Đi ăn bánh mì chảo ở cửa hàng nổi tiếng Hà Nội, cô nàng nhận được 2 suất sơ sài, lõng bõng như “ma vầy”
Đang lúc đói mà gặp đúng quả bánh mì chảo như “ma vầy” kiểu này thì đúng là tức nghẹn đến no luôn thì thôi chứ ăn uống gì nữa.
Những tín đồ mê ăn uống chắc hẳn không còn xa lạ với những suất bánh mì chảo thơm nức mũi một thời từng làm mưa làm gió trên bản đồ ăn khắp nơi từ Hà Nội cho đến Sài Gòn.
Bánh mì chảo dù được làm với bất kì công thức nào cũng luôn được xem là món khoái khẩu của các bạn trẻ, đặc biệt khi cơn đói bụng ập đến bất thình lình.
Thay vì vào bếp lách cách, mất thời gian mà khó lòng chế biến được món bánh mì chảo đặc trưng như ngoài hàng, nhiều người lựa chọn việc ra hàng ăn cho nhanh.
Thế nhưng cũng xuất phát từ nhu cầu này mà nhiều “thượng đế” cũng lắm khi gặp phải cảnh tréo ngoe như món ăn không ngon, chế biến không hợp vệ sinh thậm chí nhìn đến ám ảnh như trường hợp của cô gái dưới đây.
Đăng tải trong một hội nhóm dành cho các bạn trẻ chuyên review đồ ăn ngon, cô nàng đăng tải bài viết cùng bức ảnh ghi lại 2 suất bánh mì chảo do chính bản thân mình trải nghiệm, mà theo cô nàng thì “hết sức thất vọng” và tự hứa với lòng mình “không bao giờ quay lại nữa”.
Nguyên văn bài review, cô gái viết: “ Đây là 2 suất bánh mì chảo mình nhận được tối nay khi ăn ở một quán ở Đặng Văn Ngữ (xin lỗi mình không nhớ chính xác số) và trải nghiệm thì không mấy vui vẻ gì.
Bài viết đăng tải sau vài giờ đã nhận được rất nhiều bình luận, nhận xét của cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Mình vào quán thì có một bạn ra order bình thường. Sau khoảng 5 – 7 phút, có một bạn ra order tiếp thì mới vỡ lẽ là bạn trước đó quên in phiếu. Phiếu mình được in lại và dĩ nhiên đồ sẽ sau một số bạn vào sau mình. Ok, không sao cả. Quán đông, nhân viên có thể sai sót.
Chờ thêm 10 phút, mình chưa được phục vụ gì ngoài 2 cốc trà đá. Hỏi nhân viên thì nhận được thông tin quán đang hết bánh mỳ, đã có bạn đi mua rồi. Ok, không sao tiếp. Có đồ ăn là được.
Chờ thêm 10 phút nữa, thì mình nhận được 2 suất như hình. Mình gọi 1 chảo thường và 1 chảo đầy đủ không pa-tê và nhìn 2 cái chảo thì thấy buồn như đang thất tình mà gặp trời mưa.
Bạn nhân viên có báo do hết thịt nên thay thịt bằng khoai tây, các bạn thấy có buồn cười không? Nếu hết thịt thì nên báo với khách để mình đề nghị thay bằng thứ khác hoặc không được thì giảm tiền hoặc làm thế nào đó, chứ sao lại có cái kiểu tiền trảm hậu tấu thế này nhỉ?
Về giá trị thì mình không biết là thịt và khoai tây có bằng giá hay không, nhưng mình là người thích ăn thịt hơn tinh bột, ok? Và mình cũng hiểu sao 1 suất có 2 phần khoai, còn 1 suất thì không. Miếng pa-tê của mình vừa cháy vừa nát 1 cách buồn thảm và 2 quả trứng ốp thì có hình dạng đến kỳ cục.
Mình đã từng ăn quán này vài lần trước đó rồi, thấy đồ ăn ổn, giá sinh viên, nhưng lần này thì hết sức thất vọng. Dĩ nhiên không bao giờ quay lại nữa, chẳng thiếu gì quán bánh mỳ chảo ở đất Hà Nội này.
À, tổng thiệt hại là 64k nhé“.
2 suất bánh mì lõng bõng nước khiến người xem thấy hết hồn.
Đính kèm bài viết của cô gái là hình ảnh 2 suất bánh mì chảo nhìn ám ảnh đến thảm hại, từ màu sắc nước sốt đến thức ăn. Khẩu phần thì lèo tèo bởi thịt đã được thay bằng… khoai tây và chẳng có lấy một vài cọng rau thơm cho đẹp mắt.
Chưa biết khẩu vị ra sao, nhưng thoạt nhìn cách bày biện của 2 suất bánh mì chảo trên dân mạng chỉ còn nhìn nhau mà lắc đầu ngao ngán vì quá tệ. Thậm chí nhiều bạn còn đùa rằng, nhìn chẳng khác nào suất bánh mì chảo bị… ma vầy.
Thành viên Nguyễn Huân thốt lên: “ Quá dã man! Nhìn đến kinh, chưa biết ăn ra sao nhưng nhìn không nuốt nổi”.
Đồng quan điểm, tài khoản Hammy Hip tiếp lời: ‘ ‘Bê ra vậy mà bạn vẫn ăn được, là mình mình đứng dậy về không trả tiền luôn ý”.
Bạn Phương Anh thì bức xúc: “Mình kiểu dạng ưa hình thức, ở nhà nấu ăn cũng tự bày biện cho đẹp mắt nhìn mới ngon miệng. Phục vụ ở quán ăn mà nhìn 2 suất chán hẳn, nói bạn đừng chửi chứ nhìn như bữa của con Milu nhà mình ở quê ý. Nhìn lõng bõng nước, trứng ốp cũng mất hình mất dạng, nhìn sợ luôn chứ nói gì thưởng thức”.
Hoàng Oanh – người từng có dịp “trải nghiệm” ở quán này kể lại: ‘ ‘Mình ăn quán này rồi. Nước sốt thì ngọt lợ, xúc xích thì bột bột, pa-tê bình thường không có gì đặc sắc. Nói chung hôm ý đói phi bừa vào mà ăn giật hết cả mình”.
Nick Vân Phan cũng đồng tình, kể lại: “ Haizzz, quán này còn thu tiền bố láo cơ. Cách đây 3 – 4 năm trước, thu quá của mình 3 lần liền là 50 – 50 – 100 nghìn. Mình toàn đi đông tầm 5 – 7 người ấy, từ đó mình cạch luôn rồi”.
“ Lần trước mình đi ăn ở đây quán cũng báo hết thịt và đề nghị thay bằng khoai tây, trong khi lúc đó là 5 giờ chiều”, Ngô Đạt kể lại trường hợp của mình.
Bên cạnh đó, nhiều bạn đã tranh thủ review lại cho cô gái những quán mì chào thơm ngon mà giá tiền rất phải chăng để cô gái này lựa chọn nếu có dịp trải nghiệm món ăn này lần sau.
Qua trải nghiệm này của cô gái lại càng thấy rõ một điều rằng, đôi khi mất tiền, muốn làm “thượng đế” cũng chẳng phải điều dễ dàng. Thậm chí mất tiền, đói bụng mà vẫn phải mang ấm ức vào người.
Theo Trí thức trẻ
7 sai lầm "chí mạng" mà nhân viên mới thường mắc phải dễ làm mất lòng đồng nghiệp
Khi mới làm việc ở một môi trường mới, chúng ta thường mắc sai lầm mà không nhận ra. Dưới đây là những sai lầm phổ biến bạn cần tránh để có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
Khi mới làm việc ở một môi trường mới, chúng ta thường mắc sai lầm mà không nhận ra. Dưới đây là những sai lầm phổ biến bạn cần tránh để có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
Nếu bạn tin rằng mối quan hệ với đồng nghiệp không phải phần quan trọng nhất trong sự nghiệp thì bạn đã lầm.
Nghiên cứu chỉ ra nếu bạn có quan hệ thân thiện với đồng nghiệp thì năng suất lao động sẽ tăng đáng kể.
Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận những sai lầm thường mắc trong giao tiếp với đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người.
Sai lầm 1: Bạn không nhớ tên đồng nghiệp
Chuyên gia khuyên bạn nên gọi tên đồng nghiệp ngay khi bạn vừa gặp họ, như vậy bạn sẽ nhớ tên người đó hơn và cũng thể hiện sự tôn trọng với người ta.
Sai lầm 2: Bạn không mang đồ ăn ngon chia sẻ với mọi người
Nếu muốn làm điều gì đó cho đồng nghiệp và được yêu quý, hãy nhớ mang đồ ăn đến nơi làm việc.
Bạn không nhất thiết phải dành cả ngày trong bếp nấu nướng, bạn có thể chỉ cần mua chút bánh quy và chia sẻ với mọi người thôi.
Nếu điều này trở thành văn hóa của cả nhóm thì bạn sẽ chẳng bao giờ sợ đói ở nơi làm việc.
Sai lầm 3: Bạn sợ "kết bạn" với đồng nghiệp trên Facebook
Nếu muốn hiểu thêm về công ty bạn đang làm việc và làm bạn với các đồng nghiệp, thì bạn cần hiểu thêm về sở thích và những thành tựu họ đạt được.
Điều này giúp bạn có chủ đề để nói chuyện với họ và biết điều gì mình không nên nói.
Điều quan trọng nhất là đừng lan truyền những thông tin bạn biết từ người khác đi khắp nơi và trở thành người nhiều chuyện nhé.
Sai lầm 4: Bạn cố gắng giao lưu quá nhiều
Nếu mọi người đều yêu quý bạn thì rất tốt, nhưng chỉ nên ở mức độ vừa phải thôi nhé. Tỏ ra thân thiết quá đà có thể gây phản tác dụng. Hãy tìm hiểu kỹ hơn những đồng nghiệp của bạn để giao tiếp với mỗi người theo những cách khác nhau, vì có người thích "chém gió", có người lại ít nói.
Đừng cố gắng làm bạn quá nhanh. Đừng chia sẻ những thông tin quá riêng tư, vì những cuộc đối thoại như vậy có thể không phù hợp ở nơi làm việc.
Sai lầm 5: Bạn không dành lời khen cho đồng nghiệp
Nếu bạn chú ý điểm mạnh và tài lẻ của đồng nghiệp và dành tặng họ lời khen ngợi chân thành, họ sẽ nhận thấy bạn là người tốt bụng, cởi mở. Quan trọng nhất là phải trung thực và khiêm tốn.
Hãy tránh những lời khuyên có thể gây hiểu lầm nhé. Ví dụ khen bản báo cáo của đồng nghiệp và khen đôi mắt của họ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Sai lầm 6: Bạn không trung lập
Nếu thấy ở công ty có sự chia rẽ thành nhiều nhóm riêng biệt, đừng chọn hẳn một bên. Hãy giữ vị trí trung lập, nếu không thì những mối quan hệ tốt của bạn với cả một nhóm nào đó sẽ bị ảnh hưởng.
Hãy lịch sự và tốt bụng với tất cả mọi người dù địa vị xã hội của họ là gì. Hãy tránh xa những lời tiêu cực về người khác. Vị trí trung lập này sẽ giúp bạn luôn luôn trong trạng thái tích cực và có năng suất làm việc cao.
Sai lầm 7: Bạn không để ý đến ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể (body language) là một phần quan trọng trong bất kỳ giao tiếp nào. Chúng ta có thể gửi những thông điệp với đồng nghiệp một cách vô thức, khiến họ không muốn nói chuyện hòa nhã thân thiện với chúng ta nữa.
Ví dụ vẻ mặt lúc nào cũng buồn rầu, dùng tay hay đồ vật chỉ vào người khác khi đang nói, lên giọng,... tất cả những điều đó sẽ khiến bạn mất lòng đồng nghiệp.
Nếu muốn gây ấn tượng tốt với người mà bạn đang nói chuyện:
- Nhìn vào mắt người bạn đang nói chuyện
- Xoay người về phía người đó khi đang nói chuyện
- Cười lịch sự nếu có thể
- Không chỉ tay hay đồ vật vào người khác
- Không che miệng khi nói chuyện
Những lời khuyên đơn giản này sẽ giúp bạn trở thành người được yêu quý.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ:
Theo noichungla
Dạo quanh chợ Nghĩa Tân có đủ món ăn ngon - bổ - rẻ không quá 50 nghìn đồng Chợ Nghĩa Tân luôn là điểm đến hấp dẫn của những tín đồ ăn uống bởi món ăn vô cùng đa dạng, giá cả rẻ bất ngờ. Có những món ăn đã trở thành thương hiệu riêng của khu chợ này. 1. Bánh mì chảo Bánh Mì Chảo Cột Điện Quán khu Tập Thể Nghĩa Tân gần trường cấp 2 Nghĩa Tân khá...