạo là sườn non – do loại sườn này nằm chéo nhau nên gọi là “sườn chéo” luôn.
Sườn non ở đây không được cắt nhỏ như thường thấy trong các món quen thuộc như sườn non kho tộ, kho tiêu, xào chua ngọt hay nướng như ở quán cơm tấm Nguyễn Du, mà lại được để nguyên miếng khá to. Cái khác biệt của sườn non nướng nguyên miếng so với kiểu sườn nướng cốt lết (như thường thấy ở các quán cơm tấm khác ở Sài Gòn) có lẽ nằm ở chỗ tỉ lệ giữa phần thịt và mỡ hầu như ngang nhau, thực khách vừa cảm nhận được vị đậm đà của phần thịt nạc được ướp rất vừa miệng, cũng như vị béo ngậy của phần mỡ nóng. Tuy vậy nhưng hoàn toàn không tạo cảm giác ngán mà ngược lại còn khiến thực khách phải ăn đến miếng cuối cùng, thậm chí dùng tay “dọn” sạch sẽ cả miếng sườn mới đã.
Phần cơm sườn chéo hiếm thấy ở Sài Gòn
Video đang HOT
Cơm bì chả cũng khá vừa miệng, nước mắm được nêm vừa đủ để khi kết hợp không
làm mất đi vị thơm đặc trưng của sườn
Cũng tương tự như quán cơm sườn nướng Nguyễn Văn Cừ, tôi hầu như bị ấn tượng bởi món sườn chéo này mà quên mất những món đặc trưng của cơm tấm như bì và chả. Những món này cũng tương đối vừa miệng, có lẽ như ý đồ của quán muốn “tôn” món sườn chéo như một sản phẩm chủ đạo vậy. Nước mắm cũng được nêm vừa đủ để khi kết hợp không làm mất đi vị thơm đặc trưng của sườn.
Giữa vô vàn những quán cơm tấm ở Sài Gòn, có lẽ đây là một trong những quán “khác biệt hóa” sản phẩm của mình nhất. Từ hình thái hấp dẫn của miếng sườn khi dọn ra cho đến cái bệ nướng tự động đặt trước cửa lúc lúc nào cũng nghi ngút khói… tất cả đã tạo nên một bản sắc riêng biệt và độc đáo của cơm tấm Sài Gòn, cũng là một bài học thú vị về “marketing” cho những ai đã trót đam mê ngành kinh doanh này.
Theo ihay
Cơm tấm, bún bò Huế món hè phố hấp dẫn
Đĩa cơm nóng hổi nấu từ những hạt tấm ăn với bì lợn, sườn nướng, trứng ốp la, mấy lát dưa leo, vài lát ớt và nước mắm chua ngọt - cơm tấm Việt được trang CNNgiới thiệu là món ăn hè phố hút khách.
Trước đây cơm tấm được mệnh danh là món ăn của "con nhà nghèo", bởi nó được chế biến từ những hạt gạo vỡ vụn có giá rẻ bèo mà người ta chỉ ăn khi túng quẫn. Nguồn gốc khiêm tốn là vậy, song hiện nay cơm tấm thực sự trở thành món ăn được ưa chuộng rộng rãi ở Việt Nam.
Dĩa cơm tấm với sườn nướng, trứng ốp la, bì lợn... bắt mắt. Ảnh: CNNGo.
Trang CNNGo miêu tả một dĩa cơm tấm thường được xếp ra với ít bì lợn để một bên, một quả trứng ốp la và miếng sườn lợn nướng đặt lên trên. Món này dùng với nước mắm pha chua ngọt.
Trang báo cũng giới thiệu một món ăn bình dân khác ở Việt Nam được bạn bè nước ngoài yêu thích là bún bò Huế. Bún bò Huế được ví là "người anh em của phở". Một tô bún bò đậm đà mùi thơm của xả, vị cay của ớt, vị béo của thịt, chả, dầu ăn và huyết lợn. Tất cả hòa quyện trong hỗn hợp nước súp có màu đỏ au.
Bún bò Huế. Ảnh: CNNGo.
Bánh cuốn cũng được xếp trong danh sách những món ăn bình dân ngon và hút khách. Đó là loại bánh được làm từ bột gạo, bên trong có nhân là thịt bằm, nấm tai mèo và một ít tiêu, ớt. Hương vị của món ăn này là sự hòa quyện giữa sự tươi mát của dưa chuột, rau sống cái béo của bánh tôm chiên, đậu hũ mùi thơm, vị ngọt của hành phi và nước mắm pha chua ngọt.
Bánh cuốn, món ăn điểm tâm được ưa chuộng ở Việt Nam. Ảnh: CNNGo.
Hai món ăn đường phố quen thuộc ở Việt Nam là "gỏi gà đi bộ" và trứng vịt lộn cũng xuất hiện trên CNN, góp phần làm nên vẻ phong phú trong văn hóa ẩm thực của đất nước hình chữ S.
Theo VNE
[Chế biến] - Bồ câu quay xốt dầu giấm Cuối tuần vào bếp làm món này để cả nhà thưởng thức nhé! Nguyên liệu (một phần ăn): Một con bồ câu khoảng 500g, 10g hành tây, tỏi, 50ml xốt giấm balsamic, 500ml dầu ăn, muối tiêu vừa ăn, chút xà lách xoong để trang trí. Cách làm: Bồ câu làm sạch, cắt miếng lớn để ráo nước, hành tây và tỏi băm...